Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm và chỉ đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư ở nữ giới sau ung thư vú và ung thư buồng trứng. Căn bệnh này nếu được phát hiện từ sớm sẽ giúp người bệnh gia tăng tỉ lệ điều trị thành công và nắm bắt nhiều cơ hội bảo vệ sức khỏe. Vậy ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu biểu hiện thế nào, điều trị ra sao? Người bệnh hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Menu xem nhanh:
1. Vài nét về bệnh ung thư cổ tử cung
Sau khi được chẩn đoán ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ nghiên cứu tình trạng để xem mức độ lan rộng của tế bào ung thư vá nếu lan thì ở mức độ nào… để phân chia giai đoạn bệnh. Từ những kết luận này bác sĩ sẽ xác định được mức độ nghiêm trọng của bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh ung thư cổ tử cung cũng sẽ được điều trị với các bước như vậy.
Bệnh ung thư cổ tử cung gây ra bởi sự gia tăng bất thường khó kiểm soát của các tế bào tại cổ tử cung của bệnh nhân. Các tế bào này sẽ phát triển, tạo thành khối u và di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể bệnh nhân. Cổ tử cung tiếp nối âm đạo với tử cung và bao phủ với lớp mô mỏng nhiều tế bào do đó căn bệnh này rất có nguy cơ di căn sang các cơ quan lân cận.
2. Những nguyên nhân hình thành ung thư cổ tử cung
Có rất nhiều tác nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung, một số nguyên nhân nổi bật và phổ biến nhất gồm:
– Nhiễm virus HPV: Trong hơn 100 tuýp thì số 16 và 18 là 2 tuýp dẫn đến ung thư cổ tử cung cao nhất. Virus này thường lây truyền qua đường tình dục, mối quan hệ giữa virus này và ung thư cổ tử cung rất cao, đặc biệt là với phụ nữ trung niên.
– Hút nhiều thuốc lá
– Suy giảm hệ miễn dịch hoặc các bệnh lý ảnh hưởng tới hệ miễn dịch như HIV AIDS.
– Nhiễm bệnh đường tình dục như Herpes sinh dục, Chlamydia…
– Lạm dụng thuốc tránh thai và làm tăng nguy cơ viêm niêm mạc màng trong tử cung.
– Người bệnh nạp quá ít trái cây, rau củ
– Thừa cân khiến tăng nồng độ Estrogen tăng nguy cơ ung thư tuyến.
– Sinh để quá nhiều lần và sinh con quá sớm.
3. Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu
Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu thường không có nhiều dấu hiệu nhận biết nên người bệnh thường khó để biết mình mắc bệnh nếu không đi thăm khám. Thông thường, bệnh nhân chỉ phát hiện ra bệnh vô tình ở giai đoạn đầu khi khám phụ khoa hoặc khám sức khỏe định kỳ. Khi ung thư ở giai đoạn muộn có thể có những dấu hiệu như sau:
– Người bệnh bị chảy máu âm đạo bất thường, ngắt quãng:
Đối với những phụ nữ đã mãn kinh nhiều năm, sau khi quan hệ hoặc phụ nữ trẻ nhưng ra máu bất thường giữa kì kinh nguyệt… đều cần cảnh giác vì đó có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.
Lượng máu thường không nhiều và không đi cùng các biểu hiện đau lưng hay đau bụng. Tuy nhiên tình trạng sẽ xuất hiện nhiều lần và tăng dần cấp độ.
– Bị tiết nhiều dịch âm đạo:
Huyết trắng ra quá nhiều, có mùi kèm theo màu sắc thay đổi có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.
– Đau vùng lưng và chậu:
Khi tình trạng phức tạp hơn, người bệnh có thể bị sưng phù hai chân và đau chân.
– Chu kì kinh nguyệt có thay đổi bất thường:
Nếu bạn bỗng nhiên trễ kinh quá lâu, kinh nguyệt kéo dài hoặc màu sắc kinh nguyệt chuyển đen thì cần đi thăm khám ngay, đó có thể là dấu hiệu của ung thư.
– Chuột rút liên tục:
Người bệnh bị căng cơ và chuột rút bất thường trong một khoảng thời gian.
– Tiểu tiện khó:
Khi bị ung thư cổ tử cung, khối u sẽ làm chèn ép nên hệ tiết niệu khiến áp lực tăng, người bệnh có thể bị rò rỉ nước tiểu, nước tiểu lẫn máu hoặc đau buốt khi đi tiểu…
4. Tìm hiểu về phác đồ điều trị bệnh ung thư cổ tử cung
Đối với ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh phẫu thuật hoặc phối kết hợp với hóa trị và xạ trị. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà người bệnh sẽ được xây dựng phác đồ phù hợp, được đánh giá qua 3 yếu tố: tình trạng sức khỏe, tình trạng xâm lấn của tế bào ung thư và mong muốn sinh sản của người bệnh.
4.1 Phẫu thuật loại bỏ khối u khi bị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu
Đây là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu, được chia thành 2 nhóm chính như sau:
– Phẫu thuật bảo tồn: Áp dụng cho bệnh nhân còn trẻ và có mong muốn sinh con và khối u có kích thước nhỏ. Để phẫu thuật cho người bệnh cần thực hiện qua các bước sau:
Phẫu thuật khoét lớp để loại bỏ khối u kể cả khi khối u đã ăn vào thành cổ tử cung
Phẫu thuật lạnh áp dụng với khối u nhỏ chưa ăn sâu vào cổ tử cung
Phẫu thuật cắt bằng điện
– Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tử cung: Áp dụng trong trường hợp ung thư bước sang giai đoạn tiến triển, khối u đã lan rộng sang các mô, hạch bạch huyết và khu vực lân cận và phẫu thuật tại chỗ thường không thể loại bỏ triệt để được nữa. Người bệnh lúc này sẽ phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung hoặc cơ quan phụ thuộc vào mức độ xâm lấn:
Phẫu thuật bỏ một phần tử cung: Bác sĩ sẽ mổ mở hoặc nội soi để cắt bỏ các cơ quan liên quan.
Phẫu thuật bỏ hoàn toàn tử cung: Bỏ hẳn tử cung và cơ quan xuất hiện khối u(âm đạo, ống dẫn trứng, buồng trứng…
Phẫu thuật bỏ cơ quan vùng chậu: Bác sĩ sẽ cắt toàn bộ tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang và cả buồng trứng.
4.2 Kết hợp với xạ trị và hóa trị để điều trị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu
– Xạ trị: Phương pháp xạ trị có thể sử dụng riêng lẻ hay kết hợp với phẫu thuật để tăng hiệu quả điều trị và loại bỏ tế bào ung thư.
– Hóa trị: Phương pháp này cũng được phối hợp với phẫu thuật để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này có thể dẫn tới một số tác dụng phụ không mong muốn nên người bệnh cần phải chuẩn bị tâm lí trước khi điều trị.