Menu xem nhanh:
Sỏi thận dạng san hô là gì?
Sỏi san hô hay còn gọi là sỏi struvite, sỏi nhiễm trùng, hay sỏi có nhánh. Sở dĩ được gọi là sỏi san hô là do các viên sỏi lấp đầy toàn bộ các nhánh đài thận nhìn như một đám san hô hoặc có hình dạng sừng của hươu, nai trên phim X-quang.
Sỏi san hô thường gặp ở đài bể thận, nếu viên sỏi không được điều trị kịp thời viên sỏi sẽ to và lấp đầy toàn bộ các nhóm đài bể thận và gây ra những biến chứng nguy hiểm như đau quặn thận, sốt, tiểu khó, tiểu ra máu.
- Sỏi thận dạng san hô nhìn như một đám san hô hoặc có hình dạng sừng của hươu, nai trên phim X-quang (ảnh minh họa)
Những nhóm đối tượng dễ mắc sỏi san hô
Đối tượng có nguy cơ cao hình thành sỏi san hô:
– Người trên 50 tuổi: Đây là nhóm dân số có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường tiểu và tái phát hoặc kéo dài dai dẳng không có triệu chứng, nhất là phụ nữ.
– Bệnh nhân có tiền sử bệnh nhiễm trùng đường tiểu: phẫu thuật niệu quản, trào ngược bàng quang, niệu quản… rất dễ hình thành sỏi san hô ở đài bể thận.
Các biện pháp điều trị sỏi thận dạng san hô
Tùy theo kích thước, vị trí của sỏi thận san hô mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn kỹ thuật tán sỏi phù hợp:
Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser
Đây là phương pháp thường áp dụng đối với sỏi bể thận, sỏi có kích thước lớn hơn 2 cm, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi đài dưới hay sỏi niệu quản 1/3 trên và lớn hơn 1,5 cm…
Đây là kỹ thuật tán sỏi sử dụng nguồn năng lượng bằng laser để phá vỡ sỏi hoặc khí nén hoặc siêu âm thông qua vết mổ nội soi qua da.
- Sỏi thận san hô có thể điều trị bằng phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser
Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser
Đây là phương pháp được thực hiện với sỏi thận mọi vị trí, mọi kích thước, phương pháp này giúp bảo tồn tối đa chức năng thận.
Kỹ thuật tán sỏi này được thực hiện bằng việc đưa ống nội soi mềm qua đường tiểu lên niệu quản vào các đài thận và tán vụn sỏi.
Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ
Đối với sỏi thận nhỏ hơn 2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và nhỏ hơn 1,5cm thì có thể sử dụng phương pháp này.
Đây là phương pháp không gây đau đớn, máy tán sỏi sẽ phát ra sóng xung kích để phá bề mặt của sỏi, đập vụn sỏi ra thành những mảnh nhỏ sau đó đào thải ra ngoài cơ thể theo đường tiểu.
…
Phòng tránh và hạn chế sỏi thận san hô tái phát
Để phòng ngừa và hạn chế sỏi thận san hô tái phát thì cần lưu ý những điều sau:
Có chế độ ăn, uống khoa học
Uống nhiều nước, hạn chế ăn các đồ ăn, đồ uống giàu oxalate gây tích tụ sỏi thận như rau bina, socola, sau cải xoăn, trà đen…
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Do sỏi thận hình thành trên cơ sở nhiễm khuẩn đường tiết niệu chiếm đến 29% với hình thái sỏi san hô, vì vậy vệ sinh sạch sẽ để tránh gây nhiễm trùng đường tiểu. Tránh nhịn tiểu vì việc nhìn tiểu lâu sẽ gây ra sự lắng đọng của các chất tạo sỏi trong hệ tiết niệu.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục giúp cơ thể xử lý các khoáng chất tích tụ trong hệ tiết niệu, từ đó giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
- Tập thể dục để giúp ngăn chặn sự tích tụ sỏi thận (ảnh minh họa)
Khám sức khỏe định kỳ
Với những người đã điều trị tán sỏi thì cần tái khám sức khỏe thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện và điều trị sớm sự tích tụ trở lại của sỏi san hô.
Đối với những người chưa bị sỏi thì khám sức khỏe định kỳ để giúp nắm bắt rõ tình trạng sức khỏe bản thân và có biện pháp phòng ngừa sỏi thận.