Tác hại của ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Tham vấn bác sĩ

Thực trạng ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Không chỉ riêng hậu quả để lại rất nghiêm trọng mà tác hại của ô nhiễm không khí còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mỗi người. Chính vì vậy, chúng ta cần biết cách bảo vệ sức khỏe khi sống trong môi trường bị ô nhiễm.

1. Điều cần biết về thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay

1.1. Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí do các tác nhân hóa học, sinh học và vật lý làm thay đổi đặc tính tự nhiên của không khí, làm cho bầu không khí của con người bị ô nhiễm. Một số chất gây ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe như:

– Bụi mịn (PM).

– Ozone (O3).

– Nitơ dioxide (NO2).

– Sulfur dioxide (SO2).

1.2. Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm không khí

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng ô nhiễm không khí từ rất nhiều nguồn khác nhau, nhưng về cơ bản có hai nguyên nhân chính đó là:

Từ tự nhiên

– Do ô nhiễm từ bụi, gió: Gió là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm không khí, khi đó bụi, chất độc sẽ bị gió đẩy đi. Điều này đã vô tình làm lan truyền ô nhiễm không khí và ảnh hưởng trực tiếp tới sinh vật, thực vật và con người.

– Bão và lốc xoáy: Trong mỗi trận bão sẽ chứa lượng lớn khí Nitơ làm ô nhiễm môi trường cực nặng.

– Thời điểm giao mùa: Vào khoảng tháng 10 – 11 lúc giao mùa thường kèm theo sương mù, khiến cho các bụi mịn không được giải phóng và giữ lại trong sương, từ đó làm bầu không khí bị bao phủ bởi bụi mịn, làm giảm tầm nhìn và ảnh hưởng tới sức khỏe.

– Cháy rừng: Những vụ cháy rừng sẽ tạo ra lượng khí Nito Oxit lớn và là một trong rất nhiều nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí.

Từ con người

Bản thân chúng ta phải chịu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nhưng chúng ta cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Nhiều hoạt động hàng ngày của con người làm gia tăng ô nhiễm môi trường không khí như:

– Do hoạt động sản xuất công – nông nghiệp: Từ các ống xả của nhà máy, xí nghiệp thải ra các khí CO2, CO, SO2 với nồng độ cao không chì làm ô nhiễm không khí mà còn là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hay đốt rơm, rạ, đốt rừng làm rẫy cũng làm gây nên tình trạng ô nhiễm không khí.

– Do khí thải từ các phương tiện di chuyển: Lượng khí thải từ các phương tiện giao thông xả ra môi trường rất lớn. Các phương tiện giao thông sử dụng trong thời gian dài không được xử lý triệt để khiến mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao.

– Thu gom và xử lý rác thải: Rác thải sinh hoạt được thải quá nhiều khiến các khu tập kết rác quá tải, không xử lý được mùi do chất thải phát ra. Bên cạnh đó phương pháp xử lý rác thải thủ công khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Không những vậy, hoạt động đốt vàng mã không đúng nơi cũng góp phần khiến không khí bị ô nhiễm.

– Do hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng: Các hoạt động xây dựng cao ốc, chung cư cao tầng hay cầu đường làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Có thể thấy rằng, nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí do con người gây ra. Việc thải ra môi trường quá nhiều làm không khí bị ô nhiễm và tính trạng này đang ngày càng tăng lên do sự công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

tác hại của ô nhiễm không khí

Con người là một trong những nguyên nhân góp phần gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí

2. Sức khỏe bị ảnh hưởng như thế nào bởi tác hại của ô nhiễm không khí?

2.1. Các bệnh lý có thể mắc do tác hại của ô nhiễm không khí

Ô nhiễm môi trường không khí gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe. Độ tuổi càng nhỏ thì mức độ nguy hiểm cao. Một số bệnh lý có thể xảy ra do tác hại của ô nhiễm ảnh hưởng tới cơ thể:

– Gây kháng insulin: Ô nhiễm không khí với bụi mịn khiến khả năng chuyển hóa năng lượng, cân bằng glucose bị suy yếu. Các chất gây ô nhiễm không khí có thể làm chỉ số khối cơ thể ở trẻ em tăng lên, kích hoạt tình trạng viêm và lưu trữ chất béo. Hoặc có thể làm rối loạn nội tiết tố, ngăn chặn hoạt động của tuyến giáp và gây tăng cân.

– Bệnh về hô hấp: Một trong những hậu quả của ô nhiễm không khí là làm tăng dị ứng tại đường hô hấp. Trẻ phải sống trong khu vực bị ô nhiễm có thể bị thay đổi cấu trúc không đều trong niêm mạc mũi gây suy yếu đường thở, viêm và nhiễm trùng phổi. Các chất gây ô nhiễm như ozone, carbon monoxide, oxit lưu huỳnh sẽ làm tắc nghẽn phổi, tổn thương mô phổi, đường hô hấp, hen suyễn

– Bệnh tim mạch: Các chất ô nhiễm sinh ra trong không khí như CO2, N2O, chì, bụi mịn làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, tăng nguy cơ tử vong ở người mắc rối loạn nhịp tim, suy tim sung huyết. Ozone và bụi mịn có thể kích thích thần kinh phổi phản xạ dẫn tới bất thường trong nhịp tim.

– Gây hại cho não: Chất No2 có chứa trong khí thải của xăng có thể khiến tâm lý trẻ em mới sinh chậm phát triển. Mẹ bầu tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm khiến thai nhi thay đổi chức năng não và giảm IQ.

– Giảm khả năng sinh sản: Nội tiết bị rối loạn cũng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của hormone, gây ra bất thường về sinh sản (sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh…)

– Bệnh thận: là một trong những cơ quan dễ bị ảnh hưởng do hóa chất độc hại từ môi trường. Lượng lớn hóa chất và thuốc trong hệ tuần hoàn cơ thể được đưa tới thận. Khi thận hình thành nước tiểu, các chất độc hại sẽ tích tụ trong dịch ống tới mức cao gây nguy cơ mô trong thận bị chấn thương.

– Tổn thương gan: Nếu thường xuyên tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm khiến chức năng gan bị suy giảm và tế bào gan bị tổn thương.

– Gây bệnh về da: Dễ bị lão hóa, đốm sắc tố, nếp nhăn hoặc bị nổi mề đay, viêm da dị ứng.

ảnh hưởng của ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm

2.2. Làm cách nào để giảm tác hại của ô nhiễm không khí tới sức khỏe?

Để giảm tác hại của ô nhiễm không khí tới sức khỏe, mọi người có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để bảo vệ cơ thể:

– Luôn cập nhật thông tin về chất lượng không khí ở nơi đang sống để phòng ngừa sức khỏe. Hạn chế ra khỏi nhà, tập thể dục và lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu.

– Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo đúng quy cách (kín và khít mặt).

– Hạn chế tối đa việc hút thuốc lá và tránh hít khói thuộc lá thụ động.

– Vệ sinh mũi, súc họng bằng nước muối hàng ngày, đặc biệt sau khi ra đường.

– Thường xuyên vệ sinh phòng ở, nhà cửa, dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống.

– Tăng cường dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày để năng cao thể trạng và sức đề kháng.

– Chủ động thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe toàn diện, đồng thời phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý tiềm ẩn.

phòng ngừa ô nhiễm không khí

Khám sức khỏe định kỳ giúp kiểm soát và điều trị các bệnh lý nguy hiểm kịp thời

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hiện là một trong những địa chỉ uy tín được đông đảo người dân lựa chọn nhằm kiểm tra và bảo vệ sức khỏe. Với sự đầu tư về hệ thống trang thiết bị y tế, máy móc công nghệ cao giúp quá trình thăm khám được nhanh chóng, kết quả chính xác tối đa. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để nhận hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital