Tiêm phế cầu khuẩn phòng bệnh gì? Lịch tiêm cho người lớn và trẻ em

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Chủ động tiêm phế cầu khuẩn giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước mầm bệnh phế cầu là việc làm hết sức cần thiết. Trong bài viết này, Thu Cúc TCI sẽ thông tin chi tiết tới bạn tiêm vắc xin phế cầu giúp phòng bệnh gì và lịch tiêm cụ thể cho trẻ em và người lớn.

1. Vắc xin phế cầu

Vacxin phế cầu là vắc xin giúp cơ thể chống lại vi khuẩn Streptococcus pneumoniae khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Ở Việt Nam, có 2 loại vắc xin chính được sử dụng trong tiêm phòng phế cầu là vắc xin Synflorix và vắc xin Prevenar 13.

Trẻ em dưới 2 tuổi, người lớn trên 65 tuổi, những người có sức đề kháng kém, nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, cơ thể dễ bị nhiễm các bệnh lý về hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, cúm… nên đi tiêm phòng vắc xin phế cầu để bảo vệ sức khỏe.

Trẻ em dưới 2 tuổi, người lớn trên 65 tuổi nên đi tiêm phòng vắc xin phế cầu để bảo vệ cơ thể

Trẻ em dưới 2 tuổi, người lớn trên 65 tuổi nên đi tiêm phòng vắc xin phế cầu để bảo vệ cơ thể

2. Tiêm phế cầu khuẩn giúp phòng bệnh gì?

Tiêm phế cầu khuẩn giúp phòng các bệnh do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra như bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng máu.

2.1. Bệnh viêm phổi

Viêm phổi do vi khuẩn phế cầu là bệnh rất thường gặp ở những đối tượng có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém. Tiêm phế cầu khuẩn giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa vi khuẩn tiến sâu gây lên bệnh viêm phổi.

2.2. Bệnh viêm tai giữa

Vi khuẩn phế cầu xâm nhập vào cơ thể có xu hướng lây lan nhanh từ họng đến tai qua vòi nhĩ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tai, viêm tai giữa, thậm chí là thủng màng nhĩ, giảm thính giác,…  Nếu cơ thể đã được tiêm vắc xin, kháng nguyên sinh ra sẽ chống lại các tác nhân gây bệnh và bảo vệ tai một cách tốt nhất.

2.3. Bệnh viêm màng não

Căn bệnh nguy hiểm với di chứng nặng nề, có thể làm thần kinh chậm phát triển, tay chân yếu, liệt nửa người, thậm chí là tử vong. Tiêm phòng phế cầu phòng bệnh viêm màng não do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae là việc rất cần thiết.

Tiêm phòng phế cầu giúp phòng bệnh viêm màng não do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra

Tiêm phòng phế cầu giúp phòng bệnh viêm màng não do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra

2.4. Bệnh nhiễm trùng huyết

Vi khuẩn Streptococcus pneumoniae có thể xâm nhập vào máu và gây nên bệnh nhiễm trùng huyết nếu cơ thể không có đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn. Nếu không điều trị kịp thời, nhiễm trùng huyết còn có thể dẫn đến tử vong. Khi đã được tiêm vắc xin, cơ thể có thể ngăn chặn được sự xâm nhập trên và tránh bị bệnh.

3. Chi tiết lịch tiêm chủng cho trẻ em và người lớn

Nắm chắc lịch tiêm chủng giúp bạn chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và đặc biệt là sức khỏe của trẻ.

3.1. Tiêm chủng trẻ em

Đối với trẻ từ 6 tuần tới 7 tháng tuổi, các bé cần tiêm lộ tình 3 mũi chính và 1 mũi nhắc lại:

– Mũi chính: Mỗi mũi chích cách nhau 1 tháng.

– Mũi nhắc lại: Cách mũi chính cuối cùng 6 tháng.

Đối với trẻ từ 7 tháng đến 12 tháng tuổi, nếu trước đó chưa tiêm bất cứ mũi phế cầu nào thì các bé cần tiêm hai mũi chính và một mũi nhắc lại.

– Mũi tiêm: Mỗi mũi chích cách nhau 1 tháng.

– Mũi nhắc lại: Cách mũi chính cuối cùng 2 tháng, hoặc khi bé hơn 1 tuổi.

Đối với trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi, hệ thống miễn dịch của trẻ đã gần như hoàn thiện, lộ trình tiêm chỉ cần duy nhất 1 mũi chính và 1 mũi nhắc lại.

– Mũi nhắc lại: Cách mũi tiêm chính tối thiểu 2 tháng.

3.2. Tiêm chủng người lớn

Tiêm phế cầu cho trẻ em từ 24 tháng tuổi và người lớn chỉ cần duy nhất 1 mũi đã giúp cơ thể sản sinh ra đủ đề kháng để bảo vệ cơ thể trước vi khuẩn.

4. Lưu ý khi đi tiêm phế cầu khuẩn

Khi đưa trẻ đi tiêm phế cầu khuẩn, mẹ không nên cho trẻ bú quá no, hoặc để bé quá đói vì việc đó có thể làm trẻ bị tụt huyết áp trước tiêm, ảnh hưởng đến quy trình tiêm.

Cần thông báo chi tiết tới bác sĩ tình hình sức khỏe hiện tại (ho, sốt,…), tiền sử dị ứng, có mắc các bệnh cấp tính không, trẻ sinh non dưới 28 tuần,….

Sau khi tiêm cần ở lại nơi tiêm 1 tiếng để theo dõi phản ứng sau tiêm.

Sau khi tiêm cần ở lại nơi tiêm 1 tiếng để theo dõi phản ứng sau tiêm. 

Sau khi tiêm cần ở lại nơi tiêm 1 tiếng để theo dõi phản ứng sau tiêm.

Sau tiêm cơ thể có thể sẽ xuất hiện một số phản ứng phụ như đau nhức chỗ tiêm, sốt nhẹ, chán ăn, với trẻ em các bé sẽ quấy khóc. Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như tím tái, nổi mề đay, phát ban, sốt cao trên 39 độ,… cần thông báo ngay cho bác sĩ để được cấp cứu và xử trí kịp thời.

Nên lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín có đầy đủ chức năng khám/tư vấn/cấp cứu để đảm bảo an toàn sức khỏe khi tiêm vắc xin phế cầu.

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là đơn vị tiêm chủng uy tín đảm bảo chất lượng và dịch vụ theo đúng quy định của bộ y tế đã và đang được nhiều khách hàng tin tưởng. Hiện tại, Thu Cúc TCI cung cấp đầu đủ các mũi vắc xin bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả gia đình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vắc xin và tiêm chủng bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital