Bị viêm tai giữa có tiêm phế cầu được không – Những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Viêm tai giữa là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, có thể làm ảnh hưởng đến thính lực nếu không chữa trị và đề phòng cẩn thận. Vậy bị viêm tai giữa có tiêm phế cầu được không? Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây. 

1. Những điều cần biết về bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn 

Hàng năm, theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có hơn 350 triệu trường hợp mắc viêm tai giữa ở trẻ dưới 5 tuổi, với đa số là trẻ em dưới 2 tuổi. Trong số này, một số trường hợp, đặc biệt là ở trẻ dưới 1 tuổi, thường xuyên mắc phải nhiễm trùng lặp đi lặp lại và có thể đối mặt với khả năng phải phẫu thuật nếu tình trạng bệnh không được kiểm soát.

Nếu không được điều trị kịp thời, những trường hợp viêm tai giữa cấp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng màng nhĩ, giảm thính lực, viêm xương chũm, viêm màng não, áp xe não và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

bị viêm tai giữa có tiêm phế cầu được không

Viêm tai giữa do phế cầu khuẩn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe đôi tai của trẻ nhỏ

Viêm tai giữa là bệnh lý phát triển khi có sự sinh sôi của các vi khuẩn trong tai hoặc do tác động từ môi trường bên ngoài. Nguyên nhân chính của viêm tai giữa thường là do vi khuẩn phế cầu Streptococcus pneumoniae (40-50%) và vi khuẩn Haemophilus influenzae (30-40%)… Vi khuẩn phế cầu thường tồn tại trong hầu họng của trẻ em và người lớn. Khi sức khỏe suy yếu và hệ miễn dịch giảm, vi khuẩn phế cầu có cơ hội tấn công đường hô hấp và gây ra viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não…

Nguy cơ mắc viêm tai giữa do vi khuẩn phế cầu phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Do đó, những đối tượng có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người già hay người bị bệnh gây ảnh hưởng đến sức đề kháng rất dễ mắc bệnh.

Khi những đối tượng này mắc viêm tai giữa, bệnh thường diễn biến nhanh chóng và để lại những di chứng nghiêm trọng.

May mắn, ngày nay chúng ta đã có vắc xin phòng bệnh chống lại viêm tai giữa do phế cầu khuẩn, đây được coi là một biện pháp hiệu quả không chỉ cho trẻ em mà còn cho người lớn.

2. Dấu hiệu bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn 

Trước khi đi vào trả lời câu hỏi “bị viêm tai giữa có tiêm phế cầu được không” thì bạn cần nhận biết được rõ các dấu hiệu của bệnh. Khi phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh sẽ giúp rút ngắn thời gian bệnh nhân tiếp nhận điều trị.

Bệnh viêm tai giữa có những triệu chứng đặc trưng như màng nhĩ phồng, dịch chảy ra từ tai. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, viêm tai giữa thường đi kèm với những triệu chứng sau:

– Trẻ bị sốt cao, quấy khóc nhiều, bú kém, kén ăn và trong một số trường hợp, bệnh có thể gây co giật.

– Tai của trẻ bị đau.

– Tiêu chảy, phân lỏng, thường xuất hiện gần như đồng thời với sốt.

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh viêm tai giữa có thể tiến triển thành giai đoạn mạn tính, trong đó màng tai có thể thủng và mủ chảy ra ngoài qua lỗ tai.

Nếu bệnh thành mạn tính, trẻ sẽ giảm khóc, ăn ngon, ngủ ngon, và không còn các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và đau tai. Tuy nhiên, việc chấm dứt các triệu chứng không đồng nghĩa với việc bệnh đã được chữa khỏi. Thực tế, bệnh viêm tai giữa đã chuyển sang giai đoạn mạn tính có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sau này của người bệnh với nguy cơ xảy ra các biến chứng vào bất kỳ thời điểm nào.

3. Viêm tai giữa do phế cầu khuẩn để lại biến chứng gì?

Viêm tai giữa có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và triệt để. Bố mẹ nên nắm rõ được những ảnh hưởng của bệnh để nâng cao cảnh giác và chữa bệnh kịp thời cho con:

– Mất thính lực: Khi viêm tai giữa do vi khuẩn phế cầu phát triển nặng, tỷ lệ mất thính lực có thể cao. Nước nhầy tích tụ sau màng nhĩ có thể được hấp thụ, nhưng cũng có thể tồn tại trong tai giữa trong thời gian dài, gây tổn thương cho màng nhĩ và các cấu trúc truyền âm thanh, dẫn đến điếc tai không thể chữa được.

Trẻ bị viêm tai giữa dễ dẫn đến mất thính lực trong tương lai

Trẻ bị viêm tai giữa dễ dẫn đến mất thính lực trong tương lai

– Thủng màng nhĩ: Trong quá trình viêm, nước nhầy và mủ có thể tích tụ lớn trong tai giữa, gây áp lực lên màng nhĩ, làm rách và dẫn đến mủ chảy ra ngoài. Nếu màng nhĩ bị rách nhiều lần và không lành, có thể dẫn đến thủng màng nhĩ, trong trường hợp này, bệnh nhân cần phải phẫu thuật để khâu lại màng nhĩ.

– Viêm xương chũm: Đây là một biến chứng phổ biến của viêm tai giữa. Nếu viêm tai giữa không được điều trị kịp thời, bệnh có thể lan rộng vào xương chũm (một phần của xương thái dương và hộp sọ), gây ra viêm xương chũm. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nội sọ như viêm màng não, áp xe não, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

– Chậm nói, chậm phát triển: Viêm tai giữa có thể ảnh hưởng đến thính lực và gây chậm nói. Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với trẻ em, vì trẻ em đang trong giai đoạn học nói, giao tiếp. Nếu tai không thể nghe thì bé sẽ bị chậm nói, chậm phát triển là điều khó tránh khỏi.

– Nhiễm trùng lan sang các bộ phận khác trong cơ thể: Nếu nhiễm trùng tai không được điều trị, có thể lan sang các bộ phận xung quanh và gây ra nhiễm trùng.

Để tránh những biến chứng nguy hiểm này, quan trọng nhất là phát hiện và điều trị viêm tai giữa kịp thời và đầy đủ. Đồng thời, các bậc phụ huynh cần nhận thức được tầm quan trọng của vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra.

4. Giải đáp: bị viêm tai giữa có tiêm phế cầu được không? 

Để trả lời chi tiết cho câu hỏi bị viêm tai giữa có tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn được không cần phải dựa vào tình trạng bệnh lý của trẻ:

– Đối với trẻ chưa từng mắc viêm tai giữa: tiêm phòng là biện pháp hiệu quả và nhanh chóng để ngăn ngừa bệnh. Bố mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở tiêm chủng để được tư vấn lịch tiêm cụ thể.

Trẻ em khi bị viêm tai giữa nên chữa khỏi bệnh trước khi tiêm chủng vắc xin

Trẻ em khi bị viêm tai giữa nên chữa khỏi bệnh trước khi tiêm chủng vắc xin

– Đối với trẻ đang mắc viêm tai giữa: nguyên tắc quan trọng khi đưa trẻ đi tiêm phòng là cơ thể của bé phải trong trạng thái khỏe mạnh, không có triệu chứng sốt hay đang mắc bệnh hoặc trẻ chỉ bị ốm sốt nhẹ vẫn đủ điều kiện tiêm chủng (trong 1 số trường hợp đã được khuyến cáo từ Bộ Y tế). Nếu trẻ bị viêm tai giữa, các bác sĩ sẽ tư vấn trẻ cần được điều trị khỏi hẳn bệnh rồi mới được tiêm.

– Đối với trẻ đã từng mắc viêm tai giữa: bệnh viêm tai có thể tái phát. Cha mẹ vẫn nên đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ trẻ nhỏ.

Trong trường hợp viêm tai giữa tái phát, thường do không được điều trị đầy đủ từ ban đầu hoặc không khám lại sau điều trị, hoặc gặp các vấn đề tai – mũi – họng khác. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể xem xét tiêm phòng vắc xin phù hợp để ngăn ngừa tái phát viêm tai giữa.

Trên đây, bài viết đã giải đáp chi tiết câu hỏi bị viêm tai giữa có tiêm vắc xin phòng phế cầu được không và những thông tin hữu ích xoay quanh bệnh lý này. Để được tư vấn chi tiết về lịch tiêm chủng hoặc đặt lịch tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, bạn hãy để lại thông tin của mình để chúng tôi hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital