Phương pháp mổ tán sỏi qua da (hay còn được biết đến với tên gọi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ) được coi là một trong những giải pháp thay thế hoàn hảo cho mổ mở trong điều trị sỏi thận và sỏi niệu quản. Hiện nay, nhiều bệnh nhân được chỉ định điều trị với phương pháp này nhưng vẫn chưa nắm bắt được những thông tin cơ bản của phương pháp điều trị này.
Menu xem nhanh:
1. Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ là gì?
Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ là phương pháp điều trị áp dụng cho sỏi thận và sỏi niệu quản. Kỹ thuật này sử dụng năng lượng laser tác động đến viên sỏi và hút hoặc gắp vụn sỏi ra ngoài thông qua vết rạch 5mm qua da vào thận.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được gây mê sâu do đó không có cảm giác đau đớn, đồng thời vết rạch chỉ 5mm hạn chế những nguy cơ biến chứng có thể gặp phải.
Sau đó, vẫn với đường hầm này, bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống thông thận với mục đích:
– Thông đường truyền nước tiểu sau điều trị, đường truyền sẽ được đặt từ thận xuống bàng quang để dẫn lưu nước tiểu.
– Bảo vệ niệu quản và thận sau điều trị.
– Thuận tiện cho quá trình chụp và kiểm tra sau mổ.
Ống thông này sẽ được rút một thời gian ngắn sau điều trị, khi tình trạng của người bệnh đã ổn định.
2. Một số lưu ý quan trọng khi tán sỏi qua da
2.1 Đối tượng chỉ định mổ tán sỏi qua da
Tán sỏi qua da được áp dụng cho sỏi thận và sỏi niệu quản, tuy nhiên phương pháp này được áp dụng với các trường hợp như sau:
– Bệnh nhân có sỏi thận với kích thước lớn hơn 1,5 cm
– Bệnh nhân bị sỏi niệu quản ⅓ trên và có kích thước lớn hơn 1,5 cm
Ngoài ra, một vài trường hợp sỏi thận, sỏi niệu quản nhưng bệnh nhân không được chỉ định điều trị với tán sỏi qua da, cụ thể:
– Bệnh nhân mắc chứng rối loạn máu khó đông hoặc gây mê hồi sức.
– Bệnh nhân có bất thường về mạch máu tại thận, có thể bị chảy máu nhiều.
– Bệnh nhân bị bệnh lý như: tim mạch, cao huyết áp, viêm hoặc suy thận… chưa điều trị dứt điểm
– Bệnh nhân không thể điều trị nội soi.
– Bệnh nhân bị bất thường trong hệ tiết niệu, đặc biệt là hẹp niệu quản.
– Bệnh nhân đang mang thai.
2.2 Quá trình mổ tán sỏi qua da
Để điều trị tán sỏi qua da, người bệnh cần có được phác đồ điều trị với phương pháp trúng đích nhất. Với bệnh nhân điều trị với tán sỏi qua da, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa để nắm bắt được:
– Tình trạng sỏi của bệnh nhân: kích thước, vị trí, số lượng…
– Được bác sĩ giải thích về quy trình thực hiện tán sỏi qua da, ưu và nhược điểm của phương pháp.
– Thời gian điều trị và những lưu ý trong quá trình điều trị.
– Đánh giá người bệnh có đủ điều kiện điều trị bệnh hay không: những bệnh lý nền, một số bất thường trong cơ thể…
Sau khi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, nếu đạt điều kiện mổ, người bệnh sẽ được tiến hành các bước chuẩn bị cho tán sỏi qua da như: đo huyết áp, nhịp tim, gây mê hoặc gây tê tủy sống…
Cụ thể quá trình điều trị với tán sỏi qua da diễn ra với các bước như sau:
Bước 1: Người bệnh được tiến hành chọc dò từ da vào thận hoặc niệu quản sao cho quãng đường từ da đến trong cơ thể là ngắn nhất và đảm bảo an toàn nhất.
Bước 2: Đường hầm vào thận sẽ có kích thước từ 5-6mm, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành nong đường hầm vào thận để kích thước phù hợp đưa dụng cụ nội soi vào. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành tán vỡ sỏi bằng năng lượng laser cực lớn và lấy mảnh vụn ra ngoài.
Bước 3:Bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống Sonde JJ cho bệnh nhân để thuận tiện cho quá trình kiểm tra sau điều trị và dẫn lưu nước tiểu từ thận xuống. Ống thông sẽ được rút sau khi tình trạng của người bệnh ổn định.
Toàn bộ quá trình điều trị với tán sỏi qua da trong khoảng từ 45-60 phút, đây là thời gian điều trị ngắn so với một ca phẫu thuật. Người bệnh có thể theo dõi quá trình điều trị của mình thông qua màn hình được truyền hình ảnh từ camera từ đầu ống nội soi. Đồng thời, trong quá trình điều trị, người bệnh cũng không có cảm giác đau đớn hay khó chịu bởi đã vô cảm bằng gây mê hoặc gây tê tủy sống.
2.3 Tại sao nên tán sỏi qua da điều trị sỏi tiết niệu?
Tán sỏi qua da được đánh giá là một phương pháp điều trị thay thế hoàn hảo cho mổ mở truyền thống bởi nhiều ưu điểm. Bên cạnh đó, đây cũng là phương pháp duy trì và bảo tồn sức khỏe tối đa cho người bệnh. Vậy vì sao người bệnh nên điều trị với tán sỏi qua da?
Đảm bảo về tỉ lệ điều trị thành công
Với công nghệ tiên tiến hạn chế tối đa xâm lấn, người bệnh sẽ điều trị sỏi tiết niệu với những kĩ thuật mới cùng với tay nghề chuyên môn của bác sĩ giỏi, tỉ lệ thành công của phương pháp này rất cao. Ngược lại tỉ lệ tái phát và biến chứng rất thấp.
Đảm bảo về sức khỏe sau điều trị
Thay vì mổ mở truyền thống với nguy cơ biến chứng và nhiều bất tiện sau điều trị, người bệnh khi tán sỏi qua da sẽ đảm bảo về sức khỏe sau điều trị. Người bệnh chỉ cần theo dõi tại viện tối đa 3 ngày là có thể xuất viện và hồi phục nhanh chóng, trở lại với cuộc sống sinh hoạt thường ngày mà không cần sự hỗ trợ.
Hạn chế tối đa nguy cơ tái phát sỏi sau điều trị
Nhiều bệnh nhân khi điều trị thành công lo lắng về tình trạng tái phát sỏi sau điều trị, bởi sỏi tiết niệu là một bệnh lý dễ tái phát nếu không có chế độ sinh hoạt và tập luyện hợp lý. Tuy nhiên khi điều trị với tán sỏi qua da, màn hình với độ phân giải cao được bác sĩ trực tiếp theo dõi niệu quản của người bệnh. Do đó, tình trạng sót sỏi, tái phát sỏi do điều trị thường rất ít xảy ra.