Khám sức khỏe cho người lao động dệt may và những điều lưu ý?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Dệt may là ngành mang lại giá trị xuất khẩu lớn, thu hút đông đảo lực lượng lao động tham gia. Tuy nhiên, dệt may cũng là ngành nghề tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bệnh nghề nghiệp cũng như an toàn lao động. Người lao động thường xuyên phải làm việc trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại như bụi vải, vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên cần được doanh nghiệp quan tâm. Vậy doanh nghiệp cần lưu ý gì khi khám sức khỏe cho người lao động trong ngành dệt may?

1. Các quy định khi khám sức khỏe cho người lao động mà doanh nghiệp cần lưu ý

1.1. Quy định về số lần khám sức khỏe cho người lao động

Theo quy định pháp luật, hàng năm các doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất 1 lần trong năm. Đặc biệt với những lao động có công việc nặng nhọc, tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất, vật phẩm hoặc môi trường độc hại nguy hiểm (được tính theo danh mục do Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội ban hành) phải khám kiểm tra sức khỏe ít nhất 2 lần trong năm.

Khám sức khỏe cho người lao động là trách nhiệm mà công ty cần thực hiện

Khám sức khỏe cho người lao động là nghĩa vụ của doanh nghiệp

1.2. Danh mục cơ bản khi khám sức khỏe cho người lao động

Theo quy định trong thông tư 14 về khám sức khỏe định kỳ dành cho cán bộ công nhân viên, chi tiết danh mục thăm khám bao gồm:

– Khám thể lực: Đo chiều cao, cân nặng, các chỉ số BMI và đo huyết áp.

– Khám lâm sàng các chuyên khoa: Khám nội, ngoại, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, da liễu, phụ khoa dành cho lao động nữ,…

– Khám cận lâm sàng: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và chụp X-quang tim phổi thẳng.

2. Các bệnh lý nghề nghiệp thường gặp ở người lao động trong ngành dệt may

2.1. Bệnh về da liễu

Do môi trường làm việc chứa nhiều bụi vải, bụi từ máy móc, hóa chất nhuộm công nghiệp, người lao động trong ngành dệt may thường gặp một số bệnh về da liễu như sạm da, viêm da chàm tiếp xúc, dị ứng, viêm loét da, viêm móng,…

2.2. Căng thẳng và rối loạn cảm xúc

Với đặc thù nghề nghiệp liên tục phải quan sát các đường kim, mũi chỉ trong suốt quá trình làm việc để đảm bảo tính chính xác của sản phẩm. Mức độ tập trung quan sát khi làm việc có thể là nguy cơ gây ra tình trạng căng thẳng và rối loạn cảm xúc. Sự yêu cầu chính xác về thành phẩm hoặc áp lực từ chỉ tiêu sản phẩm có thể khiến người lao động trong ngành may cảm thấy quá tải hoặc áp lực. Điều này khiến cho người lao động cảm thấy căng thẳng và nguy cơ dẫn đến rối loạn cảm xúc.

2.3. Bệnh điếc

Nguyên nhân gây ra điếc ở người lao động trong ngành may là do phải tiếp xúc với môi trường tiếng ồn vượt quá quy chuẩn cho phép trong khoảng thời gian dài. Tiếng ồn bắt nguồn từ máy móc như máy may, máy dệt,… là nguyên nhân trực tiếp gây ra căn bệnh này.

2.4. Bệnh bụi phổi

Đây là căn bệnh phổ biến của người lao động trong ngành dệt may. Bụi phổi là căn bệnh rất dễ mắc và khó chữa. Một số bệnh bụi phổi công nhân may thường mắc phải là

– Bệnh bụi phổi silic

– Bệnh bụi phổi amiang

– Bệnh bụi phổi bông

– Viêm đường hô hấp

Công nhân may phải tiếp xúc với nhiều loại sợi đay, gai, bông… mà không mang khẩu trang trong quá trình sản xuất nên nguy cơ mắc bệnh bụi phổi rất lớn.

hình ảnh minh họa bệnh bụi phổi silic

Hình ảnh chụp X-quang của người lao động khi mắc bệnh bụi phổi silic

2.5. Bệnh xương khớp

Do đặc thù nghề nghiệp, người lao động hầu như phải ngồi làm việc liên tục bên máy may công nghiệp. Việc phải ngồi lâu trong một tư thế, tay chân phải hoạt động không được nghỉ ngơi, người lao động ngành may có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan tới xương, khớp.

Các vị trí xuất hiện nhiều nhất các bệnh xương khớp là vùng lưng, vùng vai, vùng gáy và vùng thắt lưng. Dần dần, thời gian dài làm việc sẽ hình thành các bệnh xương khớp ở người lao động trong ngành dệt may. Các bệnh xương khớp gây ảnh hưởng lớn tới quy trình sản xuất và năng suất lao động của công nhân.

3. Các danh mục khám gợi ý cho người lao động trong ngành dệt may

Người lao động trong thường xuyên phải làm việc trong môi trường có nhiều tác nhân độc hại, như bụi, rác thải, tiếng ồn, thiếu ánh sáng,… Đây là một trong số những nguyên nhân gây nên các bệnh nghề nghiệp ngành may. Trong đó:

– Bệnh bụi phổi là phổ biến và nguy hiểm nhất (chiếm 74%), viêm đường hô hấp (32%) và điếc do tiếng ồn (17%)…

– Ngoài ra, người lao động ngành dệt may cũng có nguy cơ mắc bệnh xương khớp, căng thẳng, rối loạn cảm xúc và một số bệnh da liễu do đặc thù ngành.

Với những bệnh lý được liệt kê ở trên, doanh nghiệp ngành may có thể cân nhắc các danh mục khám sức khỏe định kỳ phù hợp để có thể kiểm tra toàn diện sức khỏe của công nhân viên. Dưới đây là một số gợi ý danh mục khám bệnh doanh nghiệp có thể tham khảo:

– Khám da liễu chuyên sâu để kiểm tra tình trạng da liễu của người lao động.

– Để kiểm tra các bệnh bụi phổi, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm đo chức năng hô hấp, xét nghiệm công thức máu, chụp X-quang tim phổi, test phục hồi phế quản,…

– Để phòng các bệnh liên quan đến thính lực, doanh nghiệp có thể tham khảo: đo thính lực đơn âm, đo nhĩ lượng, chụp X-quang xương chũm, phản xạ cơ bàn đạp, ghi đáp ứng thính giác thân não.

– Kiểm tra các bệnh xương khớp thông qua chụp X-quang khớp cổ tay, khuỷu tay, khớp vai, soi mao mạch, nghiệm pháp lạnh, đo ngưỡng cảm nhận rung, cảm nhận đau.

Các phương thức kiểm tra bệnh nghề nghiệp ở người lao động ngành dệt may

Chụp X-quang là phương thức hiệu quả giúp kiểm tra các bệnh lý liên quan đến phổi của người lao động ngành may

Hy vọng với những gợi ý trên và cân đối với nguồn lực, doanh nghiệp có thể lựa chọn được những danh mục khám phù hợp cho người lao động.

Hiện nay Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đang triển khai dịch vụ khám định kỳ cho doanh nghiệp với nhiều tiện ích vượt trội:

– Đội ngũ bác sĩ hàng đầu cùng thiết bị máy móc hiện đại.

– Không gian khám rộng rãi, có khu vực khám riêng dành cho doanh nghiệp.

– Hỗ trợ miễn phí xây dựng gói khám riêng giúp doanh nghiệp có thể kiểm tra toàn diện nhất sức khỏe cho cán bộ nhân viên.

Trên đây là tất cả những lưu ý khi tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ngành dệt may. Mong rằng những lưu ý trên sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng danh mục khám bệnh phù hợp với nhu cầu và đảm bảo kiểm tra toàn diện được sức khỏe của người lao động.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital