Tại sao khám thai tuần 32 lại đặc biệt quan trọng?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Mốc 32 tuần được đánh giá là cột mốc quan trọng trong suốt hành trình thai kỳ của mẹ bầu. Do vậy, việc thực hiện khám thai tuần 32 cũng là điều mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm. Vậy ở giai đoạn này mẹ và bé sẽ có những thay đổi ra sao, cần làm gì ở tuần thai này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.

1. Tầm quan trọng của việc khám thai tuần 32

Việc khám thai ở mốc 12 tuần, 22 tuần mục đích để kiểm tra hình thái thai nhi cũng như tầm soát các dị tật có thể xảy ra. Còn khám thai tuần 32 là để kiểm tra sự phát triển toàn diện của bé, về cả cân nặng, chiều cao, sức khỏe thai nhi cũng như của mẹ bầu.

Ở thời điểm này, các bác sĩ sẽ đưa ra những kết luận tốt nhất về sự phát triển của thai nhi, tốc độ phát triển của em bé so với tuổi thai. Nếu trong trường hợp em bé bị phát triển chậm thì bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định và lời khuyên cho mẹ để kịp thời có phương hướng khắc phục và điều chỉnh. Việc này sẽ giúp phòng tránh xảy ra các biến chứng như: suy thai, em bé bị ngạt sau sinh. Ngoài ra, ở tuần 32 này, các bác sĩ cũng sẽ xác định được chính xác hơn ngày sinh của em bé.

Bên cạnh đó, việc khám thai ở mốc tuần 32 cũng giúp mẹ có sự cân nhắc và quyết định về việc chọn nơi sinh, phương pháp sinh phù hợp theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu phát hiện ra những vấn đề bất thường thai nhi ở giai đoạn này thì mẹ cũng sẽ cần chuẩn bị tâm lý chữa trị cho em bé khi ra đời.

Có thể nói việc thực hiện khám thai ở mốc tuần 32 được đánh giá là vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong suốt hành trình thai kỳ của mẹ bầu. Mẹ có thể dễ dàng quan sát bé yêu rõ ràng hơn, theo dõi các cử động của con qua thai máy, trò chuyện với con để chuẩn bị cho hành trình “vượt cạn” sắp tới.

2. Những sự thay đổi của mẹ và bé ở lần khám thai tuần 32

khám thai tuần 32 là để kiểm tra sự phát triển toàn diện của bé, về cả cân nặng, chiều cao, sức khỏe thai nhi cũng như của mẹ bầu.

Khám thai tuần thứ 32 là để kiểm tra sự phát triển toàn diện của bé, về cả cân nặng, chiều cao, sức khỏe thai nhi cũng như của mẹ bầu.

2.1. Em bé phát triển như thế nào ở lần khám thai tuần 32?

Trong giai đoạn tuần 32 – 33, em bé trong bụng có cân nặng từ 1,5 – 1,8kg, chiều dài rơi vào khoảng 42 – 43cm, tương đương với kích thước của một quả bí ngô. Với cân nặng như này thì em bé chiếm khá nhiều diện tích trong tử cung của mẹ. Và trong 7 tuần tiếp theo thì bé có thể đạt được 1/2 trọng lượng của em bé sơ sinh khi ra đời.

Với cân nặng và chiều dài như vậy, trong thời điểm này diện tích trong tử cung của mẹ đã dần trở nên chật chội so với em bé. Do vậy, có thể bé sẽ không có quá nhiều sự vận động liên tục như các tuần thai trước. Vào lúc này, mẹ sẽ cảm nhận và kết nối với em bé khi quan sát thai máy hay những “cú đạp” rõ ràng.

Lượng nước ối cũng giảm dần xuống đáy tử cung để giữ cho bé không còn ở trạng thái lơ lửng như giai đoạn trước. Bộ não em bé ở thời điểm này đã hoàn thiện, bé sẽ có những biểu cảm như: ngáp, nhăn mặt, thè lưỡi,…Mẹ có thể quan sát được những điều này thông qua siêu âm thai định kỳ.

Lớp màng bảo vệ em bé ở thời điểm này tiếp tục phát huy chức năng của mình. Lớp lông tơ bao quanh da em bé đã dần dần biến mất. Tất cả các cơ quan trong cơ thể đã có thể hoạt động một cách độc lập, trừ phổi. Nếu em bé ra đời ở giai đoạn này thì được xác định là sinh non, phổi chưa hoàn thiện hoàn toàn và sẽ cần tới sự hỗ trợ của máy thở, ấp lồng kính,…

2.2. Mẹ bầu có những thay đổi gì trong lần khám thai tuần 32

Khi bước vào giai đoạn 32 tuần tuổi, chóp tử cung của mẹ sẽ cách rốn khoảng 14,5cm, bụng đã nhô lên rõ ràng so với các giai đoạn trước. Mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn các dấu hiệu như: mệt mỏi, hụt hơi, khó thở do lúc này em bé đã phát triển lớn hơn nhiều và dần dần “chiếm chỗ” trong tử cung của mẹ. Kích thước và tư thế nằm của em bé cũng gây nên hiện tượng chèn ép lên các cơ quan, bộ phận trong cơ thể của mẹ, do đó những hiện tượng trên là hoàn toàn bình thường và hay xảy ra đối với các mẹ bầu, nhất là mẹ bầu ở giai đoạn 3 tháng cuối.

Vào lúc này, em bé vẫn chưa rơi xuống khung xương chậu của mẹ, phần bụng trên của mẹ còn chật chội, do đó mẹ sẽ cảm thấy dễ ngủ hơn khi kê gối cao.

Một số triệu chứng khác có thể xảy ra như: ợ nóng, khó tiêu, trào ngược axit dạ dày nhiều hơn so với các tuần trước. Lời khuyên là mẹ nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.

Khám thai tuần 32, mẹ sẽ được các bác sĩ kiểm tra, thăm khám tổng quát về: chiều cao, cân nặng, đo huyết áp,...cũng như siêu âm thai

Khám thai mốc 32 tuần, mẹ sẽ được các bác sĩ kiểm tra, thăm khám tổng quát về: chiều cao, cân nặng, đo huyết áp,…cũng như siêu âm thai

Chân của mẹ sẽ có thể có dấu hiệu giãn tĩnh mạch, đặc biệt là nếu trong gia đình mẹ bầu có người đã bị bệnh lý này trước đó. Biểu hiện của giãn tĩnh mạch là các mạch máu sẽ nổi rõ trên chân, có thể có màu xanh hoặc màu đỏ, kích cỡ có thể nhỏ như sợi tóc nhưng cũng có thể to bằng kích thước một chiếc đũa.

Mẹ sẽ cảm thấy cơ thể nặng nề hơn, nóng chân, ngứa, chuột rút phần chân, tê bì hoặc cảm giác châm chích. Vào thời điểm này, mẹ nên thực hiện tư thế ngồi/nằm gác chân lên cao để giúp máu quay ngược trở lại cơ thể.

Mẹ sẽ cảm thấy thân nhiệt cao hơn những tháng trước đây, cơ thể dễ bị nóng, toát mồ hôi và đôi khi cảm thấy khó chịu, bí bách.

Dịch tiết âm đạo của mẹ ở mốc tuần 32 trở đi cũng sẽ tăng lên đáng kể. Do vậy, mẹ cần chú ý tới việc vệ sinh phụ khoa sạch sẽ. Nếu dịch này có mùi hoặc xảy ra hiện tượng ngứa nhiều, mẹ cần đi thăm khám bác sĩ để kịp thời xử lý và điều trị.

Thai nhi ở giai đoạn này đã phát triển lớn hơn đáng kể, do vậy mẹ có thể sẽ xuất hiện tình trạng choáng váng, chóng mặt do thiếu máu, thiếu dinh dưỡng. Để khắc phục tình trạng này mẹ cần bổ sung ăn uống đủ chất, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.

Rạn da là dấu hiệu phổ biến thường xảy ra với hơn 90% các mẹ bầu, đặc biệt là ở tuần 32, các vết rạn này có thể sẽ xuất hiện nhiều và liên tục. Việc mẹ nên làm là hãy thường xuyên sử dụng các loại kem bôi da, kem trị rạn để cung cấp độ ẩm, giảm tình trạng ngứa da và giảm thiểu tình trạng rạn da.

3. Quy trình khám thai tuần 32 thực hiện như thế nào?

Khám thai tuần 32 bác sĩ sẽ tầm soát các dấu hiệu bất thường cho mẹ

Mẹ cần thường xuyên đi thăm khám bác sĩ, siêu âm thai nhi để kịp thời phát hiện những dấu hiệu khác thường.

Khám thai tuần 32, mẹ sẽ được các bác sĩ kiểm tra, thăm khám tổng quát về: chiều cao, cân nặng, đo huyết áp,…

– Kiểm tra độ cao tử cung của mẹ, một số dấu hiệu khác như: phù chân, giãn tĩnh mạch,…

– Siêu âm quan sát thai nhi: kiểm tra các chỉ số như cân nặng em bé, độ dài xương đùi, các chi bàn chân, bàn tay, chu vi vòng đầu,…

– Kiểm tra ngôi thai đã thuận hay chưa, hướng dẫn mẹ cách xoay ngôi thai nếu cần thiết.

– Tầm soát các bất thường của em bé nếu có để kịp thời có phương hướng điều trị.

– Thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra tỉ lệ đường huyết trong máu, nồng độ men gan, mỡ máu,….

Tuần thai 32 được coi là một mốc vô cùng quan trọng đối với thai kỳ của mẹ bầu. Do vậy, mẹ cần thường xuyên đi thăm khám bác sĩ, siêu âm thai nhi để kịp thời phát hiện những dấu hiệu khác thường, từ đó có thể đưa ra đánh giá toàn diện về mặt sức khỏe chuẩn bị cho cuộc “vượt cạn” sắp tới.

Nếu mẹ có bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ với Thu Cúc TCI để được tư vấn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital