Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Viêm tai giữa hay còn gọi là nhiễm trùng tai là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 1 đến 2 tuổi. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa hoặc khi thời tiết thay đổi. Bệnh viêm tai nếu không được phát hiện và điều trị sẽ gây nguy cơ điếc, biến chứng viêm màng não hoặc xuất huyết não. Vậy  nguyên nhân gây ra bệnh là gì và triệu chứng của bệnh viêm tai giữa ra sao?

1. Tìm hiểu về bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ?

1.1 Khái niệm về bệnh viêm tai giữa là gì?

Cấu tạo của tai được chia làm 3 phần đó là: tai ngoài, tai trong vài tai giữa. Tai giữa là phần ở phía sau của màng nhĩ và có chức năng là truyền tải âm thanh từ ngoài vào trong, do đó phần tai giữa rất quan trọng.

Đây là nhóm bệnh ở tai giữa bị tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện ở trong tai giữa gây ra viêm tai do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hoặc bị tác động bởi yếu tố môi trường bên ngoài.

Hiện nay, có hai dạng viêm tai giữa:

– Dạng viêm tai cấp tính: Đây là dạng viêm nhiễm dai dẳng ở vùng tai giữa. Bệnh có thể gây tổn thương tai giữa, màng nhĩ, nguy hiểm hơn là làm chảy dịch liên tục qua lỗ thủng màng nhĩ.

– Dạng viêm tai mạn tính: Đây là tình trạng mà bệnh viêm tai chưa được điều trị dứt điểm, tình trạng niêm mạc tai bị tổn thương ngày càng nghiêm trọng và gây chảy mủ ở tai.

Viêm tai giữa là nhóm bệnh ở tai giữa bị tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện ở trong tai giữa gây ra viêm tai do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai

Viêm tai giữa là nhóm bệnh ở tai giữa bị tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện ở trong tai giữa gây ra viêm tai do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai

1.2 Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và do rất nhiều nguyên nhân gây ra, đáng chú ý là những nguyên nhân dưới đây:

– Nguyên nhân của viêm tai cấp tính thường là do tắc vòi nhĩ, cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn chính, nhiễm virus, vi khuẩn. Các loại virus có thể đến từ việc các vật dụng của trẻ chưa được vệ sinh sạch sẽ và xâm nhập vào cơ thể của trẻ khi trẻ vui chơi, cầm nắm đồ vật. Bên cạnh đó, các trường hợp trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng khác như: dị ứng, cảm lạnh cũng khiến cho trẻ có nguy cơ mắc bệnh.

– Với những trường hợp viêm nhiễm mạn tính: Nguyên nhân được cho là do virus, vi khuẩn hoặc nấm tấn công. Dịch từ vòm họng bị ứ đọng lại vào trong tai giữa là cơ hội để vi khuẩn bệnh xâm nhập. Một số trẻ em còn bị viêm tai là do cơ địa của trẻ, cụ thể là cấu trúc xương chũm thông nối và độc tố của vi khuẩn.

2. Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ có biểu hiện và triệu chứng như thế nào?

– Màng nhĩ phồng lên và không thể di động khi bơm khí vào tai, dịch chảy ra từ tai.

– Trẻ sốt cao thường là sốt từ 39 đến 40 độ C, trẻ quấy khóc nhiều và bỏ bú, ăn kém, bỏ ăn, nôn trớ thậm chí là co giật.

– Nếu trẻ lớn thì trẻ sẽ kêu đau tai, trẻ nhỏ hơn chưa biết nói thì thường lắc đầu, dụi vào tai.

– Trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện đồng thời thêm các triệu chứng như: sốt không rõ nguyên nhân, tiêu chảy, nôn…

Bệnh vô cùng nguy hiểm và gây ra các biến chứng nặng nề, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài lỗ tai với các biểu hiện:

– Trẻ bớt quấy khóc và bớt sốt, ăn được và ngủ ngoan.

– Trẻ giảm rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường.

– Trẻ không còn kêu đau tai nữa.

Đây thực ra không phải là dấu hiệu cho thấy bệnh thuyên giảm mà bệnh bắt đầu chuyển sang giai đoạn mãn tính, với dấu hiệu là chảy mủ tai.

Bệnh viêm tai giữa có biểu hiện là màng nhĩ phồng lên và không thể di động khi bơm khí vào tai, dịch chảy ra từ tai.

Bệnh viêm tai giữa có biểu hiện là màng nhĩ phồng lên và không thể di động khi bơm khí vào tai, dịch chảy ra từ tai.

3. Cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ?

3.1 Vệ sinh sạch sẽ tai, mũi họng

Tai, mũi, họng có mối quan hệ mật thiết với nhau, do đó khi trẻ bị bệnh, cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ 3 bộ phận này:

– Vệ sinh vùng tai: Nếu tai trẻ bị chảy mủ, cha mẹ cần làm sạch tai cho trẻ bằng cách dùng tăm bông lau nhẹ nhàng, không lau quá sâu có thể khiến cho tai trẻ bị tổn thương. Tuyệt đối không dùng bông nút để bịt kín lỗ tai nhằm ngăn chặn nước mủ mà phải để dịch mủ được thoát ra ngoài.

– Vệ sinh sạch mũi: Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nếu trời lạnh, có thể cho trẻ ngâm chân bằng nước muối ấm trước khi nhỏ để trẻ không bị cảm lạnh.

– Vệ sinh họng trẻ: Bằng cách rơ lưỡi, vệ sinh miệng hàng ngày cho trẻ, với trẻ lớn thì bằng cách súc miệng bằng nước muối.

Nếu tai trẻ bị chảy mủ, cha mẹ cần làm sạch tai cho trẻ bằng cách dùng tăm bông lau nhẹ nhàng, không lau quá sâu có thể khiến cho tai trẻ bị tổn thương.

Nếu tai trẻ bị chảy mủ, cha mẹ cần làm sạch tai cho trẻ bằng cách dùng tăm bông lau nhẹ nhàng, không lau quá sâu có thể khiến cho tai trẻ bị tổn thương.

3.2 Xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý

– Chăm sóc trẻ bị viêm tai cần áp dụng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Trẻ khi bị viêm tai sẽ đau, quấy khóc, mệt mỏi. Do đó, cha mẹ cần cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng. Có thể cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày để trẻ ăn được nhiều hơn.

– Tăng cường cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc các loại trái cây, nước ép hoa quả. Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ bú tăng lượng sữa và bú nhiều hơn.

3.3 Tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ

– Nếu trẻ sốt cao, cha mẹ cần chườm khăn ấm để trẻ mau hạ sốt, cho trẻ mặc đồ mỏng và thoáng mát. Nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ C thì cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Không tự ý cho trẻ uống thuốc hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian khi chưa được sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

 

Nếu thấy trẻ có các biểu hiện bất thường cha mẹ cần cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có chuyên Khoa Tai Mũi Họng để được thăm khám và chữa trị kịp thời, hiệu quả.

Nếu thấy trẻ có các biểu hiện bất thường cha mẹ cần cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có chuyên Khoa Tai Mũi Họng để được thăm khám và chữa trị kịp thời, hiệu quả.

Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, chắc hẳn các bạn đã có thể hiểu hơn về bệnh lý viêm tai giữa ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng của bệnh đa phần đều dễ dàng nhận biết, do đó nếu thấy trẻ có các biểu hiện bất thường như: trẻ kêu đau tai, mức độ đau tăng dần, trẻ sốt cao và và quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, nôn, tiêu chảy thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có chuyên Khoa Tai Mũi Họng để được thăm khám và chữa trị kịp thời, hiệu quả.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital