Công dụng của vắc xin phế cầu và lịch tiêm phế cầu

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Hiện nay ở Việt Nam, vắc xin phế cầu nằm trong top những danh mục vắc xin quan trọng trong chương trình tiêm chủng và được khuyến cáo nên tiêm cho cả người lớn và trẻ em. Nhiều cha mẹ vẫn còn băn khoăn về hiệu quả cũng như tác dụng phụ của vắc xin phế cầu. Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về công dụng cũng như lịch tiêm phế cầu trong bài viết dưới đây.

1. Các bệnh lý nghiêm trọng do phế cầu khuẩn gây ra

1.1 Tìm hiểu về vi khuẩn phế cầu (Streptococus)

Vi khuẩn phế cầu có tên khoa học là Stretococus, chúng thường cư trú chủ yếu trong các khoang mũi họng hoặc hầu họng nhưng không gây ra bệnh ngay, mà khi hệ miễn dịch của chủ thể bị suy giảm hoặc chưa được hoàn thiện, vi khuẩn phế cầu mới phát triển mạnh mẽ và gây bệnh.

Vi khuẩn phế cầu - tác nhân chính gây nên các bệnh viêm đường hô hấp phổ biến ở người già và trẻ nhỏ

Vi khuẩn phế cầu – tác nhân chính gây nên các bệnh viêm đường hô hấp phổ biến ở người già và trẻ nhỏ

Các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra chủ yếu là bệnh liên quan đến đường hô hấp và có thể lây lan khi chúng ta tiếp xúc với người bị bệnh thông qua các hành động như hắt hơi, ho, nôn hay dùng chung đồ dùng cá nhân. Nhiều bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng máu…

1.2 Các bệnh lý nghiêm trọng khi người bệnh bị phế cầu khuẩn tấn công

– Viêm phổi: Bệnh lý phổ biến nhất khi mắc phế cầu khuẩn

Phế cầu khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh viêm phổi ở cả trẻ em lẫn người cao tuổi và người có hệ miễn dịch yếu. Khi mắc viêm phổi, các túi khí ở một hoặc cả hai bên phổi sẽ bị tổn thương và gây viêm, bệnh có thể tiến triển trong thời gian ngắn và gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Một số biểu hiện khi bị viêm phổi đó là sốt cao, ho có đờm hoặc ra máu, đau ngực kèm khó thở, thở rít.

– Bệnh viêm màng não ở trẻ em và người cao tuổi trên 65

Trong những bệnh mà vi khuẩn phế cầu gây ra thì viêm màng não là căn bệnh để lại nhiều di chứng nặng nề nhất. Viêm màng não sẽ có biểu hiện ban đầu là buôn nôn và nôn, đau đầu vì vậy bệnh rất khó phát hiện và hay bị lầm tưởng với những bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, khi bệnh viêm màng não phát triển sẽ có thêm các triệu chứng như cứng cổ, thở gấp, nhạy cảm với ánh sáng, tinh thần thiếu minh mẫn. Viêm màng não có thể để lại di chứng nặng nề suốt đời cho người bệnh như chậm phát triển trí tuệ, liệt các chi, rối loạn tâm thần,….

– Bệnh nhiễm trùng huyết ở người bệnh HIV

Người bệnh bị nhiễm HIV là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch kém vì thế dễ mắc bệnh lý hơn người khỏe mạnh, trong đó có bệnh nhiễm trùng huyết do vi khuẩn phế cầu gây nên. Khi mắc nhiễm trùng huyết, người bệnh sẽ có các biểu hiện lâm sàng như: rét run và sốt, đau đầu, tinh thần lơ mơ, có thể bị sốc nhiễm khuẩn dẫn đến tử vong cao.

– Bệnh lý viêm tai giữa ở trẻ nhỏ do vi khuẩn phế cầu

Viêm tai giữa là bệnh lý thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ với tỉ lệ mắc lên tới 80%, nguyên nhân chính là do phế cầu khuẩn tấn công vào các đường hô hấp trên nhưng không được điều trị dứt điểm hoặc đúng cách dẫn đến viêm tai giữa. Triệu chứng thường gặp đối với trẻ nhỏ khi mắc viêm tai giữa là sốt cao, quấy khóc, tai có mủ, khó ngủ và có phản xạ dụi tai. Ở người lớn, viêm tai giữa xảy ra ít hơn với các biểu hiện như đau vùng tai, sốt hoặc giảm thính giác.

Ngoài những bệnh lý trên, vi khuẩn phế cầu còn có thể khiến người bệnh mắc viêm xoang cấp tính, viêm màng ngoài tim, viêm mô tế bào, thậm chí bị áp xe não (nếu bệnh diễn tiến nặng)

Ngoài những bệnh lý trên, vi khuẩn phế cầu còn có thể khiến người bệnh mắc viêm xoang cấp tính, viêm màng ngoài tim, viêm mô tế bào, thậm chí bị áp xe não (nếu bệnh diễn tiến nặng)

Do đó, để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra thì tiêm phòng vắc xin ngừa phế cầu là việc làm vô cùng cần thiết. Vắc xin phế cầu sẽ tạo ra hệ miễn dịch chủ động, kích thích các phản ứng miễn dịch của cơ thể nhằm tạo ra nhiều kháng thể để chống lại các chủng phế cầu, bảo vệ sức khỏe, nhất là với trẻ nhỏ – đối tượng chưa được hoàn thiện hệ miễn dịch trong những năm đầu đời.

2. Lịch tiêm phế cầu dành cho trẻ từ 6 tuần – 5 tuổi

Hiện nay trong chương trình tiêm chủng quốc gia có 2 loại vắc xin phòng phế cầu là vắc xin Synflorix (Bỉ) và vắc xin Prevenar 13 (Mỹ). Vắc xin Synflorix có khả năng phòng được 10 chủng phế cầu, trong khi đó khả năng phòng ngừa ở vắc xin Prenevar 13 là 13 chủng. Dưới đây là lịch tiêm phế cầu chi tiết của 2 dòng vắc xin trên.

2.1 Lịch tiêm phế cầu vắc xin Synflorix

Vắc xin phế cầu Synflorix được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi, và được chia làm 3 giai đoạn:

– Giai đoạn 1 – Trẻ từ 6 tuần tuổi đến dưới 7 tháng tuổi (áp dụng 1 trong 2 liệu trình)

Liệu trình 3 + 1 mũi nhắc lại: Liều đầu tiên bắt đầu khi trẻ đủ 6 tuần tuổi. Mũi tiêm thứ 2 cách liều đầu tiên ít nhất 1 tháng. Liều 3 cách liều 2 ít nhất 1 tháng. Mũi tiêm nhắc lại cách liều tiêm thứ 3 ít nhất 6 tháng.

Liệu trình: 2 +1: Liều 1 khi trẻ đủ 6 tuần tuổi, liều 2 tiêm cách liều 1 ít nhất 2 tháng, và liều nhắc lại cách liều 2 ít nhất 6 tháng.

– Giai đoạn 2 – Dành cho trẻ từ 7 – dưới 12 tháng tuổi: Nếu trẻ chưa được tiêm vắc xin phế cầu Synflorix trước đó, có thể áp dụng lịch trình 2 + 1 (2 liều tiêm và 1 liều nhắc). Mũi thứ 2 cách liều đầu tiên ít nhất 1 tháng. Cha mẹ cho trẻ đi tiêm nhắc lại khi trẻ trên 1 tuổi và cách liều thứ 2 ít nhất 2 tháng.

– Giai đoạn 3 – Dành cho trẻ từ 1 – 5 tuổi: Nếu trước đó trẻ chưa từng tiêm vắc xin phế cầu, trẻ sẽ được chỉ định tiêm 2 liều vắc xin, khoảng cách tối thiểu giữa các mũi tiêm là 2 tháng.

2.2 Lịch tiêm phế cầu vắc xin Prevenar 13

Vắc xin Prevenar 13 là vắc xin dành cho cả trẻ em và người lớn với lịch tiêm phế cầu như sau:

– Giai đoạn trẻ từ 6 tuần đến dưới 7 tháng tuổi: Tiêm 3 mũi + 1 mũi nhắc lại. Khoảng cách giữa các mũi chính cách nhau ít nhất 1 tháng, tiêm mũi nhắc lại khi trẻ 11 – 15 tháng tuổi và cách mũi thứ 3 ít nhất 2 tháng.

– Giai đoạn trẻ từ 7 tháng đến dưới 12 tháng tuổi: Tiêm 2 mũi + 1 mũi nhắc lại, khoảng cách tối thiểu giữa các mũi tiêm là 1 tháng. Mũi nhắc lại được tiêm khi trẻ trên 12 tháng và cách mũi 2 ít nhất 2 tháng

– Giai đoạn trẻ từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tuổi: Tiêm 1 mũi + 1 mũi nhắc lại. Khoảng cách giữa mũi tiêm nhắc lại và mũi 1 ít nhất 2 tháng.

– Đối với trẻ 2 tuổi và người trưởng thành: Lịch tiêm 1 mũi duy nhất và không cần tiêm nhắc lại.

Cha mẹ nên nắm rõ lịch tiêm phế cầu theo từng loại vắc xin để cho con đi tiêm đúng lịch, đủ liều

Cha mẹ nên nắm rõ lịch tiêm phế cầu theo từng loại vắc xin để cho con đi tiêm đúng lịch, đủ liều

Tuân thủ đúng phác đồ tiêm vắc xin phòng phế cầu sẽ giúp trẻ nhỏ cũng như bản thân mỗi người chúng ta tạo được miễn dịch chủ động trước các căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra. Hiện nay, Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI đang cung cấp dịch vụ tiêm chủng với vô vàn lợi ích và đặc quyền. Để được tư vấn chi tiết và khám sàng lọc miễn phí cùng chuyên gia tiêm chủng, quý khách hàng hãy liên hệ tới tổng đài tư vấn của TCI để được hỗ trợ nhanh nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital