Những điều cần biết về tiêm vắc xin MMR?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Tiêm vắc xin MMR giúp bảo vệ con người khỏi khả năng mắc các bệnh sởi – quai bị – rubella, cũng như phòng tránh việc lây lan bệnh trong cộng đồng. Cùng tìm hiểu thông tin về loại vắc xin này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Vắc xin MMR và những điều cần biết?

1.1. Định nghĩa bệnh sởi – quai bị – rubella là gì?

Sởi – quai bị – rubella là bệnh lý thường xảy ra, nhất là đối tượng trẻ em – người có đề kháng và sức khỏe non nớt.

– Bệnh lý sởi: đây là một loại bệnh lý có khả năng lây truyền qua con đường hô hấp, tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, nước bọt của người mắc bệnh. Bệnh sởi khởi phát với những dấu hiệu có thể nhận thấy bằng mắt như: sốt cao, xuất hiện phát ban, có thể ban đầu ở vùng mặt nhưng sau đó có thể lan ra khắp cơ thể. Hiện tượng sốt đi kèm với những dấu hiệu như: chảy nước mũi, ho, chảy nước mắt,…Bệnh sởi nếu không được kịp thời điều trị có thể gây ra những biến chứng như: viêm tai giữa, viêm phế quản,…

– Bệnh lý quai bị: đây cũng là một loại bệnh có khả năng lây lan thông qua hô hấp, tiếp xúc giữa người khỏe mạnh và người mắc bệnh. Bệnh quai bị có biểu hiện rõ ràng nhất là việc sưng viêm ở khu vực tuyến nước bọt, đi kèm với biểu hiện sốt, sưng góc hàm, có thể nổi hạch. Quai bị nếu không được điều trị có thể dẫn tới những biến chứng như: vô sinh, viêm tinh hoàn ở nam giới,…

Tiêm vắc xin MMR giúp phòng sởi - quai bị - rubella

Sởi – quai bị – rubella là bệnh lý thường xảy ra, nhất là đối tượng trẻ em – người có đề kháng và sức khỏe non nớt.

– Bệnh lý rubella: đây là một bệnh lý có nhiều điểm tương đồng với bệnh sởi. Mặc dù vậy, rubella đặc biệt có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi và mẹ bầu. Nếu mẹ bị mắc rubella trong lúc mang thai thì thai nhi có thể sẽ bị dị tật bẩm sinh như: điếc, đục thủy tinh thể, chậm phát triển,…

1.2. Khái niệm tiêm vắc xin MMR phòng sởi – quai bị – rubella

MMR là một loại vắc xin để phòng bệnh sởi – quai bị – rubella. Đây là loại vắc xin sống giảm độc lực được sản xuất bởi tập đoàn dược phẩm Merck Sharp and Dohme của Mỹ. Vắc xin MMR được sử dụng để tiêm vào cơ thể, giúp cơ thể có đề kháng chống lại 3 bệnh lý.

Tiêm vắc xin MMR đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi khả năng mắc bệnh, nhất là đối tượng trẻ em. Ngoài ra, vắc xin cũng giúp phòng tránh lây lan bệnh trong cộng đồng, hạn chế khả năng xảy ra biến chứng nếu mắc bệnh.

1.3. Tiêm vắc xin MMR áp dụng cho những đối tượng nào? Phác đồ tiêm chủng ra sao?

Vắc xin MMR là loại vắc xin được sử dụng rộng rãi cho cả đối tượng trẻ em và người lớn, nhất là với những người chưa thực hiện tiêm phòng sởi – quai bị – rubella bao giờ.

– Đối tượng trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên cho tới dưới 7 tuổi: phác đồ tiêm chủng bao gồm 2 mũi. Mũi tiêm đầu tiên có thể thực hiện khi trẻ đủ 12 tháng tuổi. Mũi tiêm thứ 2 nên tiêm cách mũi tiêm đầu tiên ít nhất sau 3 tháng, hoặc vào lúc trẻ trong khoảng 4 – 6 tuổi.

– Đối tượng trẻ em từ 7 tuổi trở lên và người lớn trưởng thành: phác đồ tiêm chủng bao gồm 2 mũi. Mũi đầu tiên thực hiện khi trẻ tròn 7 tuổi hoặc người lớn. Mũi thứ 2 nên thực hiện sau khi tiêm mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng.

1.4. Những đối tượng nào không được tiêm hoặc tạm hoãn tiêm vắc xin MMR?

Đối với bất cứ loại vắc xin nào chúng ta cũng cần quan tâm tới những đối tượng nào không được sử dụng hoặc tạm hoãn việc tiêm chủng nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.

1.4.1. Trường hợp không được thực hiện tiêm chủng vắc xin MMR

– Những người đã từng thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella trước đó.

– Những đối tượng đã tồn tại kháng thể IgG của bệnh sởi – quai bị – rubella.

– Người đã có tiền sử mắc bệnh lý sởi, quai bị, rubella thời gian trước đây.

– Đối tượng đang mắc bệnh làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, suy giảm miễn dịch.

– Đối tượng đang mắc bệnh HIV, AIDS hoặc có số lượng tiểu cầu thấp.

Tiêm vắc xin MMR - Đối với bất cứ loại vắc xin nào chúng ta cũng cần quan tâm tới những đối tượng nào không được sử dụng hoặc tạm hoãn việc tiêm chủng nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.

Đối với bất cứ loại vắc xin nào chúng ta cũng cần quan tâm tới những đối tượng nào không được sử dụng hoặc tạm hoãn việc tiêm chủng nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.

1.4.2. Trường hợp nên tạm hoãn việc tiêm chủng vắc xin MMR

– Đối tượng có tiền sử dị ứng với phần lòng đỏ của trứng gà. Do vắc xin MMR được nuôi cấy trên phôi gà nên những người bị dị ứng sẽ có khả năng không tiêm được vắc xin này. Lời khuyên là nên thông báo với bác sĩ khi khám sàng lọc trước tiêm để được tư vấn.

– Những người bị dị ứng với thuốc Neomycin.

– Đối tượng đang gặp một số triệu chứng như: sốt, ho, viêm đường hô hấp,…

– Những người mắc bệnh lao hoặc đang trong quá trình sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

1.5. Vắc xin MMR nên được sử dụng như thế nào?

– Vắc xin MMR phòng sởi – quai bị – rubella chỉ được dùng để tiêm qua đường bắp, khu vực cơ Delta hoặc vùng đùi của trẻ nhỏ. Tuyệt đối không được sử dụng để truyền qua tĩnh mạch hoặc tiêm bên trong da.

– Khi sử dụng vắc xin MMR cần phải pha với dung dịch đi kèm, theo đúng liều lượng và chỉ định của nhà sản xuất.

– Không được sử dụng dung dịch đi kèm của bất cứ loại vắc xin nào khác, hoặc vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella của nhà sản xuất khác. Điều này nhằm phòng tránh khả năng gây phản ứng phụ nguy hiểm cho người được tiêm.

– Liều lượng tiêm mỗi lần: 0,5ml.

2. Vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella MMR và các phản ứng phụ

Tiêm vắc xin MMR - Bất cứ loại vắc xin nào cũng có khả năng xảy ra phản ứng phụ tùy thuộc vào cơ địa và hệ miễn dịch của mỗi người.

Bất cứ loại vắc xin nào cũng có khả năng xảy ra phản ứng phụ tùy thuộc vào cơ địa và hệ miễn dịch của mỗi người.

Bất cứ loại vắc xin nào cũng có khả năng xảy ra phản ứng phụ tùy thuộc vào cơ địa và hệ miễn dịch của mỗi người. Cùng điểm danh một số phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella MMR:

– Hiện tượng đau nhức, sưng đỏ ở vết tiêm và xung quanh vùng tiêm. Đây là phản ứng có thể xảy ra và thường sẽ biến mất sau khoảng 1 vài ngày sau tiêm.

– Có khoảng 5 – 15% người sau khi tiêm vắc xin MMR sẽ bị sốt nhẹ. Tuy nhiên hiện tượng này cũng có thể tự hết sau khoảng 1 vài ngày sau tiêm. Cần theo dõi sức khỏe sau tiêm, nếu hiện tượng sốt kéo dài, sốt cao, đặc biệt với đối tượng trẻ em thì nên đưa trẻ đi tới bệnh viện để xử lý.

– Hiện tượng nổi ban đỏ sau tiêm cũng có thể xảy ra.

– Một số phản ứng phụ hiếm gặp, ít xảy ra sau khi tiêm vắc xin MMR đó là: viêm tuyến nước bọt, buồn nôn, viêm dây thần kinh, viêm não,…

Cần theo dõi sau tiêm đủ thời gian (ít nhất là 30 phút) để kịp thời xử lý nếu có hiện tượng sốc phản vệ sau tiêm chủng. Sau đó, cần theo dõi sức khỏe, nghỉ ngơi hợp lý, không chườm đắp lên vết tiêm. Đối với đối tượng trẻ em thì cần cho trẻ mặc đồ thoáng mát, chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt nếu cần.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp về vắc xin sởi – quai bị – rubella, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital