Tìm hiểu lịch chuẩn tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Viêm gan B là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ. Vắc xin viêm gan B là sản phẩm đã được chứng minh hiệu quả trong việc ngăn chặn virus viêm gan B và các biến chứng do viêm gan B gây ra. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về nguy cơ của viêm gan B đối với trẻ, nên tiêm viêm gan B cho trẻ khi nào để phòng bệnh hiệu quả và cần chú ý những gì khi cho trẻ đi tiêm phòng. Hãy đồng hành cùng chúng tôi và tìm hiểu thông tin quan trọng trong bài viết này nhé.

1. Nguy cơ viêm gan B đối với trẻ nhỏ

Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus HBV, ai cũng có thể bị nhiễm viêm gan B, trong đó trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng và gặp biến chứng nghiêm trọng. Virus viêm gan B chủ yếu lây truyền qua máu và các dịch tiết của cơ thể, đối với trẻ em nguy cơ lây nhiễm chính là khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, chuyển dạ và khi cho con bú.

– Giai đoạn mang thai:Virus viêm gan B có thể lây qua đường máu, trong giai đoạn mang thai, sự tiếp xúc giữa mẹ và thai nhi được hạn chế bởi hàng rào nhau thai, do đó tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang thai nhi là thấp, chỉ khoảng 2%. Tuy nhiên, mẹ không nên chủ quan, cần chú ý đến bảo vệ hàng rào nhau thai.

– Giai đoạn sinh nở: Đây là giai đoạn có khả năng lây truyền virus cao, lên đến 90%. Khi chuyển dạ, tử cung bắt đầu co thắt, kéo theo sự co thắt của mạch máu xung quanh thai nhi. Trong giai đoạn này, trẻ sơ sinh có thể nhiễm virus HBV thông qua tiếp xúc với máu của mẹ hoặc dịch âm đạo khi trẻ chào đời bằng sinh thường.

Giai đoạn sinh nở có khả năng lây truyền virus cao lên đến 90%

Giai đoạn sinh nở có khả năng lây truyền virus cao lên đến 90%

– Giai đoạn cho con bú: Mặc dù DNA của virus HBV được phát hiện trong sữa non của mẹ với nồng độ thấp, nhưng viêm gan B vẫn có khả năng lây qua đường sữa mẹ khi cho con bú.

Ngoài ra, trẻ em có thể bị nhiễm virus từ môi trường xung quanh qua các hoạt động hàng ngày như chia sẻ đồ dùng cá nhân, đồ chơi, hay qua tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh thông qua vết thương nhỏ từ những trò chơi thường gặp.

Tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ là biện pháp quan trọng mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ. Vắc xin giúp kích thích cơ thể trẻ sản xuất ra kháng thể chống lại virus HBV, tạo ra một hàng rào bảo vệ ngăn chặn sự lây nhiễm và phát triển bệnh, đặc biệt là ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của viêm gan B, như viêm gan mạn tính, xơ gan, hay thậm chí là ung thư gan.

Ngoài ra, tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ không chỉ bảo vệ trẻ mà còn đóng góp vào việc kiểm soát sự lây lan của virus viêm gan B trong cộng đồng, giúp tạo nên một môi trường an toàn hơn cho mọi người, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ và các đối tượng không đủ điều kiện tiêm vắc xin viêm gan B. Trẻ em được tiêm vắc xin viêm gan B đầy đủ có hiệu quả bảo vệ từ 80 đến 100% trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng viêm gan B.

2. Tiêm viêm gan B cho trẻ khi nào là đúng lịch?

2.1. Đối tượng trẻ em chỉ định và chống chỉ định tiêm viêm gan B

Để đảm bảo an toàn cho việc tiêm vắc xin viêm gan B, khi tiêm mũi đầu tiên, trẻ cần đáp ứng những điều kiện sau:

– Nhịp thở của trẻ ổn định.

– Da trẻ khỏe mạnh, hồng hào và không có dấu hiệu bất thường.

– Trẻ có khả năng bú tốt.

Hoãn tiêm cho trẻ nếu:

– Trẻ sinh non, trọng lượng cơ thể nhỏ hơn 2kg tại thời điểm tiêm văc xin, trẻ đang được theo dõi hồi sức.

– Trẻ đang sốt, mắc các bệnh cấp hoặc mạn tính.

Những trường hợp mà việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B là không phù hợp với trẻ, bao gồm:

– Trẻ phản ứng dị ứng nghiêm trọng với các thành phần trong thuốc chủng ngừa trước đó.

– Sốc phản vệ với thành phần kháng sinh có trong vắc xin.

– Hệ miễn dịch của bé bị ức chế do đang điều trị cấy ghép nội tạng, ung thư, hoặc trẻ nhỏ đang mắc các bệnh nhiễm trùng.

Việc xác định đúng đối tượng được tiêm vắc xin giúp đảm bảo an toàn cho trẻ trong việc bảo vệ sức khỏe khỏi viêm gan B. Các quyết định về tiêm vắc xin cần được đưa ra dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

2.2. Lịch chuẩn tiêm viêm gan B cho trẻ là khi nào?

Lịch trình tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ được xây dựng dựa trên các hướng dẫn và khuyến cáo từ các cơ quan y tế trên thế giới. Việc tuân thủ đúng lịch trình tiêm chủng giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ nhiễm virus viêm gan B và xây dựng hệ thống miễn dịch mạnh mẽ.

Tiêm viêm gan B cho trẻ khi nào là băn khoăn nhiều phụ huynh quan tâm

Tiêm viêm gan B cho trẻ khi nào là băn khoăn nhiều phụ huynh quan tâm

Lịch chuẩn tiêm viêm gan B cho trẻ thường được khuyến nghị như sau:

– Mũi tiêm thứ 1: Trẻ được tiêm liều đầu tiên trong vòng 24h sau khi trẻ chào đời tại bệnh viện nơi trẻ sinh ra. Lưu ý, nếu trẻ sinh ra từ mẹ mắc viêm gan B thì cần được tiêm thêm 1 mũi huyết thanh kháng virus viêm gan B trong vòng 12 – 24 giờ sau sinh, tốt là trong vòng 12 giờ.

– Mũi tiêm thứ 2: Để tạo đủ kháng thể, trẻ cần tiêm mũi tiêm thứ 2 sau mũi tiêm đầu tiên ít nhất là 1 tháng.

– Mũi tiêm thứ 3: Mũi tiêm thứ 3 cần được tiến hành sau mũi tiêm thứ 2 ít nhất 5 tháng.

Việc theo dõi lịch trình và đảm bảo trẻ tiêm đủ liều vắc xin là quan trọng để trẻ đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc bảo vệ sức khỏe khỏi viêm gan B. Phụ huynh nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn về lịch trình tiêm vắc xin phù hợp với trẻ của mình.

3. Những lưu ý và thông tin thêm khi tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ

– Sau khi tiêm vắc xin, quan sát trẻ trong khoảng thời gian quy định để theo dõi mọi phản ứng có thể xảy ra. Các biểu hiện bao gồm đau, sưng, hoặc đỏ tại nơi tiêm là phản ứng bình thường và tự hết sau 1 đến 2 ngày. Nếu có bất kỳ dấu hiệu phản ứng nặng hơn như khó thở, sốt cao, hoặc dấu hiệu dị ứng, cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Liên hệ với bác sĩ ngay khi bố mẹ cần hỗ trợ

Liên hệ với bác sĩ ngay khi bố mẹ cần hỗ trợ

– Trong vài giờ sau khi tiêm, đảm bảo trẻ được bú đủ và nghỉ ngơi đầy đủ.

– Bảo vệ nơi tiêm của trẻ khỏi nước hoặc bụi bẩn. Không gãi hoặc mài nơi tiêm để tránh gây tổn thương.

– Đo nhiệt độ cơ thể của trẻ trong vài ngày sau khi tiêm vắc xin. Sốt là một trong những phản ứng thường gặp và cần được quan sát.

– Nếu bố mẹ có bất kỳ thắc mắc hoặc lo ngại nào về sức khỏe của trẻ sau khi tiêm viêm gan B, liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ.

– Theo dõi lịch tiêm và đảm bảo rằng các mũi tiêm kế tiếp được thực hiện đúng đắn theo đúng lịch trình.

Những lưu ý và thông tin trên đây giúp đảm bảo rằng quá trình tiêm vắc xin diễn ra một cách an toàn và hiệu quả cho sức khỏe của trẻ. Để được tư vấn cụ thể và chi tiết về lịch tiêm cho trẻ cũng như những lưu ý sau tiêm vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ, bố mẹ có thể liên hệ ngay với TCI để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital