Các lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Bệnh nhân mắc rối loạn nhịp tim có thể gặp nguy hiểm về tính mạng nếu không được phát hiện kịp thời. Bài viết này cùng bạn tìm hiểu bệnh, cách điều trị cũng như những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim.

1. Tổng quan những điều cần biết về rối loạn nhịp tim

1.1. Giải thích: Rối loạn nhịp tim là tình trạng như thế nào?

Rối loạn nhịp tim là một loại bệnh tim đặc biệt gây ra bởi tần số hoặc sự khác biệt trong nhịp tim, có thể quá nhanh, quá chậm hoặc quá thất thường. Chỉ 30% trong số các ca bệnh là nữ giới, trong khi đó, nam giới phổ biến hơn, rơi vào khoảng 70% trong số các trường hợp.

Các loại rối loạn nhịp tim xảy ra khi xung động điện ở tim bất thường, thường bao gồm các dạng như sau:

– Rối loạn tần số – định nghĩa là nhịp tim quá nhanh hay quá chậm.

– Tim hoạt động không liên tục: lúc đập nhanh, lúc đập chậm, lúc đập quá sớm,…

– Rối loạn vị trí: Loạn nhịp xảy ra trong tâm nhĩ hoặc tâm thất.

Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim 1

Các loại rối loạn nhịp tim xảy ra khi xung động điện ở tim bất thường

1.2. Những triệu chứng thường gặp của tình trạng rối loạn nhịp tim

Một số tình trạng sau có thể giúp bạn nghi ngờ mắc rối loạn nhịp tim:

– Nhịp tim nhanh: Khi tim đập với tốc độ trên 100 nhịp/phút,

– Nhịp tim chậm: Khi tim đập với tốc độ thấp hơn 60 nhịp/phút.

– Cảm giác khó thở kèm đau ở ngực

– Chóng mặt và choáng váng.

– Tình trạng đánh trống ngực

– Ngất xỉu, thở ngắn và mệt mỏi

Tình trạng ngất xỉu có thể báo hiệu rối loạn nhịp tim

Tình trạng ngất xỉu có thể báo hiệu rối loạn nhịp tim

Nhiều bệnh lý khác có thể gây ra các triệu chứng này, nhưng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn bị nhiều trong số chúng. Bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán và không loại trừ trường hợp bạn có thể bị rối loạn nhịp tim.

1.3. Tình trạng rối loạn nhịp tim có thể bắt nguồn từ đâu?

Nhiều người bị rối loạn nhịp tim từ khi sinh ra và một số người bị do quá trình sống. Nhìn chung, các nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim bao gồm:

– Bệnh tăng huyết áp

– Sẹo cơ tim hoặc các biến chứng sau khi cơn đau tim đi qua

– Một số bệnh lý xảy ra ở động mạch vành

– Tình trạng cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) hoặc suy giáp (Tuyến giáp hoạt động bị suy yếu)

– Bệnh liên quan đến cơ tim gây ra thay đổi cấu trúc tim

– Tình trạng rối loạn thần kinh thực vật tim cũng gây ra các rối loạn nhịp tim.

Mọi lứa tuổi có thể mắc rối loạn nhịp tim, tuy nhiên có thể kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ.

Các yếu tố có khả năng gây loạn nhịp tim bao gồm:

– Tình trạng thiếu máu cơ tim

– Sử dụng ma túy, lạm dụng thuốc lá, uống nhiều cà phê và rượu

– Người mắc bệnh tiểu đường.

– Tình trạng căng thẳng trí, stress

– Yếu tố di truyền

– Tình trạng bị ngưng thở trong khi ngủ.

1.4. Rối loạn nhịp tim được bác sĩ chẩn đoán bằng cách nào?

Bệnh nhân sẽ được chẩn đoán bằng cách thu thập thông tin về họ và kiểm tra các tình trạng tim như:

– Hỏi về lịch sử y tế của bạn và triệu chứng bệnh

– Tiến hành khám lâm sàng.

– Ghi lại hoạt động của tim trong suốt một ngày bằng điện tim Holter

– Đo điện tâm đồ để đánh giá hoạt động điện của tim.

Siêu âm tim: Xác định cấu trúc, kích thước và cách tim chuyển động

– Theo dõi triệu chứng, test gắng sức: Kiểm tra tại thời điểm gắng sức như chạy bộ hoặc đạp xe tại chỗ.

– Thực hiện các xét nghiệm, đo điện sinh lý tim,..

– Kiểm tra hoạt động của tuyến giáp xem có bất thường hay không

2. Điều trị rối loạn nhịp tim bằng phương pháp nào?

Đối với từng loại nhịp tim mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp khác nhau, trong đó với nhịp tim chậm, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc hoặc máy tạo nhịp tim – một thiết bị nhỏ cấy dưới cơ ngực. Loại máy này sẽ hỗ trợ tạo ra các xung điện giúp hỗ trợ kích thích và khôi phục tần số tim. Điều đó có thể hạn chế nguy cơ đột tử xảy ra.

Đối với nhịp tim nhanh, các phương pháp thường dùng là thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, liệu pháp phế vị (tác động lên dây thần kinh phế vị và hệ thống thần kinh để kiểm soát nhịp tim), đốt điện hoặc sốc chuyển nhịp.

Nếu các phương pháp trên không hiệu quả thì bệnh nhân sẽ phải trải qua phẫu thuật như bắc cầu mạch vành hoặc phẫu thuật Maze để cải thiện bệnh.

3. Các nhóm thuốc cải thiện rối loạn nhịp tim phổ biến hiện nay

Điều trị thuốc thường được ưu tiên đầu tiên cho loạn nhịp tim, không hiệu quả mới sử dụng các phương pháp can thiệp lên tim bởi chúng tiềm ẩn biến chứng hoặc tái phát. Để điều chỉnh rối loạn xung điện và phục hồi nhịp tim bình thường, bệnh nhân cần kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian đủ dài. Thuốc có tác động theo các cơ chế:

– Ngăn chặn tình trạng nhịp tim tự động bất thường

– Tăng thời gian trơ và tăng thời gian phục hồi cơ tim.

– Tăng hoặc giảm tốc độ dẫn xung điện từ tim.

Thông thường, có 3 nhóm thuốc phổ biến được các bác sĩ lựa chọn như sau:

3.1. Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim – Nhóm chống loạn nhịp

Bác sĩ cân nhắc sử dụng nhóm này để kéo dài thời gian trơ của tim và ngăn chặn hiệu quả tình trạng nhịp tim tự động bất thường.

3.2.Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim – Nhóm thuốc chẹn beta

Nhóm thuốc chẹn beta là nhóm các loại thuốc giúp làm nhịp tim chậm lại, nhờ đó thư giãn cơ tim và giảm các gánh nặng hoạt động cho tim. Từ đó sẽ làm giảm dẫn truyền xung điện tim qua nút nhĩ thất.

3.3. Nhóm thuốc chẹn kênh canxi hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim

Nhóm thuốc chẹn kênh canxi thường có tác dụng giãn mạch, giảm dẫn truyền xung điện qua nút nhĩ thất. Ngoài nhóm thuốc này, có thể sử dụng thêm một số loại thuốc khác phụ trợ giúp tăng sức co bóp cơ tim và giảm dẫn truyền xung điện, hoặc thuốc có tác dụng như chất chủ vận purin giúp giãn mạch và giảm dẫn truyền qua nút nhĩ thất.

4. Một số lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc điều trị tình trạng rối loạn nhịp tim

4.1. Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng

Sử dụng thuốc sai cách có thể khiến rối loạn nhịp tim trở nên tồi tệ hơn thay vì cải thiện tình trạng bệnh. Bệnh nhân còn có thể gặp tình trạng sưng chân, dị ứng thuốc, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, mắt bị mờ đi, ăn không ngon miệng, tình trạng tiêu chảy, táo bón,…

Nhìn chung, bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc chống rối loạn nhịp tim.

Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ

Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ

Sử dụng thuốc theo chỉ định và trình bày với bác sĩ nếu bạn đang có bệnh lý nền.

Để đảm bảo rằng các liệu pháp khác ngoài thuốc và thuốc đang sử dụng không tương tác xấu với nhau, hãy tham vấn với bác sĩ nếu bạn muốn kết hợp.

4.2. Các lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt bổ trợ quá trình điều trị

Hãy lựa chọn thực phẩm có lợi cho tim mạch, bổ sung trái cây và rau củ. Ngoài ra giảm thiểu ăn mặn và tránh sử dụng các chất kích thích, thuốc lá,..

Ngoài ra, cần duy trì cân nặng ở mức ổn định, thường xuyên tập thể dục với cường độ hợp lý để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Trên đây là những điều cần biết về bệnh rối loạn nhịp tim cũng như những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim bạn cần biết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital