Độ tuổi tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Độ tuổi tiêm phòng ung thư cổ tử cung là một trong những điều mà các chị em phụ nữ quan tâm. Trong bài viết này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về những thông tin quan trọng trước khi tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung cũng như độ tuổi thích hợp để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất nhé.

1. Tại sao cần phải tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung thường do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra, một loại virus rất phổ biến và dễ lây lan qua đường tình dục. Tiêm vắc xin ngừa HPV là một biện pháp quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của phụ nữ. Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến và nguy hiểm nhất đối với phụ nữ trên toàn thế giới. Theo Thế giới Tổ chức Y tế (WHO), hàng năm có hơn 500 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó trường hợp  tử vong do ung thư cổ tử cung chiếm hơn một nửa. Việc tiêm vắc xin giúp hình thành kháng thể trong cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm virus HPV và phòng ngừa sự phát triển bất thường của tế bào cổ tử cung.

vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung là một biện pháp quan trọng để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung là biện pháp quan trọng để phòng ngừa HPV

– Bảo vệ khỏi virus HPV: Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung giúp tạo miễn dịch chống lại các loại virus HPV nguy hiểm, giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus và giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

– Hiệu quả cao: Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung đã được chứng minh hiệu quả và an toàn thông qua nhiều nghiên cứu lâm sàng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), vắc xin có thể ngăn ngừa tới 90% trường hợp ung thư cổ tử cung. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện chất lượng cuộc sống cho phụ nữ.

– An toàn và đơn giản: Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung là một biện pháp phòng ngừa an toàn, đã được kiểm định và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Quá trình tiêm vắc xin cũng đơn giản và dễ dàng, không gây ra đau đớn hay khó chịu.

– Bảo vệ cộng đồng:Tiêm vắc xin không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần vào việc bảo vệ cộng đồng. Khi nhiều người tiêm vắc xin, khả năng lây nhiễm virus HPV giảm, từ đó giảm nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

2. Tiêm phòng HPV và một vài lưu ý quan trọng

2.1 Độ tuổi tiêm phòng ung thư cổ tử cung thích hợp

Vắc xin Gardasil và Gardasil 9 là hai loại vắc xin được sử dụng trên thị trường hiện nay có khả năng phòng ngừa các ung thư gây ra bởi virus HPV. Vắc xin HPV đã chứng minh được tính an toàn và hiệu quả cao khi sử dụng rộng rãi ở hàng trăm quốc gia. Hiệu quả của vắc xin có thể lên đến 99% ở cả nam và nữ giới, đặc biệt là trong việc bảo vệ trẻ em gái và trai trong độ tuổi lý tưởng từ 9-14 tuổi:

Liều dùng cho mỗi mũi là 0,5ml, và tiêm bắp.

Liều dùng cho mỗi mũi vắc xin Gardasil là 0,5ml và tiêm bắp.

– Giai đoạn này là thời kỳ lý tưởng để tiêm vắc xin HPV, vì tác động phòng ngừa của vắc xin đạt hiệu quả cao nhất khi trẻ chưa tiếp xúc với virus HPV, thường xảy ra trước khi bắt đầu quan hệ tình dục.

– Nhiều nghiên cứu cho thấy gần 50% bé gái chưa quan hệ tình dục đã xuất hiện virus HPV. Nếu không tiêm vắc xin, trẻ phải đối mặt với “khoảng trống miễn dịch” đến khi tiến hành xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung vào khoảng 21 tuổi.

– Virus HPV có nhiều chủng khác nhau và khả năng tái nhiễm cao. Tiêm vắc xin đề phòng virus HPV từ các tuýp khác nhau là cách hiệu quả để bảo vệ toàn diện. Với sự xuất hiện của vắc xin thế hệ mới như Gardasil 9, việc tiêm vắc xin trở nên quan trọng, đặc biệt là đối với bé trai và bé gái từ 9 tuổi. Vắc xin không chỉ giúp phòng ngừa virus HPV mà còn ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư hầu họng, ung thư hậu môn, và cả bệnh sùi mào gà.

2.2 Phác đồ tiêm vắc xin phòng HPV

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung tại Việt Nam hiện có hai loại chính là Gardasil và Gardasil 9, đều được sản xuất bởi Merck Sharp & Dohme – một trong những tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới. Trong hai loại vắc xin này, Gardasil 9 được đánh giá ưu việt hơn vì mở rộng đối tượng tiêm và phạm vi phòng bệnh rộng hơn.

– Vắc xin Gardasil: Chủng ngừa 4 dạng virus HPV là 6, 11, 16, và 18, và chỉ sử dụng cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi. Thực hiện lịch tiêm 3 mũi, mũi 1 và mũi 2 cách nhau 2 tháng, mũi 2 và mũi 3 cách nhau 4 tháng.

– Vắc xin Gardasil 9: Vắc xin này chủng ngừa 9 dạng virus HPV là 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, và 58. Ngoài việc sử dụng cho nữ giới, vắc xin Gardasil 9 còn có thể áp dụng cho nam giới trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi.

Đối tượng 9 – 14 tuổi: Có thể tiêm 2 hoặc 3 mũi. Nếu tiêm 2 mũi, cần đảm bảo cách nhau từ 6 đến 12 tháng. Nếu tiêm 3 mũi, mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng, và đảm bảo tổng cộng 1 năm tiêm 3 mũi.

Đối tượng 15 – 26 tuổi: Tiêm 3 mũi, mũi 1 và mũi 2 cách nhau 2 tháng, mũi 2 và mũi 3 cách nhau 4 tháng.

– Người đã quan hệ tình dục và trên 26 tuổi dù hiệu quả của vắc xin có thể không cao bằng nhóm đối tượng khác, nhưng vẫn có thể thực hiện tiêm phòng.

– Người nhiễm HPV: Các trường hợp này cũng nên tiêm vắc xin để ngăn ngừa các dạng virus HPV khác có thể gây ung thư cổ tử cung.

độ tuổi tiêm phòng ung thư cổ tử cung hiện nay

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là địa chỉ tin cậy trong việc chủ động bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình

Tiêm vắc xin phòng HPV không cần phải làm xét nghiệm trước tiêm. Nữ giới độ tuổi 9 đến 26, không mang thai không mắc các bệnh cấp tính và không dị ứng với thành phần nào của vắc xin thì đáp ứng điều kiện tiêm vắc xin Tất cả chị em nên được khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng.

2.3 Các đối tượng không được tiêm vắc xin HPV

– Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Nên chờ đến sau khi sinh hoặc ngừng cho con bú mới tiêm vắc xin. rong trường hợp đã tiêm một phần mũi và mang thai: Hãy hỏi ý kiến bác sĩ và hoãn lịch tiêm các mũi còn lại cho đến sau khi sinh. Tuy nhiên, cần đảm bảo hoàn thành đủ 3 mũi vắc xin trong khoảng thời gian 2 năm.

– Người mắc bệnh mạn tính và đang sử dụng thuốc điều trị: Đặc biệt là những trường hợp có suy giảm miễn dịch hoặc dị ứng với vắc xin.

3. Các biện pháp phòng ngừa HPV bổ sung

Ngoài việc tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung, còn có một số biện pháp phòng ngừa bổ sung để tăng cường hiệu quả phòng chống căn bệnh này:

– Sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ: Phụ nữ nên thực hiện kiểm tra sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ 6 tháng. Điều này giúp phát hiện và điều trị sớm các bất thường và tế bào ác tính, từ đó giảm nguy cơ tử vong và tăng cơ hội hồi phục.

– Lối sống lành mạnh và hợp lý: Duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân đối, tập luyện thường xuyên, không hút thuốc và hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây ung thư là những điều quan trọng để giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Hy vọng với những thông tin trên đây có thể giúp chị em nắm được độ tuổi tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan cần được giải đáp, vui lòng liên hệ Thu Cúc TCI để được hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital