Tìm hiểu về phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Ngọc Hân

Bác sĩ Sản phụ khoa

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến xuất hiện ở nữ giới. Ung thư cổ tử cung có thể chữa trị nếu phát hiện sớm, tuy nhiên căn bệnh này thường không có những dấu hiệu rõ rệt, khiến cho việc nhận biết rất khó khăn. Cách duy nhất giúp phát hiện sớm căn bệnh ung thư cổ tử cung chính là tầm soát ung thư. Dưới đây là 3 phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung đang được sử dụng phổ biến hiện nay. 

1. Ung thư cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung là bộ phận nằm ở dưới của tử cung (dạ con), đoạn nối tử cung với âm đạo, được bao phủ một lớp mô mỏng tạo thành từ các tế bào ở cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư xảy ra ở các tế bào lót của cổ tử cung, hình thành khi các tế bào này phát triển mất kiểm soát và chen lấn các tế bào thường, tạo thành khối u trong cổ tử cung.

Khối u cổ tử cung có hai loại, u lành tính và ác tính. Khối u lành tính thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chị em phụ nữ, chỉ cần loại bỏ đi thì sẽ không để lại nhiều di chứng. Còn khối u ác tính, chính là ung thư thì đặc biệt nghiêm trọng. Nếu không phát hiện sớm thì u ác tính có thể phá hủy các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến không thể cứu chữa.

Ung thư cổ tử cung là vô cùng nguy hiểm

Ung thư cổ tử cung hiện đang là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất hiện nay ở phụ nữ

2. Triệu chứng và nguyên nhân của ung thư cổ tử cung

2.1. Triệu chứng

Khi mắc ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu, phụ nữ thường không có những biểu hiện rõ rệt. Các triệu chứng chỉ xuất hiện khi bệnh trở nặng hoặc di căn đến những bộ phận khác.

Một số dấu hiệu khi bệnh đã trở nặng như:

– Chảy máu âm đạo thất thường: Âm đạo chảy máu ngay cả khi chưa đến kỳ hành kinh; sau khi quan hệ tình dục,…

– Tiết dịch âm đạo thất thường: Dịch tiết ra có thể chứa 1 ít máu, xuất hiện ở giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi mãn kinh.

– Đau âm đạo sau khi quan hệ tình dục, đau ở vùng xương chậu.

Trường hợp bệnh sau khi đã di căn có thể xuất hiện các triệu chứng như:

– Đau xương, sưng chân.

– Suy thận, khó đi tiểu, hoặc đi tiểu ra máu.

– Mệt mỏi, chán ăn dẫn đến bị sụt cân.

2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV. Có hơn 100 chủng loại HPV, tuy nhiên các chủng 16 và 18 là nguyên nhân của hơn 70% trường hợp ung thư cổ tử cung, số còn lại là các chủng 51, 58, 56, 39,…

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng làm tăng khả năng mắc ung thư cổ tử cung bao gồm:

– Quan hệ tình dục quá sớm và có nhiều bạn tình dẫn đến dễ dàng nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, lậu,… đặc biệt là virus HPV.

– Những người không thường xuyên tầm soát sức khỏe.

– Khói thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư cổ tử cung.

– Người cao tuổi thường dễ mắc ung thư cổ tử cung hơn.

– Những người bị giảm hệ miễn dịch cho bệnh hoặc đang sử dụng biện pháp hóa trị, các liệu pháp sinh học,…

Virus HPV

Virus HPV là nguyên nhân gây ra 99% trường hợp chị em phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung

3. Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung đang được sử dụng phổ biến hiện nay

3.1. Khám phụ khoa

Ung thư cổ tử cung thường tiến triển âm thầm và lặng lẽ. Vì vậy, phụ nữ cần đi khám phụ khoa định kỳ để sàng lọc và phát hiện những điểm bất thường.

Khám phụ khoa tuy không thể chắc chắn người khám có bị nhiễm ung thư cổ tử cung hay không. Nhưng nhờ việc khám phụ khoa định kỳ có thể giúp bác sĩ phát hiện ra những dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm nhiễm. Một số trường hợp không phát hiện kịp thời có thể là môi trường lý tưởng cho virus HPV phát triển nếu chẳng may nhiễm phải loại virus này.

3.2. Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung: Pap smear

Phương pháp Pap Smear hay còn gọi là xét nghiệm Pap là một xét nghiệm tế bào học giúp tầm soát phát hiện căn bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

Để thực hiện phương pháp này, người khám sẽ được yêu cầu nằm ngửa trên giường, hai chân để lên bệ đỡ được gắn liền với giường. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa 1 dụng cụ có tên là mỏ vịt (nhằm mở rộng âm đạo). Khi âm đạo được mở rộng, bác sĩ sẽ dùng que gạt, phết những tế bào ở cổ tử cung. Những tế bào này sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích và đưa ra kết quả.

Để quá thực hiện phương pháp Pap Smear được hiệu quả nhất. Người khám cần ghi nhớ những lưu ý sau đây:

– Không thụt rửa âm đạo trước khi thực hiện xét nghiệm.

– Không dùng kem bôi trơn hay có một số tác động khác vào vùng âm đạo để tránh ảnh hưởng đến kết quả.

– Không quan hệ tình dục từ 2-3 ngày trước khi tầm soát ung thư cổ tử cung.

– Thời gian tốt nhất để thực hiện phương pháp Pap Smear là sau 2 tuần khi kỳ kinh nguyệt kết thúc.

phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung là gì

Không nên quan hệ tình dục từ 2-3 ngày trước khi thực hiện phương pháp Pap Smear

3.3. Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung: Xét nghiệm virus HPV

Virus HPV là nguyên nhân chính gây nên 99% số người mắc căn bệnh ung thư cổ tử cung. Do đó, xét nghiệm virus HPV là một trong những phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến hiện nay.

Kỹ thuật lấy mẫu của phương pháp này rất đơn giản, quy trình lấy mẫu cũng giống cách lấy mẫu tế bào cổ tử cung được áp dụng trong phương pháp Pap Smear. Xét nghiệm virus HPV cũng được khuyến cáo là nên kết hợp với xét nghiệm Pap để đạt được hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, để kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung được chính xác nhất, việc lựa chọn cơ sở y tế để thực hiện là rất quan trọng. Cơ sở y tế có đủ uy tín hay không, trang thiết bị có hiện đại hay không, bác sĩ có giỏi hay không hay chất lượng dịch vụ có tốt hay không là những tiêu chí giúp đánh giá 1 cơ sở y tế đủ điều kiện thực hiện thăm khám cho người dân. Nếu bạn đang tìm kiếm cơ sở y tế như trên thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI chính là địa chỉ y tế có đầy đủ và đảm bảo những tiêu chí được kể trên. TCI đã và đang là sự lựa chọn đáng tin cậy cho rất nhiều người dân.

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh rất nguy hiểm đối với chị em phụ nữ. Do đó, để bảo vệ bản thân mình, hãy tầm soát ung thư cổ tử cung ít nhất 1 năm 1 lần nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital