Những điều cần biết về chích ngừa cho trẻ sơ sinh

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Trẻ sơ sinh là đối tượng cần được tiêm phòng đầy đủ do hệ miễn dịch yếu nên rất dễ nhiễm bệnh. Nhiều cha mẹ lo lắng khi tiêm phòng ở độ tuổi còn quá nhỏ sẽ khiến con bị khó chịu khi gặp các tác dụng phụ. Những điều cần biết về chích ngừa cho trẻ sơ sinh dưới đây sẽ giúp cha mẹ có nhiều thông tin hơn để an tâm đưa con mình đi tiêm chủng.

1. Những mũi chích ngừa cho trẻ sơ sinh quan trọng

1.1 Chích ngừa cho trẻ sơ sinh mũi viêm gan B

Virus gây nên bệnh viêm gan B là HBV đồng thời cũng là thủ phạm của những bệnh như xơ gan, viêm gan mạn tính hay ung thư gan. Những người có virus viêm gan B thể hoạt động có nguy cơ cao hơn mắc các biến chứng về gan khác. Theo các nghiên cứu y học đưa ra thì những người nhiễm virus từ sớm sẽ càng có khả năng biến chứng bệnh cao hơn và nhanh hơn. Nếu trẻ em bị nhiễm HBV, khả năng diễn tiến sang các bệnh gan mạn tính lên đến 90%.

Con đường lây nhiễm bệnh viêm gan B là thông qua đường máu, dịch tiết (khi quan hệ tình dục) và từ mẹ sang con thông qua nhau thai. Chính vì vậy thai nhi có nguy cơ mắc viêm gan B không hề nhỏ, nhất là những trường hợp mẹ có virus viêm gan B.

Mũi vắc xin viêm gan B thường được tiêm sau khi sinh trong vòng 1 ngày.

Mũi vắc xin viêm gan B thường được tiêm sau khi sinh trong vòng 1 ngày.

Chính vì thế, để bảo vệ an toàn cho trẻ sơ sinh khỏi virus viêm gan B nguy hiểm này, cần tiêm vắc xin cho trẻ ngay khi mới chào đời, trong vòng 24h, đây được coi là thời điểm tối ưu để tạo ra kháng thể viêm gan B. Tiêm vắc xin sớm nhất vào thời điểm này giúp bảo vệ trẻ không bị vô tình nhiễm virus HBV từ bên ngoài hoặc từ mẹ lây sang.

Tại Việt Nam, hầu hết các bệnh viện có chức năng đỡ đẻ đều có mũi tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh, trẻ sẽ được tiêm ngay trong vòng 1 ngày ngay sau khi chào đời. Những mũi viêm gan B tiếp theo sẽ được tiêm theo dạng vắc xin kết hợp 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 cùng với những bệnh khác để giảm số lần trẻ bị tiêm mà vẫn đảm bảo khả năng bảo vệ trẻ trước nhiều bệnh truyền nhiễm.

1.2. Chích ngừa cho trẻ sơ sinh mũi vắc xin lao

Lao là bệnh xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử và gây nên nhiều sự mất mát cho nhân loại. Từ khi có vắc xin lao, số lượng người “ra đi” vì căn bệnh này cũng giảm đi đáng kể.

Lao là bệnh nguy hiểm và nó đặc biệt nguy hiểm hơn cho trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh vì có thể gây ra tử vong với tỉ lệ lên đến 80%. 20% con lại may mắn sống sót có thể bị di chứng gắn liền suốt đời.

Chính vì vậy, cha mẹ cần nghiêm túc nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin lao đầy đủ cho trẻ sơ sinh. Đây là quyền lợi của trẻ và cũng là trách nhiệm của mỗi bậc phu huynh nhằm giúp bảo vệ con em mình khỏi căn bệnh lao quái ác.

Vắc xin lao, công cụ hữu hiệu bảo vệ trẻ khỏi bệnh lao thế kỷ.

Vắc xin lao, công cụ hữu hiệu bảo vệ trẻ khỏi bệnh lao thế kỷ.

Lịch chích ngừa cho trẻ sơ sinh đối với căn bệnh lao là trong vòng 1 tháng sau khi sinh. Cha mẹ có thể cho con ra trạm ý tế xã, phường để được tiêm miễn phí hoặc cho con ra các điểm tiêm chủng dịch vụ để đăng ký tiêm cho trẻ mới mức phí khá rẻ.

2. Những điều cần biết về chích ngừa cho trẻ sơ sinh

2.1 Lưu ý trước, trong và sau khi chích ngừa cho trẻ sơ sinh

– Trước khi tiêm. Nhằm đảm bảo thuận tiện và an toàn tiêm chủng cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý đến các vấn đề như:

+ Mang đầy đủ các giấy tờ tiêm chủng như sổ tiêm chủng, sổ khám bệnh trong thời gian gần nhất (nếu có) của trẻ.

+ Khai báo đầy đủ về tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ như: Trẻ ăn uống, ngủ nghỉ có bình thường trong 1 vài ngày gần đây hay không; trẻ hiện có đang bị những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh nào hay không; có đang sử dụng một loại thuốc bất kỳ trong vòng 1 tuần trở lại đây không; hiện tại trẻ có đang sốt hoặc uống hạ sốt hay không,…

+ Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần khai báo rõ về tình trạng sau khi trẻ tiêm chủng lần trước (mũi viêm gan B) về có vấn đề gì không, có bỏ bú hoặc có những phản ứng dị ứng nào đặc biệt không. Điều này giúp bác sĩ cân nhắc về khả năng tiêm chủng ở lần này của trẻ.

+ Trẻ có bị dị ứng với thuốc hoặc bất cứ thứ gì không

+ Lưu ý cho trẻ ăn no và ngủ đủ giấc trước khi đi tiêm để trẻ có thể lực khỏe mạnh nhất, tránh quấy khóc và giảm bớt tác dụng phụ khó chịu của vắc xin.

+ Mặc quần áo sạch sẽ, rộng rãi và thấm hút mồ hôi để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn sau khi tiêm chủng, đồng thời bảo vệ vết tiêm của trẻ không bị nhiễm bẩn.

– Trong khi tiêm: Cha mẹ cần cùng kiểm tra tên vắc xin, nơi sản xuất, thời gian hết hạn của vắc xin trước khi thực hiện tiêm. Đồng thời cũng cần quan sát vỏ hộp của vắc xin có nguyên vẹn không, xilanh có mới không, dung môi có đạt chuẩn không,v…v… Khi bế trẻ để tiêm cần làm như hướng dẫn của nhân viên y tế và giữ trẻ chặt không để trẻ quẫy đạp nhiều. Tiêm xong cần vỗ về để trẻ bớt hoảng sợ.

– Sau khi tiêm: Tiêm xong cha mẹ không được đưa trẻ về ngay mà cần ở lại theo dõi các phản ứng sau tiêm của trẻ. Thời điểm này rất cần ở lại trung tâm tiêm chủng để được các nhân viên y tế cùng theo dõi để kịp thời phát hiện những phản ứng của cơ thể trẻ. Nếu là những phản ứng bất thường thì sẽ được đội ngũ y tế cấp cứu kịp thời.

chích ngừa cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ đúng cách khiến trẻ cảm thấy dễ chịu hơn sau tiêm.

Sau theo dõi 30 phút, nếu cảm thấy trẻ không có vấn đề gì về sức khỏe thì nhân viên y tế sẽ kiểm tra lại nhiệt độ và vết tiêm của trẻ một lần nữa trước khi về.

Tiếp tục theo dõi thêm tình trạng của trẻ thêm 48 tiếng nữa khi về nhà, đặc biệt là ban đêm. Những phản ứng thường gặp sau khi tiêm chủng là:

+ Sốt nhẹ dưới 38,5 độ, ớn lạnh

+ Quấy khóc, ăn kém đi

+ Sưng đỏ tại nơi tiêm, với vắc xin lao có thể nhiều trẻ bị mưng mủ ở vết tiêm và sẽ tự vỡ ra rồi khỏi.

Nếu quan sát thấy trẻ khi về nhà mà xuất hiện những phản ứng bất thường như: nổi mẩn đỏ, ngứa, khó thở, thở ngắt quãng, thở nhanh, thở gấp, nôn trớ… thì cần báo cho nhân viên y tế hoặc đến khám ở những cơ sở gần nhà.

2.2 Chăm sóc cho trẻ sau tiêm chủng như thế nào?

Nếu nhận thấy trẻ gặp các tác dụng phụ của thuốc ở mức độ nhẹ thì cứ tiếp tục theo dõi tại nhà thêm 1-2 ngày. Đồng thời có chế độ chăm sóc trẻ như:

– Cho trẻ mặc những quần áo thoáng mát, rộng rãi

– Cho trẻ ăn với lượng sữa như hàng ngày nhưng chia nhỏ cữ bú, tăng số lần bú lên để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ

– Nếu trẻ sốt cần bỏ bớt quần áo, chườm ấm những vùng như nách, bẹn, cổ. Trường hợp trẻ sốt trên 38 độ thì cần hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc hạ sốt và liều dùng có thể sử dụng cho trẻ.

– Không bôi hoặc đắp những thứ như: chanh, khoai tây, dầu gió,.. lên vết tiêm của trẻ.

Như vậy, việc tiêm chủng cho trẻ sơ sinh là đặc biệt cần thiết và mang đến nhiều lợi ích cho trẻ. Cha mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm và đưa trẻ đi tiêm đúng “thời điểm vàng” nhằm nâng cao hiệu quả của vắc xin.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital