Tiêm phòng ung thư cổ tử cung trong bao lâu?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Để dự phòng đặc hiệu ung thư cổ tử cung – một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới, chúng ta có thể tiêm vắc xin HPV. Vậy, việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung trong bao lâu thì hoàn thành? Bài viết này chia sẻ với bạn câu trả lời cho câu hỏi đó, đọc ngay bạn nhé!

1. Về ung thư cổ tử cung

1.1. Khái niệm

Cổ tử cung là một phần của tử cung, nằm tại vị trí liền kề âm đạo. Cổ tử cung được cấu tạo từ 2 phần, mỗi phần lại được cấu tạo từ 2 loại tế bào. Cụ thể, 2 phần và 2 loại tế bào đó là: Phần mở cổ tử cung dẫn vào tử cung – tế bào tuyến và phần ngoài cổ tử cung (nơi mà khi thăm khám phụ khoa bằng mỏ vịt, bác sĩ có thể quan sát) – tế bào vảy. Nơi phần mở cổ tử cung dẫn vào tử cung và phần ngoài cổ tử cung giao nhau được gọi là vùng biến đổi. Ung thư cổ tử cung chủ yếu phát sinh tại vùng biến đổi, khi một hoặc một vài tế bào tại vùng này quá phát, lấn át các tế bào khác, tạo thành khối u.

Cổ tử cung là một phần của tử cung, nằm tại vị trí liền kề âm đạo.

Cổ tử cung được cấu tạo từ 2 phần, mỗi phần lại được cấu tạo từ 2 loại tế bào.

Tế bào quá phát thành ung thư cổ tử cung có thể là tế bào tuyến, tế bào vảy hoặc cả 2 loại tế bào đó. Với mỗi loại tế bào quá phát, chúng ta lại có một loại ung thư cổ tử cung:

– Ung thư biểu mô tuyến.

– Ung thư biểu mô tế bào vảy: Ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm đến 90% tổng số ca ung thư cổ tử cung. Với tỷ lệ này, ung thư biểu mô tế bào vảy chắc chắn là loại ung thư cổ tử cung phổ biến nhất.

– Ung thư biểu mô hỗn hợp: Ung thư biểu mô hỗn hợp sở hữu đặc điểm của cả 2 loại ung thư phía trên. Đây là loại ung thư cổ tử cung ít phổ biến nhất.

1.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân hình thành ung thư cổ tử cung được xác định là do Human Papillomavirus hay HPV. Được biết, HPV là virus có khả năng tắt các gen ức chế khối u ở người. Vì có nhiều tuýp, HPV có thể gây nhiều loại ung thư và bệnh lý khác nhau. Theo đó, ngoài ung thư cổ tử cung, HPV còn là nguyên nhân của: Ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư vòm họng, mụn rộp sinh dục,…

1.3. Đối tượng nguy cơ

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh nhân ung thư cổ tử cung thường nằm trong độ 35 – 44 tuổi. Như vậy, tuổi tác là yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung, phụ nữ 35 – 44 tuổi có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao hơn phụ nữ ở những độ tuổi khác. Tuy nhiên, thực tế này có thể thay đổi trong tương lai gần, bởi ung thư cổ tử cung đang trẻ hóa thần tốc. Ở Việt Nam, đã ghi nhận một bệnh nhân ung thư cổ tử cung mới 14 tuổi. Đây là bằng chứng rất rõ ràng cho suy đoán đó.

1.4. Biến chứng

Biến chứng của ung thư cổ tử cung tương đối đa dạng, nhưng về cơ bản thì có thể phân loại thành 2 nhóm:

– Biến chứng liên quan đến tử cung và các cơ quan sinh sản khác: Bệnh nhân ung thư cổ tử cung thường khó hoặc không thể mang thai, bởi để điều trị ung thư cổ tử cung, bệnh nhân sẽ phải hóa trị, xạ trị và/hoặc cắt cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng,…

– Biến chứng liên quan đến các cơ quan khác trong cơ thể: Tương tự các ung thư khác, ung thư cổ tử cung có thể di căn đến nhiều cơ quan trong cơ thể và hủy hoại các cơ quan này.

2. Về vắc xin ung thư cổ tử cung

Khả năng chữa khỏi của ung thư cổ tử cung là hoàn toàn có. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạc quan với thông tin này. Bởi muốn thế, chúng ta nhất định phải phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm. Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, bởi ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm không biểu hiện rõ ràng, trong khi đó, chúng ta lại chưa có thói quen thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Chính vì vậy, để bảo vệ bản thân trước ung thư cổ tử cung, bạn nên tiêm vắc xin HPV, càng sớm càng tốt.

Vắc xin HPV là vắc xin có khả năng tạo đáp ứng miễn dịch chủ động chống ung thư cổ tử cung.

Vắc xin HPV kích thích hệ miễn dịch của chúng ta sản sinh kháng thể tiêu diệt HPV.

2.1. Khái niệm

Vắc xin HPV là vắc xin có khả năng tạo đáp ứng miễn dịch chủ động không chỉ chống ung thư cổ tử cung mà còn chống cả ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư vòm họng, mụn rộp sinh dục,… Là một chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ Human Papillomavirus, trong cơ thể, vắc xin HPV sẽ kích thích hệ miễn dịch của chúng ta sản sinh kháng thể tiêu diệt HPV.

2.2. Phân loại

Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung có thể được chủng ngừa bằng một trong hai vắc xin: Vắc xin Gardasil và vắc xin Gardasil 9. Cả 2 có cùng một đơn vị nghiên cứu và sản xuất là Merck Sharp & Dohme, Mỹ – một trong những tập đoàn dược phẩm, chế phẩm sinh học nổi tiếng nhất thế giới. Tuy nhiên, so với vắc xin Gardasil, vắc xin Gardasil 9 ưu việt hơn về đối tượng phòng bệnh và phạm vi phòng bệnh:

– Về đối tượng phòng bệnh: Nếu vắc xin Gardasil chỉ có thể chủng ngừa HPV cho nữ giới 9 – 26 tuổi thì vắc xin Gardasil 9 lại có thể chủng ngừa HPV cho cả nữ giới và nam giới, 9 – 26 tuổi.

– Về phạm vi phòng bệnh: Nếu vắc xin Gardasil chỉ có thể chủng ngừa 4 tuýp HPV là 6, 11, 16, 18 thì vắc xin Gardasil 9 lại có thể chủng ngừa tới 9 tuýp HPV là 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58.

Bởi ưu việt hơn, vắc xin Gardasil 9 có giá cao hơn vắc xin Gardasil. Hiện tại, ở Việt Nam, giá một mũi Gardasil là 1.800.000đ còn giá một mũi Gardasil 9 là 3.200.000đ.

2.3. Tiêm phòng ung thư cổ tử cung trong bao lâu?

Dù lựa chọn vắc xin Gardasil hay vắc xin Gardasil 9, bạn cũng sẽ hoàn thành việc chủng ngừa ung thư cổ tử cung bằng vắc xin trong vòng 7 – 12 tháng. Theo đó, phác đồ tiêm chi tiết của 2 loại vắc xin đó như sau:

2.3.1. Vắc xin Gardasil

– Lịch tiêm: Tiêm 3 mũi trong 7 tháng; mũi 2 cách mũi 1 2 tháng và mũi 3 cách mũi 2 4 tháng.

– Liều dùng: 0,5ml.

– Đường dùng: Tiêm bắp.

2.3.2. Vắc xin Gardasil 9

– Đối tượng 9 – 14 tuổi: Tiêm 2 hoặc 3 mũi

Phác đồ tiêm 2 mũi: Khoảng cách giữa 2 mũi là 6 tháng – 1 năm.

Phác đồ tiêm 3 mũi: Nếu khoảng cách giữa 2 mũi nhỏ hơn 6 tháng, cần tiêm mũi 3, cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng, nhưng phải đảm bảo 3 mũi tiêm không quá 1 năm.

– Đối tượng 15 – 26 tuổi: Tiêm 3 mũi trong 7 tháng; mũi 2 cách mũi 1 2 tháng và mũi 3 cách mũi 2 4 tháng.

– Liều dùng: 0,5ml.

– Đường dùng: Tiêm bắp.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung trong bao lâu?

Bạn sẽ hoàn thành việc chủng ngừa ung thư cổ tử cung bằng vắc xin trong vòng 7 – 12 tháng.

Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi tiêm phòng ung thư cổ tử cung trong bao lâu. Để biết thêm thông tin chi tiết về ung thư cổ tử cung và vắc xin HPV, liên hệ Thu Cúc TCI, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital