Lịch tiêm chủng dịch vụ dành cho phụ nữ trước mang thai

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Thời điểm mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ tập trung năng lượng nuôi dưỡng thai nhi nên nếu không được chăm sóc tốt rất dễ bị nhiễm bệnh. Tiêm vắc xin trước khi mang thai là việc nên làm để bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Không những thế còn giúp sản sinh miễn dịch thụ động cho thai nhi thông qua nhau thai. Lịch tiêm chủng dịch vụ dành cho phụ nữ trước khi mang thai như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu.

1. Việc tiêm phòng trước khi mang thai có thật sự cần thiết?

Mẹ bầu khi mang thai sẽ bị suy giảm khả năng miễn dịch một cách tự nhiên do phải nuôi dưỡng thai nhi. Khi này, thai phụ rất dễ bị những bệnh truyền nhiễm tấn công dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng và có thể gây ra những biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến thai nhi.

Trước khi lập kế hoạch mang bầu, hãy lập kế hoạch tiêm chủng đầy đủ nhằm bảo vệ bản thân trước những sự tấn công của virus, vi khuẩn. Lời khuyên của các bác sĩ là hãy tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm cần thiết để cả thai kỳ của mẹ và bé luôn an toàn.

Tiêm phòng trước khi mang bầu là thật sự cần thiết.

Tiêm phòng trước khi mang bầu là thật sự cần thiết.

Tiêm phòng không chỉ là hành động bảo vệ mẹ mà còn là biện pháp ngăn ngừa những rủi ro, thương tổn do bệnh tật có thể gây ra cho thai nhi. Không những thế, việc tiêm phòng của mẹ trước mang thai có thể sản sinh ra một lượng kháng thể truyền sang cho bé trong những tháng đầu đời, giúp bé được bảo vệ khỏi một số bệnh truyền nhiễm mà bé chưa đủ tuổi tiêm phòng.

Tiêm vắc xin trước khi mang bầu không bắt buộc nhưng nếu không được tiêm đầy đủ thì những nguy cơ nhiễm bệnh trong thai kỳ hoàn toàn có thể xảy ra, Nếu mẹ mắc những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong quá trình mang thai như rubella, thủy đậu, sởi,… thai nhi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng như: bị dị tật thai nhi, sảy thai, có khả năng sinh non thậm chí thai lưu. Nếu mẹ tiêm đầy đủ thì thai kỳ của mẹ và bé sẽ trở nên yên tâm hơn, giúp mẹ thoải mái hơn trong suốt thai kỳ.

Chính vì vậy, trước khi mang bầu, các chị em cần tham khảo bác sĩ những mũi tiêm nào nên tiêm và tiêm bao nhiêu mũi, theo như lịch tiêm chủng dịch vụ tại các cơ sở tiêm dịch vụ.

2. Lịch tiêm chủng dịch vụ dành cho chị em tiền mang thai

Những mũi tiêm sau được khuyến cáo nên được tiêm đầy đủ cho chị em phụ nữ trước khi có bầu 3 tháng như sau:

2.1. Quai bị – sởi – rubella, mũi đầu tiên trong lịch tiêm chủng dịch vụ dành cho phụ nữ tiền mang thai

Sởi, quai bị và rubella (MMR) đều là những bệnh rất nguy hiểm cho mẹ bầu. Nếu thai bị không may bị nhiễm bệnh, thai nhi sẽ có nguy cơ bị sinh non, dị tật, lưu thai,… Phụ nữ trước khi mang thai cần lưu ý tiêm mũi vắc xin 3 trong 1 này trước 3 tháng.

Chị em cần để ý thời gian để tiêm chủng đầy đủ.

Chị em cần để ý thời gian để tiêm chủng đầy đủ.

Lịch tiêm chủng dịch vụ dành cho mũi MMR là nếu chưa tiêm trước đó thì nên tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần.

2.2. Vắc xin thủy đậu, mũi tiêm cần lưu ý trong lịch tiêm chủng dịch vụ cho mẹ tiền mang thai

Thủy đậu là một bệnh lây nhiễm nhanh và mạnh, phụ nữ mang thai nếu nhiễm thủy đậu có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Nhất là khi mẹ mắc thủy đậu vào 3 tháng đầu thì có nguy cơ thai nhi bị bại não, ảnh hưởng cơ chân tay,…Cuối thai kỳ, nếu mẹ nhiễm thủy đậu, có thể con sinh ra cũng bị nhiễm thủy đậu và gặp các biến chứng của bệnh.

Nếu mẹ chưa từng tiêm thủy đậu hoặc chưa từng mắc thủy đậu thì cần tiêm mũi vắc xin thủy đậu ít nhất 1 mũi trước mang thai 3 tháng. Tốt nhất nên tiêm 2 mũi, trong đó, mũi 2 sau mũi 1 tù 6 đến 8 tuần và vẫn đảm bảo cách thời điểm mang thai 3 tháng.

2.3 Vắc xin cúm

Trong các vắc xin khuyến cáo nên tiêm cho mẹ trước mang thai không thể thiếu vắc xin phòng bệnh Cúm. Mẹ bầu nếu nhiễm cúm trong 3 tháng đầu có thể dẫn đến thai nhi bị hở hàm ếch, sứt môi.

Lời khuyên bác sĩ đưa ra là nên tiêm vắc xin cúm trước khi mang thai 1 tháng và tiêm vào thời điểm trước khi xảy ra dịch Cúm hàng năm khoảng tháng 9, tháng 10.

3. Sau tiêm bao lâu thì có thể mang thai?

Trong thời điểm mang thai, sức khỏe và hệ miễn dịch của mẹ bầu thường suy giảm nên dễ mắc những bệnh có thể ảnh hưởng đến bản thân và thai nhi. Mẹ khi mang thai mắc bệnh có thể để lại di chứng sau này. Em bé khi bị lây nhiễm bệnh trong bụng mẹ có thể gặp những nguy cơ như sinh non, dị tật thai nhi thậm chí nặng hơn là sảy thai hoặc thai lưu. Chính vì vậy, trước khi mang thai mẹ cần được tiêm chủng đầy đủ để chuẩn bị một sức khỏe thật tốt cho cả thai kỳ.

lịch tiêm chủng dịch vụ

Cần tham vấn ý kiến của bác sĩ về các mũi tiêm phòng.

Rất nhiều mẹ “nóng lòng” muốn có bầu sớm nên thắc mắc sau khi tiêm phòng cần chờ bao lâu thì mới được có bầu. Theo các chuyên gia y tế tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, tiêm chủng xong cơ thể cần một khoảng thời gian để sản sinh ra kháng thể. Đồng thời, sau tiêm mẹ có thể cần thích nghi để hồi phục sức khỏe một cách tốt nhất nhằm chuẩn bị cho thời kỳ mang thai. Bác sĩ khuyên nên tiêm trước khi mang thai 3 tháng, nếu không thể thì nên tiêm trước ít nhất 1 tháng.

Nếu mẹ đang tiêm chưa đủ mũi mà đã mang bầu (với một số loại vắc xin) thì có thể cần hoãn tiêm và đợi khi đã sinh xong thì tiếp tục tiêm nốt. Cũng có những loại vắc xin không cần đợi mà có thể tiêm luôn trong thai kỳ. Còn lại đa số những vắc xin khác nếu đang tiêm dở hoặc mới tiêm chưa đủ thời gian đã mang bầu thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để xin tư vấn và cần theo dõi sát trong thời gian mang thai để đảm bảo con không gặp vấn đề gì ảnh hưởng bởi vắc xin. Cụ thể, cách lưu ý đối với từng loại vắc xin là:

– Vắc xin sống giảm độc lực như Quai bị-Sởi- Rubella hoặc thủy đậu thì cần lưu ý tuân thủ thời gian tiêm trước 3 tháng mới nên có bầu.

– Vắc xin bất hoạt như HPV, viêm gan B,.. thì cần hoàn thành trước khi mang thai 1 tháng là tốt nhất.

Trên đây là những thông tin về lịch tiêm chủng dịch vụ cho phụ nữ chuẩn bị mang thai. Nếu bạn cần thêm thông tin gì khác về vắc xin, vui lòng liên hệ trực tiếp đến Phòng tiêm chủng của Thu Cúc TCI bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital