Tắc vòi trứng hay còn gọi là tắc ống dẫn trứng, đây là một dạng bệnh lý nằm trong bộ phận sinh dục của người phụ nữ khiến cho người bệnh không khỏi lo ngại về khả năng vô sinh có thể xảy ra. Tuy nhiên, có phải 100% người bệnh khi bị tắc vòi trứng đều bị vô sinh hay không, chúng ta hãy cùng nhau tìm ra lời giải đáp trong bài viết này nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về hiện tượng tắc vòi trứng
Vòi trứng là một bộ phận sinh sản vô cùng quan trọng của người phụ nữ, nối buồng trứng và tử cung. Đây chính là nơi mà tinh trùng bơi vào để gặp trứng và là con đường để trứng đã được thụ tinh di chuyển về tử cung. Tắc vòi trứng sẽ xảy ra khi vòi trứng bị chít hẹp lại (do dịch, do sẹo…) khiến cho quá trình trứng gặp tinh trùng bị cản trở, đồng thời có thể dẫn tới thai ngoài tử cung.
2.1 Nguyên nhân gây bệnh
Hầu hết, bệnh lý này sẽ xảy ra khi mà vòi trứng mắc phải viêm nhiễm hoặc bị ảnh hưởng do quá trình tác động của phẫu thuật. Những nguyên nhân gây bệnh tắc vòi trứng điển hình như là:
– Những người bị mắc bệnh lý phụ khoa như: viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung, viêm niệu đạo, viêm thận, viêm bàng quang.
– Những người bị mắc một số bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như: Lậu, giang mai, sùi mào gà,…
– Đã từng nạo phá thai nhiều lần: Khi bạn đã từng thực hiện phá thai tại những cơ sở không uy tín và thực hiện không an toàn sẽ rất dễ gây ra những tổn thương tại vòi trứng và dẫn đến viêm nhiễm. Sau khi viêm nhiễm hồi phục sẽ rất dễ để lại sẹo và sự tắc nghẽn vòi trứng cũng đồng thời sẽ xảy ra
– Bị viêm ruột thừa: Khi người bệnh bị viêm ruột thừa sẽ khiến cho vi khuẩn bị nhân lên nhanh chóng, làm cho ruột thừa bị sưng và chứa đầy mủ. Sự viêm nhiễm này có khả năng làm lây lan đến vòi trứng.
– Đã từng thực hiện phẫu thuật thai ngoài tử cung: Phẫu thuật lấy thai ngoài tử cung có thể để lại sẹo trên vòi trứng, làm cho vòi trứng bị chít hẹp, bít tắc.
– Do dị tật bẩm sinh: Trường hợp này sẽ hiếm gặp hơn so với những nguyên nhân còn lại nhưng vẫn xảy ra. Có những người từ khi sinh ra đã bị tắc vòi trứng hoặc là thiếu một hay toàn bộ vòi trứng.
2.2 Dấu hiệu nhận biết khi bị tắc vòi trứng
Những dấu hiệu thường gặp nhất của hiện tượng tắc nghẽn vòi trứng như sau:
– Không thấy dấu hiệu mang thai: Như đã chia sẻ ở trên vòi trứng bị tắc nghẽn khiến cho tinh trùng không gặp được trứng. Vì vậy nếu bạn đã 1 năm không dùng biện pháp tránh thai nào mà chưa có dấu hiệu mang thai thì nên đi thực hiện kiểm tra vòi trứng.
– Bị rối loạn kinh nguyệt: Khi vòi trứng bị chít hẹp sẽ làm ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của buồng trứng và tử cung gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Nếu như bạn thấy những dấu hiệu như chu kỳ kinh quá dài hoặc quá ngắn, lượng máu tiết ra quá ít hoặc quá nhiều, màu sắc của máu có sự bất thường thì nên gặp bác sĩ để kiểm tra.
– Có dấu hiệu đi tiểu nhiều lần trong ngày, cảm thấy đau rát trong quá trình quan hệ tình dục, tiêu hóa bị rối loạn, cơ thể thường xuyên thấy mệt mỏi, dịch âm đạo tiết ra bất thường,… thì điều này rất dễ là sự ảnh hưởng của tắc vòi trứng.
– Ở vùng bụng dưới xuất hiện những cơn đau bất thường đau quặn, sưng cứng, đau lưng ở nhiều cấp độ khác nhau. Và khi càng gần tới kỳ kinh nguyệt thì những cơn đau này càng biểu hiện rõ.
2. Khi bị tắc vòi trứng có bị vô sinh không?
Như đã chia sẻ, tắc vòi trứng làm cản trở quá trình trứng gặp tinh trùng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai. Nếu chỉ một trong 2 vòi trứng bị tắc thì nữ giới vẫn có khả năng mang thai, tuy nhiên tỷ lệ thụ thai sẽ bị giảm đi đáng kể. Còn nếu hai vòi trứng bị tắc hoàn toàn thì sẽ dẫn đến vô sinh. Vô sinh do tắc ống dẫn trứng chiếm khoảng 1/5 nguyên nhân gây vô sinh nữ. Điều đáng lo ngại là vô sinh do bị tắc ống dẫn trứng thường điều trị khá phức tạp do phát hiện muộn. Phần lớn nữ giới chỉ biết mình bị tắc vòi trứng khi đi khám vô sinh hiếm muộn sau một thời dài lập gia đình mà không có thai.
Tuy nhiên nếu tắc vòi trứng được phát hiện sớm thì khả năng điều trị thành công khá cao. Hiện có nhiều phương pháp điều trị tắc vòi trứng đem lại hiệu quả cao như:
– Nội khoa: Với những trường hợp bị tắc nghẽn vòi trứng ở mức độ nhẹ bác sĩ sẽ điều trị bằng cách cho uống thuốc kháng sinh giúp tiêu viêm, thông tắc vùng bị tắc nghẽn.
– Ngoại khoa: Sau một quá trình khi đã sử dụng thuốc và không mang lại hiệu quả thì sẽ có nhiều cách khác nhau được đưa ra để điều trị như là dùng bơm hơi để thông tắc vòi trứng, phẫu thuật nội soi vòi trứng, phẫu thuật cắt và nối ống dẫn trứng, phẫu thuật cắt ống dẫn trứng.
4. Những phương pháp chẩn đoán vòi trứng bị tắc
Hiện nay nhằm để xác định nữ giới có bị tắc vòi trứng không, bác sĩ sẽ thực hiện một trong 2 phương pháp sau:
– Chụp X – quang tử cung, vòi trứng: Đây là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh dùng để kiểm tra tình trạng bên trong tử cung, ống dẫn trứng. Phương pháp này được thực hiện bằng cách bơm thuốc cản quang với áp lực thấp qua cổ tử cung. Chất cản quang sẽ giúp bác sĩ quan sát rõ hơn ống dẫn trứng qua X – quang. Bên cạnh đó, chụp X – quang tử cung vòi trứng còn giúp khảo sát kỹ về tử cung: có bị dính buồng tử cung hay không, có u xơ, polyp tử cung không.
– Nội soi: Bác sĩ sẽ quan sát tình trạng tử cung, vòi trứng thông qua dụng cụ nội soi được đưa vào cơ thể qua một vết rạch nhỏ dưới rốn. Phương pháp này có thể phát hiện nhiều bất thường liên quan đến tử cung, phần phụ (như vòi trứng, buồng trứng…). Ngoài ra còn có thể theo dõi được sự phát triển của nang noãn, thai ngoài tử cung, viêm phần phụ, ứ dịch vòi trứng, u tử cung…
Vậy là, bài viết vừa rồi đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất xoay quanh vấn đề tắc vòi trứng. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng, khi bị tắc nghẽn vòi trứng có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và bạn vẫn có khả năng thực hiện sứ mệnh làm mẹ của mình. Vậy nên, nếu như cơ thể có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì hãy lập tức thăm khám ngay bạn nhé!