Ung thư là căn bệnh nguy hiểm, có thể khởi phát trên bất kỳ bộ phận cơ thể nào. Trong đó, ung thư da có tốc độ gia tăng cao hơn rất nhiều so với các dạng ung thư khác cộng lại. Để có thể phát hiện sớm căn bệnh nguy hiểm này, chúng ta nên tầm soát ung thư da định kỳ càng sớm càng tốt.
Menu xem nhanh:
1. Hai phương pháp tầm soát nguy cơ ung thư da phổ biến
Hiện nay, chúng ta đã có rất nhiều phương pháp tiên tiến để tầm soát ung thư trên nhiều bộ phận cơ thể. Ung thư da là dạng ung thư xuất hiện trên lớp biểu bì bên ngoài của cơ thể, thường gặp ở vùng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như da mặt, tai, cổ. Với đặc điểm này, các phương pháp tầm soát được thực hiện khá dễ dàng, ít phải sử dụng những cách tầm soát chuyên sâu như nội soi, chụp CT hay MRI.
1.1. Khám sàng lọc – Phương pháp tầm soát ung thư da đơn giản nhất
Để chẩn đoán ung thư da, trước tiên, bạn sẽ được khai thác tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình. Ung thư có tính di truyền nên nếu trong trường hợp gia đình bạn có người đã từng mắc ung thư thì tỷ lệ mắc ung thư của bạn sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc thường xuyên với yếu tố gây ung thư trong quá trình làm việc, sinh hoạt cũng có thể làm tăng khả năng mắc ung thư da.
Sau khi khai thác bệnh sử, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng bằng cách quan sát vùng da bị tổn thương, nốt ruồi xuất hiện bất thường. Quy tắc khám sàng lọc này khá đơn giản và bạn có thể tham khảo thêm để thực hiện tại nhà. Cụ thể:
– A — Asymmetry (Không đối xứng): Khi chia đôi, một nửa của nốt ruồi không giống với nửa còn lại.
– B — Border (Đường viền): Nốt ruồi có đường không rõ nét, gồ ghề hoặc lởm chởm như răng cưa.
– C — Color (Màu sắc): Nốt ruồi có thay đổi màu sắc đậm hơn, nhạt hơn được xem là một biểu hiện của ung thư da tiến triển. Nếu trên cơ thể có nhiều nốt ruồi nhưng màu sắc không đều nhau, có màu sắc khác nhau từ đỏ, xanh, hồng thì có khả năng đó là dấu hiệu của ung thư da.
– D — Diameter (Đường kính): Các nốt ruồi có kích thước to trên 6mm được xem là một biểu hiện của ung thư da.
– E — Evolving (Độ lồi): Nốt ruồi được xem là bất thường nếu lồi trên da, bề mặt không đều.
Sau khi khám lâm sàng những nốt ruồi bất thường, bác sĩ sẽ kiểm tra từng vùng của cơ thể nhằm đánh giá những dấu hiệu bất thường khác.
1.2. Tầm soát ung thư da thông qua sinh thiết
Sinh thiết thường được sử dụng để xác minh kết quả chẩn đoán. Đây là một thủ thuật nhanh chóng và đơn giản. Bác sĩ tiến hành gây tê để lấy một mẫu da nhỏ ở vị trí nghi ngờ mắc ung thư da và tiến hành sinh thiết dưới kính hiển vi. Mẫu da sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Kết quả sinh thiết sẽ giúp chúng ta xác định được chính xác loại ung thư da, nắm được giai đoạn tiến triển của bệnh.
Trong trường hợp kết quả sinh thiết chứng minh bạn mắc ung thư da, bạn có thể sẽ được chỉ định chụp X-quang để đánh giá mức độ xâm lấn của khối u trong cơ thể. Một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm phương pháp tầm soát khác để khẳng định kết luận về bệnh.
2. Chỉ định tầm soát ung thư da
Tầm soát ung thư có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện và điều trị bệnh. Thời gian phát hiện sớm sẽ tỷ lệ thuận với hiệu quả điều trị ung thư.
2.1. Tần suất kiểm tra nguy cơ ung thư da
Việc khám sức khỏe và tầm soát định kỳ mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Tuy nhiên, phần lớn các chuyên gia đều khuyên chúng ta không nên thường xuyên làm các xét nghiệm để kiểm tra nguy cơ ung thư da. Bạn chỉ nên tầm soát khi phát hiện những nốt ruồi bất thường hay đánh giá bản thân có nguy cơ cao mắc ung thư hắc tố – loại ung thư da nguy hiểm nhất.
Nguyên nhân là việc lạm dụng các phương pháp tầm soát có thể khiến tế bào ung thư phát triển. Ví dụ như việc sử dụng tia X để đánh giá tình trạng sức khỏe khiến cơ thể tiếp xúc với nguồn bức xạ ion hóa – một trong những nguyên nhân gây ra ung thư da.
2.2. Khi nào nên thực hiện tầm soát ung thư da?
Tiếp nối ý trên, chúng tôi khuyên bạn chỉ nên thực hiện tầm soát khi nhận thấy những dấu hiệu khác thường trên da. Bạn cần kiểm tra toàn diện, đặc biệt là những khu vực khó quan sát như da đầu, da sau cánh tai và dưới cánh tay. Bạn cần lưu ý những thay đổi ở nốt ruồi như:
– Cơ thể xuất hiện thêm những nốt ruồi mới
– Có cảm giác ngứa
– Chảy máu không rõ lý do
– Kích thước lớn dần theo thời gian
Bên cạnh đó, nếu bạn có nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư da, bạn cần phải thường xuyên tầm soát ung thư. Những yếu tố này gồm:
– Tóc vàng hoặc đỏ (không phải do nhuộm), màu mắt sáng.
– Da xuất hiện tàn nhang, dễ bị cháy nắng.
– Có thành viên trong gia đình bị ung thư da, đặc biệt là ung thư hắc tố.
– Có rất nhiều nốt ruồi trên cơ thể hoặc nốt ruồi có hình dạng kỳ lạ.
– Bạn đã từng thực hiện phẫu thuật ghép nội tạng.
– Bạn có tiền sử bị ung thư da dạng tế bào đáy hoặc tế bào vẩy.
Ung thư da là một bệnh lý rất phổ biến nhưng ít người phát hiện những dấu hiệu sớm của bệnh. Hy vọng với những kiến thức ngắn gọn trên đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về phương pháp tầm soát nguy cơ ung thư da cũng như cách xác định, chẩn đoán ung thư da tại nhà.