Trong quá trình mang thai, thai phụ thường được theo dõi các chỉ số sinh tồn như nhịp tim, huyết áp, cân nặng. Việc kiểm soát huyết áp của phụ nữ mang thai là một trong những yếu tố quan trọng mang đến hiệu quả cho quá trình quản lý thai kỳ, giảm thiểu các vấn đề có thể xảy ra trong thời khắc vượt cạn. Vậy nếu thai phụ bị huyết áp cao có đẻ thường được không?
Menu xem nhanh:
1. Hiện tượng huyết áp bất thường, tăng cao trong thai kỳ
Theo thống kê, có khoảng 5-10% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng tăng huyết áp bất thường. Huyết áp được hình thành từ lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Nó thể hiện áp lực dòng chảy của máu lên thành động mạch trong quá trình máu được đẩy đi khắp cơ thể, nuôi dưỡng các mô, tế bào.
Tăng huyết áp biểu hiện khi huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg hoặc huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg. Tăng huyết áp trong thai kỳ được thể hiện qua các thể:
– Tăng huyết áp mãn tính: Mẹ bầu gặp tình trạng huyết áp tăng bất thường từ trước khi mang thai hoặc từ tuần thai thứ 20. Tình trạng này có thể tiếp tục xảy ra sau 42 ngày kể từ khi sinh.
– Tăng huyết áp trong thai kỳ: Mẹ bầu bị tăng huyết áp từ tuần thứ 20. Tuy nhiên, huyết áp sẽ trở lại bình thường trong vòng 42 ngày sau sinh.
– Tiền sản giật: Đây là dạng lâm sàng được chẩn đoán bằng xét nghiệm protein niệu, khi huyết áp tâm thu ở ngưỡng lớn hơn 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương thấp hơn 90 mmHg. Thông thường, những thai phụ có chỉ số huyết áp ổn định nhưng đến tuần thứ 20, huyết áp có sự thay đổi sẽ gặp vấn đề tiền sản giật. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng sinh non.
– Tiền sản giật do tiền sử bệnh tăng huyết áp mãn tính: Thai phụ có nguy cơ cao bị tiền sản giật do bệnh huyết áp mãn tính, kèm theo protein niệu.
1.1. Những nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp cao trong thai kỳ
Trong thời gian mang thai, cơ thể người phụ nữ không ngừng thay đổi. Vì vậy, nếu không quản lý một số vấn đề như chế độ ăn uống, nghỉ ngơi trong thai kỳ, tình trạng huyết áp cao hoàn toàn có thể xảy ra. Một số nguyên nhân dẫn tới việc mẹ bầu bị huyết áp cao gồm:
– Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp, mẹ thường xuyên ăn mặn.
– Thai phụ không có kế hoạch quản lý thai kỳ phù hợp.
– Thai phụ đã quá tuổi sinh nở, từ 35 tuổi trở lên.
– Thai phụ có lượng đường trong máu tăng cao, dẫn đến đái tháo đường thai kỳ.
1.2. Những triệu chứng giúp nhận biết huyết áp cao trong thai kỳ
Dựa vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp cao trong thai kỳ, các mẹ có thể chủ động nhận biết tình trạng này thông qua một số triệu chứng như:
– Phù nề chân, tay.
– Cân nặng tăng đột ngột.
– Thị lực kém, rối loạn.
– Buồn nôn, mệt mỏi.
– Đau bụng thường xuyên, khó chịu thượng vị.
1.3. Những biến chứng thường gặp của tình trạng tăng huyết áp trong thai kỳ
Mẹ bầu bị tăng huyết áp trong thai kỳ có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là trong quá trình sinh nở. Mức độ nguy hiểm sẽ tương ứng với thời gian mẹ bắt đầu có dấu hiệu tăng huyết áp cũng như diễn biến của chỉ số huyết áp cao tại từng giai đoạn của thai kỳ.
Một số biến chứng mẹ bầu bị huyết áp cao có thể gặp:
– Mẹ bầu bị tiền sản giật, dẫn tới phù võng mạc, phù não, xuất huyết não, suy thận, hoại tử ống thận, thiếu máu, tiểu cầu giảm,…
– Biến chứng về nhau như nhau bong non, rách nhau, sinh non,…
– Thai chậm phát triển, biến chứng về hệ thần kinh, bệnh lý tim mạch bẩm sinh,…
2. Thai phụ bị tăng huyết áp có đẻ thường được không? Làm thế nào để nâng cao khả năng sinh thường?
Đối với các mẹ bầu, phương pháp sinh thường vẫn là lựa chọn được ưu tiên nhiều nhất. Đẻ thường mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé, đồng thời cũng giúp các mẹ hạn chế được những biến chứng về sức khỏe sinh sản sau này.
Tuy nhiên, liệu các mẹ gặp tình trạng huyết áp cao có thể đẻ thường được không?
2.1. Thai phụ bị huyết áp cao có đẻ thường được không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, thai phụ gặp vấn đề về huyết áp, huyết áp cao hoàn toàn có thể sinh thường. Tuy nhiên, sức khỏe của mẹ bầu có đáp ứng được hay không vẫn là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu.
Bởi vậy, trước khi sinh, thai phụ thường được thăm khám, theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên để bác sĩ Sản khoa nắm rõ được tình trạng chung, tình trạng huyết áp nói riêng. Nếu huyết áp của thai phụ quá cao, có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, ảnh hưởng tới quá trình chuyển dạ, bác sĩ Sản khoa sẽ đưa ra chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu có thể thực hiện sinh mổ theo chỉ định từ tuần thứ 37 trở đi.
2.2. Huyết áp cao có đẻ thường được không? Làm thế nào để mẹ bầu nâng cao khả năng sinh thường?
Như đã chia sẻ, việc bị huyết áp cao trong thai kỳ không hoàn toàn tước đi cơ hội đẻ thường của các mẹ bầu. Nếu các mẹ xây dựng kế hoạch quản lý thai kỳ khoa học, phù hợp với thể trạng hiện tại, cải thiện phần nào vấn đề huyết áp cao, cơ hội sinh thường thuận lợi sẽ tăng lên đáng kể.
– Thiết lập, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp:
Phần lớn các mẹ bị huyết áp cao trong thai kỳ đều đến từ một chế độ ăn uống chưa khoa học. Bởi vậy, để khắc phục tốt tình trạng này, điều đầu tiên cần làm là cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày. Các mẹ có thể bổ sung thêm chất xơ, protein, kali và đạm trong mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó, hạn chế tối đa việc dùng muối, đường, mỡ từ động vật, đồ uống có cồn, có chất kích thích là điều mà tất cả các mẹ bầu đều cần thực hiện sát sao.
– Uống đủ nước:
Việc uống đủ lượng nước cơ thể cần trong một ngày là việc làm mang lại hiệu quả kiểm soát huyết áp cao tốt nhất. Uống đủ tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày giúp hỗ trợ tuần hoàn máu, từ đó cũng cải thiện được nhiều vấn đề khác trong thai kỳ.
– Vận động thường xuyên:
Vận động thường xuyên giúp điều chỉnh nhịp tim của mẹ bầu ổn định hơn, từ đó cải thiện tình trạng huyết áp cao bất thường trong thai kỳ. Thai phụ nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, tránh vận động quá sức và nên tập luyện ở những nơi thoáng đãng.
– Giữ cho tâm trạng của bản thân luôn ổn định và được thư giãn:
Tình trạng huyết áp tăng cao có thể đến từ việc người mẹ thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress trong thai kỳ. Bởi vậy, việc ổn định cảm xúc, để tinh thần luôn thoải mái là việc mà các mẹ nên làm nếu muốn điều chỉnh huyết áp, nâng cao khả năng sinh thường.
– Luôn chú ý đến cân nặng trong thai kỳ:
Tình trạng tăng cân nhanh trong thai kỳ cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến huyết áp cao. Các mẹ cần phải chú ý kiểm soát cân nặng của bản thân, tránh để số cân vượt khỏi ngưỡng cho phép.
– Có kế hoạch khám thai định kỳ để được theo dõi sức khỏe thai sản:
Quá trình khám thai định kỳ sẽ cho các mẹ nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thân theo từng mốc tuần thai. Không chỉ kiểm tra, đánh giá các chỉ số sinh tồn, khám thai còn giúp thai phụ phát hiện được các bệnh lý có thể mắc phải thông qua xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, các chỉ số đo huyết áp qua từng mốc thai kỳ, siêu âm,…
Vì vậy, huyết áp cao trong thai kỳ nếu không được phát hiện, theo dõi sớm có thể khiến các mẹ bầu mất đi cơ hội sinh thường. Hy vọng với những thông tin trên, các mẹ sẽ hiểu hơn về tầm quan trọng của việc thăm khám, quản lý thai kỳ và có sự lựa chọn sáng suốt trong việc tìm kiếm một địa chỉ uy tín, phù hợp.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã và đang làm rất tốt nhiệm vụ, sứ mệnh giúp đỡ các mẹ bầu hoàn thành tốt quá trình mang thai, vượt cạn của bản thân, từng bước đến với thiên chức làm mẹ. Tại TCI, thai phụ được lựa chọn các gói Thai sản từ tuần 8 đến khi mẹ chuyển dạ nhằm hỗ trợ quá trình sinh diễn ra thuận lợi nhất.
Với mỗi mốc tuần thai quan trọng, các mẹ được TCI hẹn lịch khám, gọi điện nhắc lịch hẹn và sắp xếp trước khi thăm khám. Quy trình thực hiện mỗi buổi khám nhanh gọn, đầy đủ, từ khâu kiểm tra các chỉ số sinh tồn đến khâu xét nghiệm, siêu âm, đọc kết quả,… tất cả đều nhằm mang đến cho thai phụ những trải nghiệm thuận tiện.
Bởi vậy, các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm và lựa chọn Thu Cúc TCI là nơi trao gửi niềm tin, quản lý thai kỳ một cách hiệu quả. Đặc biệt hơn, các bác sĩ Sản khoa có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao của TCI sẽ luôn đưa ra những lời khuyên hữu ích, tư vấn để giúp các mẹ huyết áp cao trong thai kỳ có thể nâng cao khả năng thực hiện đẻ thường. Vì vậy, hãy liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI để được tư vấn và lựa chọn cho mình gói Thai sản phù hợp nhất, theo dõi, kiểm soát sớm thai kỳ.