Trong tất cả các loại sỏi tiết niệu, sỏi niệu quản hay thường gặp và nguy hiểm nhất do sỏi thận xuống niệu quản. Niệu quản là con đường duy nhất dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nếu niệu quản bị tắc do sỏi thì thận sẽ giãn dần, ứ nước, ứ mủ, hư thận. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về tình trạng sỏi thận rơi xuống niệu quản
1.1 Sỏi thận rơi xuống niệu quản là thế nào?
Có khoảng 80% sỏi niệu quản là do sỏi thận di chuyển xuống, còn lại là sỏi niệu quản tại chỗ do một số nguyên nhân như niệu quản phình to, niệu quản tách đôi, niệu quản sau tĩnh mạch chủ…khiến nước tiểu bị ứ đọng, hình thành nên sỏi.
Nguyên nhân sỏi thận rơi xuống niệu quản và mắc kẹt tại đây là bởi thận có chức năng lọc và bài tiết nước tiểu, nước tiểu sẽ được đẩy xuống bàng quang và trữ tại bàng quang trước khi ra ngoài. Quá trình nước tiểu đổ từ thận xuống bàng quang sẽ đưa viên sỏi di chuyển theo. Tuy nhiên niệu quản là đường ống dài với đường kính trong hẹp chỉ khoảng 2-3mm do vậy sỏi thận sẽ dễ kẹt lại tại đây mà không thể di chuyển xuống thấp hơn nữa.
Những hòn sỏi niệu quản có đường kính nhỏ hơn 5mm, trơn láng có khả năng tự thoát ra được còn sỏi có hình dáng sần sùi, gai góc thường bị vướng lại trong lòng niệu quản gây tắc nghẽn nước tiểu. Vấn đề tắc nghẽn sẽ khiến người bệnh gặp các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộ sống, điển hình là cơn đau quặn thận, tình trạng đau hông lưng âm ỉ.
1.2 Sỏi thận rơi xuống niệu quản có gây biến chứng không?
Việc làm tắc dòng chảy của nước tiểu từ thận xuống bàng quang lâu ngày sẽ khiến thận bị ứ nước, gây nhiễm trùng, viêm thận dẫn đến hư thận. Khi sự lưu thông dòng nước tiểu bị cản trở sẽ có hiện tượng ứ trệ một phần hay toàn phần khiến thận suy giảm chức năng, gây tàn phá các tiểu cầu thận, giãn đài bể thận, thận giãn to và mỏng dần.
2. Điều trị sỏi niệu quản
Sỏi thận xuống niệu quản cần phải điều trị kịp thời để tránh tình trạng sỏi vướng lại gây cản trở quá trình lưu thông dòng tiểu. Tùy thuộc vào dạng sỏi, kích thước sỏi và vị trí sỏi nằm trên niệu quản mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị hợp lý.
2.1 Điều trị nội khoa
Đối với viên sỏi thận kích thước nhỏ, mới rơi xuống niệu quản chưa có sự bám dính chặt vào niêm mạc niệu quản, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị nội khoa. Việc sử dụng thuốc sẽ giúp giãn cơ trơn từ đó viên sỏi có thể di chuyển ra ngoài một cách thuận lợi. Người bệnh cần lưu ý quá trình điều trị nội khoa phải tuân thủ liều lượng, thời gian, loại thuốc…
2.2 Điều trị bằng công nghệ cao
Hiện nay điều trị sỏi niệu quản bằng công nghệ cao đang thay thế phương pháp mổ mở truyền thống. Người bệnh có cơ hội thoát sỏi nhanh chóng, nhẹ nhàng, hoàn toàn không mổ mở, không mất sức. Cụ thể dựa vào từng vị trí, kích thước của sỏi trên đường ống niệu quản, và các yếu tố về sức khỏe thận, cấu tạo hệ tiết niệu mà bác sĩ sẽ chỉ định công nghệ tán sỏi khác nhau.
– Tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể: Sử dụng nguồn năng lượng cao sóng xung kích tác động ở vùng hông lưng bên thận-niệu quản có sỏi của người bệnh
Phẫu thuật thường được áp dụng với các sỏi niệu quản trên thận độc nhất; có sốt, lượng bạch cầu và urê trong máu tăng; đau quặn thận và nôn ói không thuyên giảm khi tiêm thuốc giảm đau. Đặc biệt nhiễm trùng xảy ra trên một niệu quản bị tắc nghẽn cần phải can thiệp để giải quyết lấy sỏi ra càng sớm càng tốt vì khi tắc nghẽn hoàn toàn, chức năng thận sẽ suy giảm nhanh chóng.
3. Một số phương pháp nhằm cải thiện, hỗ trợ điều trị sỏi niệu quản hiệu quả
– Uống nhiều nước, 2-3 lít mỗi ngày, có thể làm cho sỏi nhỏ thoát ra khi đi tiểu.
– Hạn chế các thức ăn chứa nhiều canxi oxalat như sữa, phô mai, nước chè đặc, không ăn mặn, ăn ít thực phẩm giàu chất đạm…
-Tăng cường tập thể dục, thể thao để thúc đẩy sỏi di chuyển ra ngoài dễ dàng hơn với một số hoạt động chơi bóng bàn, đạp xe đạp, nhảy dây…