Thăm khám tầm soát ung thư tiền liệt tuyến là phương pháp hiệu quả giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý vị thông tin hữu ích và quan trọng về căn bệnh phổ biến ở nam giới hiện nay.
Menu xem nhanh:
1. Lý giải căn bệnh ung thư tiền liệt tuyến
Ung thư tiền liệt tuyến là căn bệnh phổ biến của nam giới, hình thành khi tuyến tiền liệt phát triển một cách bất thường và cơ thể không kiểm soát được. Tuyến tiền liệt nằm ở vị trí dưới bóng đái, phía trước ruột già, bao quanh niệu đạo, có chức năng sản sinh ra tinh trùng, phục vụ cho quá trình sinh sản.
Thông thường, ung thư tiền liệt tuyến phát triển khá chậm trong giai đoạn đầu, vậy nên đa số người bệnh có thể sống thêm nhiều năm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, trường hợp để lâu, bệnh dần chuyển biến nặng và nhanh chóng di căn tới các bộ phận khác, dẫn đến tử vong.
Ngày nay, số lượng nam giới đến khám bệnh lý tiền liệt tuyến đang dần trở nên phổ biến và tăng lên đáng kể qua mỗi năm. Tuy nhiên, đối với tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư tiền liệt tuyến lại không có con số cụ thể, thường được phát hiện vào giai đoạn muộn.
Mặc dù ung thư tiền liệt tuyến là bệnh có mức độ nghiêm trọng ít nhất trong các loại ung thư, nhưng chúng ta cũng không nên coi thường, xem nhẹ bệnh lý. Thời gian sống của bệnh nhân phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển bệnh, phương thức điều trị và cơ địa đối với từng bệnh nhân.
- Giai đoạn 1: Mô ung thư hình thành và phát triển ở vị trí tuyến tiền liệt. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư phát triển chậm và chưa có biểu hiện ra bên ngoài. Tỷ lệ người bệnh sống đến 5 năm lên tới 90%
- Giai đoạn 2: Khối u bắt đầu phát triển nhanh hơn giai đoạn 1 và có thể được phát hiện thông qua thăm khám trực tràng. Ở giai đoạn này, khối u vẫn chưa di căn sang các bộ phận khác. Tỷ lệ sống đến 5 năm của người bệnh là 70%.
- Giai đoạn 3: Tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn sang các bộ phận bên cạnh tuyến tiền liệt như túi tính, trực tràng, bàng quang… Ở giai đoạn này, tỷ lệ người bệnh sống đến 5 năm là 45%.
- Giai đoạn 4: Tế bào ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết, thậm chí tới các bộ phận ở xa như gan, phổi,… Tỷ lệ sống đến 5 năm tại giai đoạn cuối là 20%.
2. Dấu hiệu phải tầm soát ung thư tiền liệt tuyến
Thông thường, ung thư tiền liệt tuyến rất khó để phát hiện và chẩn đoán ở giai đoạn đầu, do các tế bào ung thư phát triển muộn và gần như không có biểu hiện ra bên ngoài. Tuy nhiên đến các giai đoạn sau, khi khối u lớn dần và xuất hiện các dấu hiệu sau thì cần phải đi khám ngay trước khi quá muộn:
- Khó khăn khi tiểu tiện: Khó tiểu khi bắt đầu hoặc không tiểu được khi mắc tiểu, ra nước tiểu yếu
- Đau khi đi tiểu: Do khối u chèn ép lên niệu đạo
- Có máu xuất hiện khi đi tiểu hoặc trong tinh dịch
- Khó duy trì sự cương cứng: Khối u chèn ép khiến lưu lượng máu khó thông để duy trì sự cương cứng
- Thường tiểu về đêm: Nếu bạn đi tiểu đêm nhiều hơn 2 lần thì nên đi khám ngay
- Đau xương chậu, vùng hông và đùi
Ngoài ra, các triệu chứng ban đầu của ung thư tiền liệt tuyến cũng khá giống với các biểu hiện của viêm tiền liệt tuyến, là tiền đề cho tế bào ung thư phát triển. Vì vậy, các bạn hãy vệ sinh sạch sẽ và thăm khám thường xuyên tại các cơ sở y tế uy tín.
3. Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến bằng cách nào?
Tầm soát và sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến sớm giúp xác định bệnh lý, chẩn đoán và điều trị kịp thời trước khi bệnh chuyển biến nặng, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tuổi thọ của người bệnh.
3.1. Đối tượng cần tầm soát ung thư tiền liệt tuyến
Theo nghiên cứu, các chuyên gia đã chỉ ra rằng có sự liên quan mật thiết giữa ung thư tiền liệt tuyến và độ tuổi. Như vậy, tuổi càng cao, càng dễ mắc bệnh. Dưới đây là những nhóm đối tượng cần sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến:
- Nam giới ngoài 50 tuổi
- Nam giới trong gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến
- Nam giới thường hay bị mắc các bệnh liên quan đến niệu đạo
Nếu bạn nằm trong các trường hợp trên thì lời khuyên tốt nhất là nên đến sàng lọc sức khỏe tại các cơ sở thăm, khám chữa bệnh uy tín, chất lượng để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
3.2. Phương pháp tầm soát ung thư tiền liệt tuyến
Để phát hiện dấu hiệu ung thư tiền liền tuyến, các bác sĩ phải thực hiện xét nghiệm máu chỉ số PSA, chụp cắt lớp vi tính trực tràng và siêu âm nội trực tràng.
Xét nghiệm máu chỉ số PSA
Chỉ số PSA là kháng nguyên đặc hiệu của tiền liệt tuyến. Tính đến thời điểm hiện tại, PSA được xem là phương pháp chẩn đoán hiệu quả nhất, giúp xác định giai đoạn phát triển bệnh ung thư tiền liệt tuyến và theo dõi quá trình phát triển của khối u. Các chuyên gia y tế còn khẳng định sử dụng PSA làm tăng cơ hội phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh thành công.
Thăm khám trực tràng bằng ngón tay
Phương pháp này còn được gọi là thăm khám trực tràng bằng ngón tay. Các bác sĩ sẽ đeo găng tay đã được bôi trơn, và đưa ngón tay vào trực tràng trực tiếp cảm nhận sự bất thường của tuyến tiền liệt. Thủ thuật này khá đơn giản, chi phí thấp, nhưng lại gây khó chịu cho bệnh nhân và đem lại hiệu quả chẩn đoán không cao.
Siêu âm nội trực tràng
Phương pháp này sử dụng một đầu dò nhỏ gọn bằng ngón tay được bôi trơn, đưa vào trực tràng của bạn. Đầu dò phát ra dải sóng siêu âm, đem lại những hình ảnh đen trắng sắc nét nhất. Từ đó, giúp dễ dàng xác định vị trí khối u và sinh thiết qua đầu dò.
Sinh thiết
Đây là phương pháp cuối cùng dùng để xác định bạn có thực sự mắc bệnh ung thư hay không. Bác sĩ sẽ gây tê vùng được chỉ định làm sinh thiết. Thủ thuật này thường được kết hợp với siêu âm cắt ngang để đưa cây kim mỏng vào trực tràng. Sinh thiết chỉ gây khó chịu trong thời gian đầu và có hiệu quả chẩn đoán chính xác cao.
Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến đóng vai trò quan trọng trong việc sàng lọc, phát hiện bệnh sớm, giảm thiểu chi phí chữa bệnh và tránh các rủi ro biến chứng nặng trong quá trình điêu trị.
Hiện nay ung thư tuyến tiền liệt đang dần trở thành căn bệnh phổ biến ở nam giới Việt Nam. Hy vọng bài viết trên cung cấp cho quý vị thông tin hữu ích về căn bệnh đáng sợ này để kịp thời phòng ngừa và ngăn chặn.