Thiếu máu cơ tim có chữa được không và và cách phòng ngừa

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Văn Khuê

Bác sĩ Nội Khoa

Thiếu máu cơ tim có chữa được không? Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm gì?

1. Thiếu máu cơ tim là gì?

Thiếu máu cơ tim là tình trạng lòng động mạch vành bị hẹp lại khiến lượng máu về tim không đủ. Khi động mạch bị tắc được gọi là nhồi máu cơ tim. Bệnh có thể xảy ra khi gắng sức hoặc trong điều kiện bình thường.

Thiếu máu cơ tim trong thai kỳ được định nghĩa là lượng máu cung cấp cho tim của thai phụ không đủ. Điều này là do những thay đổi sinh lý trong thai kỳ ảnh hưởng đến tim và nhu cầu oxy.

Thiếu máu cơ tim thầm lặng là cơn đau tim xảy ra do tắc nghẽn động mạch vành. Lúc này máu không được cung cấp đến tim, gây nên cơn đau rất mơ hồ, không rõ cường độ. Cơn đau diễn ra rất nhanh và thường bị nhầm với các cơn đau khác. Thiếu máu cơ tim có chữa được không? Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm gì? Hãy cùng theo dõi thông tin bài viết dưới đây.

Thiếu máu cơ tim là tình trạng máu về tim không đủ.

Thiếu máu cơ tim là tình trạng lòng động mạch vành bị hẹp lại khiến lượng máu về tim không đủ.

2. Nguyên do gây bệnh

Thiếu máu cơ tim xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, tùy theo phương thức tác động, có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân sau:

2.1. Nguyên nhân tức thời

– Bệnh mạch vành: Khi có quá nhiều cholesterol và chất béo tích tụ trong động mạch vành sẽ tạo cơ hội cho các mảng xơ vữa hình thành, cản trở khả năng lưu thông của máu.

– Sự hiện diện của huyết khối (cục máu đông): Huyết khối xảy ra khi mảng xơ vữa động mạch dày lên và vỡ ra. Chúng là nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu trong tim và giảm lưu lượng máu đến tim.

– Co thắt mạch vành: Đây là tình trạng làm giảm nhanh lượng máu đến tim gây ra cơn đau thắt ngực biến thể hay còn gọi là cơn đau thắt ngực kim loại Prinz.

2.2. Nguyên nhân gián tiếp

– Xơ vữa động mạch vành do hút thuốc lá nhiều.

– Giảm hoạt động thể lực có thể làm tăng lipid máu, cholesterol xấu và tăng nguy cơ thiếu máu cơ tim.

– Hàm lượng triglycerid và cholesterol trong máu cao tạo điều kiện hình thành các mảng xơ vữa động mạch.

– Bệnh tiểu đường và béo phì có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu.

– Huyết áp cao lâu ngày có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, làm tổn thương động mạch vành.

3. Biểu hiện bệnh thiếu máu cơ tim thường gặp

Một số bệnh nhân thiếu máu cơ tim không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi các dấu hiệu và triệu chứng xảy ra, thường là đau ở vùng ngực, thường ở bên trái cơ thể (đau thắt ngực). Ở phụ nữ, người lớn tuổi hoặc người mắc bệnh tiểu đường, các biểu hiện của bệnh thiếu máu cơ tim có thể dễ nhận biết hơn và bao gồm:

– Đau vùng cổ/hàm.

– Đau vai/cánh tay.

– Nhịp tim nhanh.

– Khó thở khi vận động.

– Buồn nôn, nôn.

– Đổ nhiều mồ hôi.

– Mệt mỏi.

Nhịp tim nhanh báo hiệu thiếu máu cơ tim.

Cảm giác đau ngực, nhịp tim nhanh báo hiệu thiếu máu cơ tim.

4. Giải đáp thắc mắc: thiếu máu cơ tim có chữa được không?

Bệnh thiếu máu cơ tim hiện nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh có thể được kiểm soát thông qua việc tầm soát định kỳ. Bên cạnh đó, người bệnh cần duy trì lối sống khoa học, luyện tập thể dục thể thao đều đặn và dùng thuốc hỗ trợ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

5. Các loại thuốc hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim

Có một số loại thuốc điều trị bệnh thiếu máu cơ tim sẵn, để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng. Các loại thuốc phổ biến đó là:

– Nitroglycerin: Thuốc này giúp giảm đau thắt ngực và cải thiện lưu lượng máu đến cơ tim bằng cách làm giãn mạch máu.

– Thuốc chẹn beta: Đây là nhóm thuốc giúp làm chậm nhịp tim và giảm nhu cầu oxy của cơ tim nên có tác dụng giảm đau ngực.

– Thuốc chẹn kênh canxi: Những loại thuốc này mở rộng mạch máu để giúp máu lưu thông tốt hơn đến cơ tim.

– Statin: Những loại thuốc này được sử dụng để giảm cholesterol và kiểm soát bệnh động mạch vành.

– Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Loại thuốc này thường được sử dụng như thuốc chống huyết khối. Thuốc có tác dụng giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trong động mạch vành.

Khi điều trị nội khoa không còn hiệu quả, cần phải can thiệp mạch vành bằng đặt stent hoặc phẫu thuật. Các phương pháp xâm lấn nhằm giải quyết nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim.

6. Cách phòng bệnh thiếu máu cơ tim

Thay đổi thói quen và lối sống có thể giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính, đặc biệt là bệnh tim mạch. Một số phương pháp phòng ngừa thiếu máu cơ tim mà người bệnh có thể áp dụng là:

6.1. Thiếu máu cơ tim có chữa được không: Phòng ngừa bằng cách tập thể dục

Chọn một hoạt động (bơi lội, đi bộ, đạp xe, tập dưỡng sinh) phù hợp với tuổi tác của bạn. Đặt mục tiêu tập thể dục 30 phút mỗi ngày và 150 phút mỗi tuần.

6.2. Thiếu máu cơ tim có chữa được không: Thay đổi chế độ ăn

Tránh ăn nhiều thức ăn chứa chất béo no và cholesterol cao như: mỡ động vật, da và nội tạng động vật, lòng đỏ trứng. Nên ăn thức ăn chứa chất béo no (dầu) (đậu, lạc, đỗ). Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, hoa quả, trái cây tươi,

6.3. Thiếu máu cơ tim phòng ngừa bằng cách duy trì cân nặng hợp lý

Giảm cân cho người thừa cân béo phì có thể giúp giảm gánh nặng cho tim và khớp. Chỉ số BMI < 23 được khuyến nghị.

6.4. Thiếu máu cơ tim phòng ngừa bằng cách không hút thuốc lá

Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu (bia, rượu). Thuốc lá và thuốc lào là những yếu tố nguy cơ cao gây xơ vữa động mạch vành. Uống nhiều rượu có thể dẫn đến tăng nhịp tim và huyết áp.

Không hút thuốc là giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim.

Không hút thuốc là giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim hiệu quả.

6.5. Sử dụng thuốc phòng và điều trị bệnh

Cũng như các bệnh lý tim mạch khác, sử dụng thuốc là giải pháp phòng ngừa và điều trị thiếu máu cơ tim an toàn, hiệu quả. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp chữa trị và ngăn ngừa tối đa nguy cơ mắc bệnh.

7. Khám chữa bệnh thiếu máu cơ tim ở đâu?

Chuyên khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một trong số những địa chỉ uy tín trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý tim. Tại đây quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia hàng đầu về tim mạch, sẽ trực tiếp thăm khám. Các bệnh lý sẽ được chẩn đoán một cách nhanh chóng, chính xác, giúp người bệnh xử trí tối ưu để bảo vệ sức khỏe.

Không chỉ vậy, bệnh viện còn được đầu tư nhiều trang thiết bị y tế hiện đại. Bao gồm máy siêu âm tim màu, máy điện tâm đồ, máy chụp X-quang… Những thiết bị này giúp cho quá trình khám chữa bệnh diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Nếu đang gặp các vấn đề bệnh lý tim mạch, bạn đọc liên hệ tổng đài bệnh viện TCI: 0936 388 288 để được tư vấn thông tin phù hợp, chính xác và hữu ích.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital