Mỗi ngày, nước ta đều ghi nhận hơn 10 ca mắc ung thư mới và tỷ lệ tử vong do ung thư gây ra đang ngày càng gia tăng. Do đó, tầm soát ung thư là việc làm được các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân thực hiện, chủ động với sức khỏe của bản thân. Tầm soát ung thư qua xét nghiệm máu được xem là bước khám cơ bản đầu tiên để phát hiện dấu ấn ung thư, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, nâng cao hiệu quả chữa khỏi bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Vai trò của tầm soát ung thư
Theo nghiên cứu của EIU, Việt Nam là nước có tỷ lệ tử vong ở người mắc ung thư cao, chiếm khoảng 70%. Mỗi năm nước ta ghi nhận có khoảng 165.000 ca mắc mới và 115.000 ca tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới WHO xếp Việt Nam là nước đứng thứ 2 trong tổng số 50 nước có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất hàng đầu Châu Á.
Ung thư gan, ung thư phổi và ung thư dạ dày là 3 loại ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam và gây ra cái chết hàng loạt do tốc độ xâm lấn của các tế bào ung thư phát triển nhanh và khó kiểm soát. Người bệnh thường tìm đến cơ sở y tế khi bệnh đã bước vào giai đoạn muộn, khiến các bác sĩ không thể can thiệp, chỉ có thể điều trị giảm nhẹ.
Chính vì vậy, tầm soát ung thư đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát hiện sớm mầm mống ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, kéo dài tuổi thọ của người bệnh và giảm tỷ lệ tử vong ung thư ở nước ta. Tầm soát ung thư là việc thực hiện các xét nghiệm máu và tiến hành khám lâm sàng, từ đó giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán giai đoạn phát triển bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
2. Hiệu quả của tầm soát ung thư qua xét nghiệm máu
Chẩn đoán ung thư bằng xét nghiệm máu là phương pháp phổ biến trong ngành y học hiện nay ở nước ta. Đây được coi là bước khám cơ bản, đầu tiên trong quy trình tầm soát ung thư.
2.1. Ưu điểm của tầm soát ung thư qua xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư
Dấu ấn ung thư được biết đến là chất chỉ điểm khối u trong máu, là protein đặc biệt do tế bào ung thư hoặc hormone sinh ra. Một số loại bệnh ung thư liên quan đến sự sản xuất bất thường của một số phân tử có thể định lượng qua huyết thanh.
Các dấu ấn ung thư có thể sản xuất ở các mô, tế bào hoặc dịch cơ thể như máu, nước tiểu… Việc xét nghiệm, vì thế, có thể dễ dàng tìm ra chất chỉ điểm này. Nếu nồng độ của các chất chỉ điểm này tăng cao so với mức trung bình ở người thường, bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư và chỉ định thực hiện các bước khám chuyên sâu hơn để có kết luận chẩn đoán chính xác.
Với mỗi bệnh ung thư sẽ có định lượng riêng để làm dấu hiệu nhận biết. Ví dụ với ung thư gan là AFP, ung thư đường tiêu hóa là CEA, ung thư phổi là Cyfra 21-1….
Xét nghiệm máu tìm gen ung thư
Đây được coi là phương pháp mới trong giới ngành y, rằng nguyên nhân gây ung thư là do đột biến gen. Sự thay đổi cấu trúc gen làm tăng nguy cơ gây ra mầm mống các tế bào ung thư trong cơ thể.
Những bệnh nhân đột biến gen BRCA2 có nguy cơ mắc ung thư vú cao, đột biến gen APC có nguy cơ ung thư đại tràng cao…Chính vì thế, xét nghiệm máu có thể giúp tìm ra loại gen gây ung thư cao.
Hiện nay, phương pháp này đang được giới y học kỳ vọng sẽ mang đến hiệu quả giúp phát hiện sớm ung thư so với xét nghiệm máu thông thường.
2.2. Nhược điểm của tầm soát ung thư qua xét nghiệm máu
Mặc dù xét nghiệm máu được xem là phương pháp phổ biến và chuyên dụng cho tầm soát ung thư nhưng nó vẫn còn nhiều hạn chế và cần phải được kết hợp với khám lâm sàng tổng quát mới có thể kết luận chính xác bệnh nhân có mắc ung thư hay không.
Các chuyên gia đã khuyến cáo xét nghiệm máu không thể hiện 100% bản chất ung thư vì rất có thể là kết quả dương tính giả do máu có những chất tương đồng với khối u. Nồng độ định lượng tăng cao hơn mức bình thường chưa chắc là dấu hiệu của ung thư, đó cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý lành tính. Ví dụ chỉ số CA 72-4 là chất chỉ điểm của ung thư dạ dày nhưng người bị xơ gan, hút thuốc hoặc sử dụng chất kích thích cũng có nồng độ này cao.
Điều đáng lo ngại nhất là xét nghiệm máu cho ra âm tính giả. Người bệnh có thể bị mắc bệnh ung thư nhưng xét nghiệm máu lại cho thấy hoàn toàn bình thường. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân. Ví dụ, ung thư gan không tiết AFP vào máu.
3. Các chỉ số xét nghiệm máu nào giúp chẩn đoán ung thư?
Chỉ số định lượng | Tầm soát ung thư |
CEA |
|
AFP |
|
CA-125 |
|
CA 19-9 |
|
CA 15-3 |
|
Cyfra 21-1 |
|
PSA | Ung thư tiền liệt tuyến |
4. Một số lưu ý khi tầm soát ung thư qua xét nghiệm máu
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi xét nghiệm máu tầm soát ung thư:
- Xét nghiệm máu chỉ được áp dụng với những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư cao như người bị viêm gan, xơ gan hoặc người trên 50 tuổi.
- Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số bước khám lâm sàng như chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp MRI…) để xác định khối u, phát hiện và theo dõi mức độ phát triển, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
- Khai báo, cung cấp đầy đủ về dấu hiệu bất thường của cơ thể hoặc các loại thuốc đặc trị đang sử dụng để bác sĩ có kết luận chẩn đoán chính xác.
- Bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng cao để có kết quả thăm khám chính xác.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các khuyến cáo của bệnh viện khi đi xét nghiệm.
Hy vọng thông qua bài viết trên, quý vị sẽ có cái nhìn toàn diện về tầm quan trọng và sự hiệu quả của việc tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu, từ đó lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp nhất nhé!