Đây là những lý do cần tiêm vắc xin chống ung thư cổ tử cung

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Vắc xin chống ung thư cổ tử cung là biện pháp phòng ngừa chống lại virus HPV (Human Papillomavirus). Để giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của loại vắc xin này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Về căn bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến ở phụ nữ và có tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân chính gây bệnh thường liên quan đến nhiễm virus HPV (Human Papillomavirus).

Virus HPV gây ung thư cổ tử cung bằng cách tấn công tế bào niêm mạc của cổ tử cung và gây ra các biến đổi gen. Các chủng HPV có nguy cơ cao như: 16, 18, 31, 33, 35, 39… đặc biệt đáng lo ngại vì chúng có khả năng gây ung thư.

Ung thư cổ tử cung chiếm khoảng 12% của tất cả các ung thư ở nữ giới và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau ung thư vú. (Bộ Y tế)

Ung thư cổ tử cung chiếm khoảng 12% của tất cả các bênh ung thư ở nữ giới, là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau ung thư vú. (Bộ Y tế)

Sau khi nhiễm virus, tế bào niêm mạc có thể trải qua các biến đổi gen, dẫn đến sự phát triển không kiểm soát và tạo ra tế bào ung thư. Quá trình này có thể mất nhiều năm, thậm chí hàng thập kỷ, trước khi triệu chứng ung thư cổ tử cung xuất hiện.

Các triệu chứng thường gặp bao gồm: ra máu sau quan hệ tình dục, đau hoặc áp lực ở vùng bụng dưới, thay đổi trong kích thước hoặc hình dạng tử cung, đau lưng, chân…

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung bao gồm: Quan hệ tình dục không lành mạnh, lạc nội mạc tử cung, hút thuốc lá, nhiễm trùng nhiễm khuẩn hoặc có lối  sống không lành mạnh.

2. Tiêm phòng ung thư cổ tử cung

2.1 Các loại vắc xin chống ung thư cổ tử cung

Hiện nay ở nước ta đang lưu hành phổ biến và mang lại hiệu quả phòng ngừa cao gồm 2 loại vắc xin có nguồn gốc từ Mỹ: Gardasil và Gardasil 9

Vắc xin Gardasil

– Gardasil mang lại hiệu quả ngăn ngừa các loại ung thư như cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và tổn thương tiền ung thư, bảo vệ khỏi tác nhân gây loạn sản, mụn cóc sinh dục và các loại virus HPV 6, 11, 16 và 18.

– Phác đồ tiêm 3 mũi:

Mũi 1: Lần tiêm đầu

Mũi 2: Tiêm sau 02 tháng kể từ mũi tiêm 1

Mũi 3: Tiêm sau 04 tháng kể từ mũi tiêm 2

– Đối tượng: Sử dụng cho bé gái và phụ nữ từ 9 – 26 tuổi, không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân hay quan hệ tình dục.

Vắc xin chống ung thư cổ tử cung Gardasil 9 thích hợp cho cả nam và nữ trong độ tuổi 9-26 tuổi

Vắc xin Gardasil 9 thích hợp cho cả nam và nữ trong độ tuổi 9-26 tuổi

Vắc xin Gardasil 9

– So với Gardasil thì Gardasil 9 mang lại hiệu quả phòng ngừa cao hơn, lên đến 94%. Phòng ngừa được 9 loại virus HPV nguy hiểm, có nguy cơ cao gồm: 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58.

– Phác đồ tiêm sẽ phụ thuộc vào từng độ tuổi:

Độ tuổi 9 đến dưới 15 tuổi: Phác đồ 02 hoặc 03 mũi.

Độ tuổi 15 đến dưới 27 tuổi: Phác đồ 03 mũi theo lịch tiêm thông thường (0-2-6). Hoàn thành 3 mũi tiêm trong vòng 01 năm.

– Đối tượng: Phù hợp cho cả nam và nữ từ 9 đến dưới 27 tuổi.

Tùy thuộc vào tình hình tài chính và nhu cầu để lựa chọn loại vắc xin phù hợp cho mình.

2.2 Hiệu quả của các loại vắc xin chống ung thư cổ tử cung

Theo nghiên cứu của Mỹ, vắc xin Gardasil có thể bảo vệ tới 30 năm. Nếu bạn đã tiêm đủ 3 mũi theo đúng lịch trình, không cần tiêm nhắc lại sau 10 năm.

Phụ nữ đã lập gia đình vẫn có thể tiêm vắc xin HPV. Tuy nhiên hiệu quả sẽ giảm so với phụ nữ chưa có quan hệ tình dục hoặc trong độ tuổi từ 9-26. Mặc dù chưa có chứng cứ về ảnh hưởng của vắc xin HPV đối với thai nhi, không khuyến cáo tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai. Vì thế nên tiêm trước ít nhất 3 tháng trước khi có kế hoạch mang thai.

2.3 Một số phản ứng phụ có thể xảy ra sau tiêm

Sau khi tiêm vắc xin HPV, một số phản ứng phụ có thể xảy ra, bao gồm: Sưng và đau tại vị trí tiêm, sốt, đau đầu, chóng mặt… Tuy nhiên, hầu hết các phản ứng này thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và tự giảm đi. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào kéo dài hoặc nghiêm trọng, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc cơ sở tiêm chủng để được xử trí kịp thời.

2.4 Nam giới có cần thiết tiêm phòng HPV?

HPV không chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ mà còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe ở nam giới. Nam giới cũng nên tiêm vắc-xin ngừa HPV, giúp ngăn chặn nhiễm virus HPV, một nguyên nhân chính gây ra nhiều loại ung thư, cả ở nam giới. Các chủng HPV có thể gây ra ung thư dương vật, hậu môn và hầu họng ở nam giới. Các nghiên cứu cho thấy vắc xin HPV an toàn và hiệu quả cho cả nam và nữ.

Nam giới thường được khuyến khích tiêm vắc xin HPV từ độ tuổi 9 đến 26, tuy nhiên, một số quốc gia có chính sách khác nhau về độ tuổi và đối tượng được tiêm. Việc tiêm vắc xin giúp ngăn chặn sự lây lan của virus HPV, đồng thời bảo vệ cá nhân và cộng đồng khỏi những hậu quả nặng nề của các bệnh liên quan đến HPV.

3. Một số cách ngừa bệnh ung thư cổ tử cung

Ngoài việc tiêm vắc xin HPV, có những biện pháp khác giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh ung thư cổ tử cung:

Vắc xin chống ung thư cổ tử cung giúp tạo miễn dịch chống lại virus, giảm nguy cơ mắc các loại HPV

Vắc xin chống HPV giúp tạo miễn dịch chống lại virus, giảm nguy cơ mắc các loại HPV gây ung thư cổ tử cung.

– Quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh: Sử dụng bảo vệ khi quan hệ tình dục có thể giảm rủi ro lây nhiễm HPV, một trong những nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung.

– Vệ sinh âm đạo đúng cách: Duy trì vệ sinh sạch sẽ ở vùng kín giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và bệnh lây truyền qua đường tình dục.

– Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học: Một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân đối, đủ chất dinh dưỡng và giữ gìn sức khỏe toàn diện cũng đóng vai trò quan trọng. Không hút thuốc lá.

– Kiểm tra định kỳ: Thực hiện kiểm tra định kỳ theo khuyến nghị của bác sĩ, bao gồm xét nghiệm Pap smear và kiểm tra HPV, để phát hiện sớm và điều trị bệnh nếu có

– Các biện pháp phòng ngừa khác: Đối với phụ nữ có nguy cơ cao, như những người có tiền sử gia đình hay mắc các bệnh lý liên quan, có thể cần thêm các biện pháp phòng ngừa khác theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Tiêm vắc xin chống ung thư cổ tử cung là biện pháp hiệu quả để ngăn chặn sự lây nhiễm virus HPV, gây nên nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Liên hệ ngay đến phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để đặt lịch tiêm hoặc cần được giải đáp các thông tin tiêm chủng liên quan.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital