Tìm hiểu trước khi tiêm vắc xin phòng Sởi Quai bị Rubella (MMR-II)

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Tiêm vắc xin Sởi Quai bị Rubella chính là biện pháp bảo vệ cơ thể khỏi các ảnh hưởng từ 3 bệnh nguy hiểm sởi, quai bị, rubella. Để giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của vắc xin MMR-II cũng như các lưu ý cần thiết, hãy theo dõi bài viết này của Thu Cúc TCI nhé!

1. Tiêm phòng Sởi Quai bị Rubella cần thiết như thế nào?

– Bệnh sởi là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus sởi, đây là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến, đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ em. Triệu chứng chính của bệnh bao gồm sốt, ho khan, sổ mũi, viêm kết mạc và ban đỏ (đốm Koplik) trên niêm mạc. Bệnh sởi có khả năng lây nhiễm cao, có thể lây truyền qua giọt bắn từ người nhiễm bệnh khi ho, hắt hơi gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm não, và thậm chí gây tử vong.

– Bệnh quai bị, còn được biết đến với tên gọi parotitis, là một căn bệnh do virus quai bị (Mumps virus) gây nên sưng đau ở tuyến nước bọt, đường lây chủ yếu thông qua tiếp xúc với nước bọt hoặc các giọt nhỏ từ người nhiễm bệnh. Các triệu chứng phổ biến bao gồm: sưng và đau ở vùng tai và cằm, đau nhức cơ, sốt và có thể xuất hiện cảm giác buồn nôn, chán ăn.

Tiêm phòng đầy đủ để ngăn chặn ba căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này

Tiêm phòng đầy đủ để ngăn chặn ba căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này

– Bệnh Rubella (sởi Đức) là một bệnh truyền nhiễm do virus Rubella gây ra, có khả năng lây truyền từ người này sang người khác qua các giọt bắn khi nói hoặc hắt hơi. Triệu chứng thường bắt đầu với đau họng nhẹ, sốt nhẹ và ban đỏ trên da bắt đầu từ mặt và mở rộng xuống phần còn lại của cơ thể.

Nếu phụ nữ mang thai nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ, có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như mù lòa, điếc, và các khuyết tật khác cho thai nhi. Nguy cơ cao nhất xảy ra khi phụ nữ nhiễm Rubella trong giai đoạn đầu thai kỳ, đặc biệt là từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 12.

Tiêm phòng Sởi Quai bị Rubella là một biện pháp quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của ba căn bệnh nguy hiểm này.

2. Tiêm vắc xin Sởi Quai bị Rubella và những lưu ý quan trọng

2.1 Các đối tượng cần tiêm vắc xin phòng Sởi Quai bị Rubella

– Tất cả trẻ em nên tiêm vắc xin MMR II từ 12 tháng tuổi trở lên.

– Người lớn chưa được tiêm vắc xin MMR II hoặc chưa có bảng tiêm phòng đầy đủ nên cân nhắc tiêm để tăng cường miễn dịch và ngăn chặn lây nhiễm.

– Phụ nữ đang mang thai nên kiểm tra trạng thái miễn dịch của mình. Nếu chưa có miễn dịch, tiêm vắc xin MMR II trước khi mang thai để bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ lây nhiễm.

– Những người chưa tiêm vắc xin MMR II hoặc không biết lịch sử tiêm phòng của mình nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và cân nhắc tiêm phòng.

2.2 Phác đồ tiêm vắc xin phòng Sởi Quai bị Rubella MMR-II

Trẻ từ 12 tháng tuổi cần tiêm 2 mũi:

– Mũi 1: tiêm lúc đủ 12 tháng

– Mũi 2: Tiêm sau 4 năm kể từ khi tiêm mũi 1

Tiêm vắc xin phòng Sởi Quai bị Rubella cho phụ nữ trước khi mang thai ít nhất là 3 tháng

Tiêm vắc xinMMR-II cho phụ nữ trước khi mang thai ít nhất là 3 tháng

Phụ nữ tiền mang thai: Cần tiêm 1 mũi hoặc 2 mũi tùy theo tình huống cụ thể:

– Nếu đã từng tiêm 1 mũi vắc xin Sởi Quai bị Rubella, cần tiêm thêm 1 mũi trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

– Nếu chưa từng tiêm vắc xin Sởi Quai bị Rubella, cần tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 4 tuần và hoàn thành 2 mũi trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng.

2.3 Một số lưu ý khi tiêm vắc xin MMR-II

Vắc xin MMR – II (Mỹ) có một số trường hợp chống chỉ định tiêm, bao gồm:

– Người từng có phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin MMR – II, các loại vắc xin chứa thành phần tương tự, hoặc đã từng có sốc từ vắc xin trước đó

– Người bị suy giảm miễn dịch, bao gồm cả người mắc bệnh AIDS và người có biểu hiện lâm sàng về nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch

– Người đang mắc bệnh sốt hoặc viêm đường hô hấp có sốt, có tiền sử dị ứng với neomycin, người mắc bệnh lao đang tiến triển hoặc đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.

Phụ nữ mang thai, nên tránh tiêm MMR-II và cần tiêm trước tối thiểu 3 tháng sau khi có kế hoạch mang thai

Tương tác thuốc:

– Phải tiêm vắc xin MMR-II trước hoặc sau một tháng khi dùng vắc xin virus sống khác.

– Có thể tiêm cùng thời điểm với vắc xin Varicella và vắc xin Hib, nhưng cần chú ý đến vị trí tiêm chủng khác nhau.

– Không nên tiêm chủng ít nhất 3 tháng sau khi tiêm immunoglobulin, truyền máu, hoặc huyết tương để tránh giảm đáp ứng miễn dịch.

2.4 Lựa chọn địa điểm tiêm vắc xin MMR-II uy tín

Hiện nay, việc tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella (MMR II) là quan trọng để ngăn chặn các căn bệnh nguy hiểm. Để đảm bảo quá trình tiêm chủng được thực hiện hiệu quả và an toàn, cần lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín theo các tiêu chí như:

–  Chọn cơ sở tiêm có đội ngũ bác sĩ tiêm chủng có kiến thức sâu rộng và giàu kinh nghiệm. Trước tiêm, bạn sẽ được khám kỹ lưỡng và tư vấn chính xác về loại vắc xin phù hợp với tình trạng sức khỏe.

– Chọn cơ sở tiêm chủng có đầy đủ chức năng khám chữa bệnh,cấp cứu để đảm bảo sự hỗ trợ kịp thời trong trường hợp phản ứng phụ nghiêm trọng.

– Đảm bảo cơ sở tiêm chủng bảo quản vắc xin theo đúng tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Bộ Y tế để đảm bảo chất lượng và an toàn khi sử dụng.

Tiêm vắc xin phòng Sởi Quai bị Rubella cho trẻ tại phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI

Tiêm vắc xin phòng Sởi Quai bị Rubella cho trẻ tại phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là một lựa chọn tin cậy khi tiêm vắc xin, được nhiều khách hàng tin chọn và đảm bảo các tiêu chuẩn và quy định tiêm chủng.

– Vắc xin được đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được cập nhật thường xuyên và bảo quản bằng tủ chuyên dụng đạt chuẩn.

– Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám trước khi tiến hành tiêm vắc xin.

– Khách hàng sẽ được khám sàng lọc miễn phí trước khi tiêm, đảm bảo vắc xin hiệu quả và phù hợp với tình trạng sức khỏe mỗi người, theo dõi sau tiêm 30 phút phát hiện và xử lý kịp thời mọi phản ứng phụ có thể xảy ra với khách hàng.

Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn có thêm các thông tin hữu ích tiêm vắc xin Sởi Quai bị Rubella MMR-II. Liên hệ ngay với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để đặt lịch tiêm chủng hoặc cần được giải đáp các thông tin liên quan.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital