Tầm soát ung thư tuyến giáp và những điều bạn cần lưu tâm

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Ung thư tuyến giáp là bệnh nguy hiểm mà nhiều người mắc phải, căn bệnh này thường không có dấu hiệu rõ ràng nên đa phần được phát hiện ở giai đoạn khá muộn và gây nguy hiểm đối với tính mạng con người. Trước thực trạng này, tầm soát ung thư tuyến giáp được coi là biện pháp hữu hiệu giúp con người phòng tránh bệnh lý ung thư tuyến giáp.

1. Bạn đã biết gì về ung thư tuyến giáp?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm giữa cổ, gồm 2 thùy nối với nhau qua giáp trạng. Bộ phận này có chức năng tiết ra hormone giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển. Khi những tế bào bình thường ở tuyến giáp biến đối thành những tế bào bất thường và phát triển không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể thì được gọi là ung thư tuyến giáp.

1.1. Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp

Hiện tại, vẫn chưa thể xác định chính xác những nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này:

– Rối loạn hệ miễn dịch: Khi hệ miễn dịch bị rối loạn sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây ung thư tuyến giáp.

– Nhiễm phóng xạ: Cơ thể con người có thể bị nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, đường hô hấp ảnh hưởng trực tiếp tới tuyến giáp và gây ung thư.

– Di truyền: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có người trong gia đình mắc bệnh lý này.

– Tuổi tác, hormone: Ở độ tuổi từ 30 – 50, phụ nữ có nguy cơ mắc cao hơn nam giới gấp 4 lần. Sở dĩ như vậy là do phụ nữ có hormone kích thích quá trình hình thành bướu và hạch ở tuyến giáp, lâu dài hạch và bướu sẽ có nguy cơ tiến triển thành ung thư.

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh về tuyến giáp.

Ngoài ra, thiếu i ốt, uống rượu thường xuyên, thừa cân, hút thuốc lá,… cũng là yếu tố nguy cơ gây nên ung thư tuyến giáp.

tầm soát ung thư tuyến giáp thực hiện như thế nào?

Rối loạn hệ miễn dịch là một trong những nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp

1.2. Triệu chứng điển hình của ung thư tuyến giáp

Ở giai đoạn sớm, ung thư tuyến giáp không có bất kỳ triệu chứng nào rõ ràng. Thông thường, người bệnh chỉ tình cờ phát hiện khi đi khám sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên, nếu đã bước vào giai đoạn muộn thì ung thư tuyến giáp sẽ xuất hiện một số triệu chứng dưới đây:

– Khối u ở cổ: Nếu thấy khối u lớn trước cổ, dưới yết hầu thì có thể đây là dấu hiệu của ung thư tuyến giáp.

– Khan tiếng, khó thở: Khối u tuyến giáp lan rộng có thể gây ảnh hưởng tới các dây thần kinh thanh quản khiến cho giọng nói của người bệnh sẽ bị khan, đồng thời việc thở cũng trở nên khó khăn hơn.

– Ho mạn tính: Một tỉ lệ nhỏ người mắc ung thư tuyến giáp sẽ xuất hiện triệu chứng ho (không sốt và không kèm theo đờm).

– Khó nuốt: Khi khối u lớn sẽ làm cho người bệnh cảm thấy khó khăn hơn trong việc nuốt.

Triệu chứng của tầm soát ung thư tuyến giáp

Một tỉ lệ nhỏ người mắc ung thư tuyến giáp sẽ xuất hiện triệu chứng ho

2. Tầm soát ung thư tuyến giáp được thực hiện ra sao?

2.1. Quy trình tầm soát ung thư tuyến giáp

Sàng lọc ung thư tuyến giáp là việc áp dụng các phương pháp kỹ thuật hiện đại vào xét nghiệm và chẩn đoán để phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến giáp ngay cả khi chưa có dấu hiệu. Thông thường quy trình sàng lọc này sẽ thực hiện như sau:

– Bước 1: Đặt lịch thăm khám qua tổng đài.

– Bước 2: Kiểm tra thông tin tại quầy giao dịch khi đi khám.

– Bước 3: Thăm khám lâm sàng với bác sĩ.

– Bước 4: Thực hiện xét nghiệm máu và một số xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư tuyến giáp.

– Bước 5: Chẩn đoán hình ảnh thông qua siêu âm.

2.2. Đối tượng nên tham gia tầm soát ung thư tuyến giáp sớm

Theo thống kê, phụ nữ có khả năng mắc ung thư tuyến giáp cao hơn so với nam giới. Do đó, ở độ tuổi từ 40 – 50 phụ nữ nên sàng lọc ung thư tuyến giáp, riêng nam giới có độ tuổi 60 – 70. Tuy nhiên, hiện nay ung thư tuyến giáp ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa nên bất kỳ ai cũng có thể tham gia tầm soát nếu có nhu cầu. Ngoài ra, nếu bạn thuộc trường hợp dưới đây cũng cần chú ý kiểm tra sức khỏe và sàng lọc ung thư tuyến giáp đều đặn:

– Đối tượng thường xuyên phải tiếp xúc với phóng xạ.

– Có người trong gia đình mắc ung thư tuyến giáp.

– Hệ miễn dịch bị rối loạn.

– Người mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp.

Đối tượng nào nên tham gia sàng lọc ung thư tuyến giáp sớm?

Phụ nữ trong độ tuổi 40 – 50 nên tham gia sàng lọc ung thư tuyến giáp

3. Lưu ý khi tầm soát ung thư tuyến giáp

Khi tham gia sàng lọc ung thư tuyến giáp bạn cần chú ý những điều sau:

– Tham gia tầm soát tại những địa chỉ uy tín.

– Đặt lịch thăm khám trước với tổng đài để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết trước khi đi khám.

– Nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng trước khi thực hiện một số xét nghiệm.

– Chuẩn bị đầy đủ về tiểu sử bệnh lý, đơn thuốc đang sử dụng của bản thân và người thân trong gia đình để cung cấp cho bác sĩ.

Ung thư tuyến giáp sẽ không còn là nỗi đáng sợ nếu được phát hiện kịp thời. Do đó hãy chủ động tầm soát ung thư tuyến giáp để bảo vệ sức khỏe bản thân bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital