Tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung và 5 điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý gây ra những ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe và tâm lý của nữ giới.  Hiện nay, bệnh không có thuốc đặc hiệu điều trị, do đó phương pháp hiệu quả đó là chủ động tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung.

1. Đường lây nhiễm và độ nguy hiểm của virus gây ung thư cổ tử cung

Virus HPV (Human papillomaviruses) là nguyên nhân chính của các bệnh ung thư như ung thư hậu môn, ung thư bộ phận sinh dục, ung thư hầu miệng và đặc biệt là ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

Tỷ lệ lây nhiễm của loại virus này khá cao và lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, hậu môn hoặc miệng. Những người có khả năng mắc bệnh cao trong các trường hợp như quan hệ tình dục quá sớm, có nhiều bạn tình hoặc bạn tình từng quan hệ với nhiều người.

Virus HPV có thể gây ra nhiều bệnh lý về đường sinh dục nguy hiểm thậm chí là ung thư như: Sùi mào gà, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư âm đạo… Đây là những căn bệnh nguy hiểm, khó điều trị, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và tính mạng của người bệnh.

tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Virus HPV (Human papillomaviruses) là nguyên nhân chính của bệnh ung thư cổ tử cung

2. Những điều cần biết về vacxin ngừa ung thư cổ tử cung HPV

2.1. Vacxin ngừa ung thư cổ thư cổ tử cung HPV là gì?

Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung là vắc xin giúp phòng bệnh lý này và ngăn ngừa các u nhú ở bộ phận sinh dục phát triển, gây nguy hiểm đến sức khỏe. Để phòng ngừa sự lây nhiễm virus HPV và căn bệnh ung thư cổ tử cung thì tiêm vắc xin HPV được đánh giá an toàn và đem lại hiệu quả cao.

2.2. Các loại vacxin ngừa ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến

Tại Việt Nam, hiện có 2 loại vacxin được sử dụng phổ biến. Cả 2 loại vắc xin này đều được chấp thuận, kiểm định về độ an toàn và hiệu quả, có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung lên tới 90% và các tổn thương tiền ung thư trên 60%.

Vacxin Gardasil 4 (Mỹ)

Vacxin Gardasil 4 có khả năng phòng ngừa 4 tuýp HPV gây nguy cơ cao là 6, 11, 16, 18 cho trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi.

– Loại vacxin này có hiệu quả phòng ngừa các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung và ung thư cổ tử cung do hai chủng HPV 16 và 18; mụn cóc sinh dục do chủng HPV 6, 11; các tổn thương ung thư hoặc tiền ung thư cơ quan sinh dục khác.

– Phác đồ tiêm của loại vacxin Gardasil 4 gồm 3 mũi: Mũi thứ 2 tiêm cách mũi tiêm thứ nhất 2 tháng; mũi thứ 3 cách mũi đầu tiên 6 tháng.

Vacxin Gardasil 9 (Mỹ)

Vacxin Gardasil 9 là vacxin thế hệ mới mang lại hiệu quả phòng ngừa các bệnh ung thư nguy hiểm tới 94% cho cả nam và nữ giới. Độ tuổi tiêm loại vacxin này dành cho cả nam và nữ trong độ tuổi từ 9 đến 27 tuổi.

Trong đó độ tuổi từ 9 đến 14 tuổi tiêm theo phác đồ 2 liều, mỗi liều cách nhau từ 6 đến 12 tháng. Từ 15 tuổi trở lên tiêm theo phác đồ 3 liều (0 – 2 – 6 tháng) và hoàn thành tiêm trong vòng 1 năm.

vacxin ngừa ung thư

Tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung lên tới 90% và các tổn thương tiền ung thư trên 60%

2.3. Đối tượng nên và không nên tiêm vacxin HPV

Nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi nên thực hiện tiêm vắc xin HPV trước khi quan hệ để phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả. Bởi đây là thời điểm tiêm vacxin có thể phát huy hết công dụng. Nếu phụ nữ đã quan hệ, đã lập gia đình hoặc quá độ tuổi vẫn có thể chích ngừa vacxin.

Không nên thực hiện tiêm vacxin nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây:

– Quá nhạy cảm với men hoặc bất kỳ thành phần nào của vacxin.

– Đang bị sốt cấp tính hoặc nhiễm trùng ở cấp độ vừa hoặc nặng.

– Bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng thuốc làm loãng máu.

– Đã nhiễm khuẩn HPV.

2.4. Tác dụng phụ có thể xảy ra sau tiêm vacxin HPV

Nếu chưa quan hệ tình dục, nữ giới có thể tiêm ngừa HPV mà không cần làm thêm xét nghiệm. Tuy nhiên nếu đã quan hệ, nữ giới nên đi khám phụ khoa để làm xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe trước để đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Vắc xin HPV hiện đã và đang được sử dụng rộng rãi với độ an toàn và hiệu quả cao. Cũng giống với các loại vắc xin khác, tiêm vắc xin HPV cũng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như:

– Đau, sưng tấy, ngứa, đỏ tại vị trí vết tiêm.

– Sốt nhẹ dưới 38.5 độ C.

– Đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi.

– Buồn nôn, nôn khan.

– Tiêu chảy.

– Ngất xỉu…

Nếu như cơ thể có xuất hiện triệu chứng nào bất thường hoặc các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung thì nên tới cơ sở y tế để được xử lý sớm.

vacxin ngừa ung thư tử cung

Các phản ứng xảy ra đa số là các phản ứng thông thường và sẽ khỏi sau 2 – 3 ngày sau tiêm

2.5. Một số điều cần làm sau khi tiêm vacxin HPV

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh sau khi tiêm phòng, nữ giới nên sử dụng các biện pháp phòng tránh như:

– Giữ gìn vệ sinh vùng kín, tránh tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm mốc, viêm nhiễm phát triển.

– Thay băng vệ sinh sạch sẽ vào chu kỳ kinh nguyệt, hạn chế hoạt động quan hệ tình dục trong giai đoạn này tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

– Giữ tinh thần, trạng thái vui vẻ, hạn chế tình trạng căng thẳng.

– Không sử dụng thuốc lá và lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia.

– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, giàu dưỡng chất cho cơ thể và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

Bài viết trên là một số thông tin cần biết về vacxin ngừa ung thư cổ tử cung HPV. Cùng với đó là một số lưu ý khi tiêm loại vacxin này. Nếu còn thắc mắc nào chưa được giải đáp về vấn đề này, liên hệ ngay tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital