Sỏi bàng quang có nguy hiểm không, mắc sỏi bàng quang điều trị như thế nào? Hiểu các vấn đề này sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc điều trị nhằm thoát sỏi nhanh chóng. Sỏi bàng quang là một trong những loại sỏi tiết niệu phổ biến nhất, bên cạnh sỏi thận và sỏi niệu quản.
Menu xem nhanh:
1. Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?
Để biết sỏi bàng quang có thực sự nguy hiểm, bạn cần hiểu rõ cơ chế hình thành và phát triển của loại sỏi này. Sỏi bàng quang là một khối rắn nhỏ, hình thành do sự lắng cặn và kết tinh của khoáng chất trong nước tiểu. Sỏi nằm trong bàng quang nên có tên gọi là sỏi bàng quang. Sỏi có thể trực tiếp được hình thành tại đây hoặc do sỏi từ thận rơi xuống. Một người có thể có 1 viên sỏi phát triển lớn dần tại bàng quang, nhưng cũng có thể là ổ sỏi gồm nhiều viên. Dù là 1 hay nhiều, sỏi bàng quang cũng đều gây ra những triệu chứng như: cơn đau vùng bụng, đặc biệt đau thắt, đau buốt khi đi tiểu, đi tiểu nhắt, tiểu nhiều lần… Nguyên nhân được cho là do sỏi di chuyển cọ xát, đồng thời gây tắc chỗ nối bàng quang với niệu đạo. Tình trạng này khiến nước tiểu không thể ra ngoài thuận lợi.
Về lâu dài, những viên sỏi nằm ở trong bàng quang càng lâu thì càng rắn, góc cạnh và gây nguy hiểm. Cụ thể sỏi cọ xát gây đau đớn, viêm nhiễm đường tiết niệu. Sỏi kẹt ở bàng quang gây biến chứng tắc cổ, vô niệu cấp tính, thậm chí là mạn tính. Những biến chứng này không điều trị sẽ dẫn đến hỏng bàng quang. Người bệnh đi tiểu không tự chủ, nguy cơ ứ nước gây tổn hại chức năng thận.
Do đó, người mắc sỏi bàng quang cần thăm khám sớm để được bác sĩ xác định tình trạng sỏi. Từ đó có phương pháp xử trí thích hợp, tránh các biến chứng xảy ra.
2. Cách điều trị sỏi bàng quang
. Việc điều trị sỏi bàng quang cần căn cứ vào kích thước và tình trạng sỏi, bàng quang, niệu đạo.
2.1. Điều trị sỏi bàng quang kích thước nhỏ, niệu đạo thoáng
Bệnh nhân sẽ được dùng thuốc kết hợp uống nước, ăn thực phẩm phù hợp để đẩy sỏi ra ngoài theo đường tiểu.
Các loại thuốc được kê bao gồm thuốc lợi tiểu, giãn cơ… hỗ trợ bài tiết để đẩy sỏi ra ngoài. Bệnh nhân cần uống thật nhiều nước để hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Nhờ đó quá trình trao đổi chất diễn ra nhịp nhàng, giúp sỏi nhanh chóng ra ngoài. Ăn nhiều rau xanh, không dùng thực phẩm chức năng, loại bỏ các thực phẩm chứa nhiều oxalat, nhiều đạm.
Lưu ý: thông tin về các loại thuốc nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ để được tư vấn. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định.
2.2. Sỏi bàng quang lớn, không thể ra ngoài theo đường tiểu
Khi bác sĩ xác định tình trạng sỏi quá lớn, không thể dùng thuốc, bệnh nhân sẽ được tư vấn tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser. Đây là giải pháp tán sỏi công nghệ cao thay thế mổ mở, với nhiều đặc điểm ưu việt như:
– Tiêu diệt sỏi qua đường tiểu nên không có vết mổ: Dụng cụ nội soi sẽ được đưa vào từ niệu đạo, tiếp cận chính xác vị trí của sỏi. Dùng năng lượng laser để tán vỡ sỏi, sau đó bơm hút ra ngoài.
– Bảo tồn tốt chức năng thận: Năng lượng laser cực lớn chỉ tác động tới sỏi. Vì thế không ảnh hưởng đến chức năng thận hay các cơ quan khác.
– Bệnh nhân ít đau, không có sẹo: Quá trình tán sỏi được gây tê tủy sống, bệnh nhân không đau, cũng không có vết mổ nên không có sẹo.
– Bệnh nhân phục hồi nhanh chóng, sớm xuất viện: Tán sỏi nội soi ngược dòng diễn ra khá nhanh. Bệnh nhân được xuất viện sau 24 – 48h nằm viện, giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Với những phương pháp điều trị kể trên, bệnh nhân mắc sỏi bàng quang không nên quá lo lắng. Hãy thăm khám và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, sỏi sẽ nhanh chóng bị loại bỏ nhẹ nhàng mà không gây biến chứng gì.
3. Phòng tránh sỏi bàng quang và ngăn tái phát
Việc điều trị khỏi sỏi không mang tính chất vĩnh viễn. Sỏi vẫn có thể tái phát và hình thành nên những viên sỏi mới ở hệ tiết niệu. Do đó, bệnh nhân cần lưu ý giữ gìn chế độ sinh hoạt, tập luyện và ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ. Cụ thể là một số điều cơ bản như:
– Uống đủ nước và không nhịn tiểu: Lượng nước bổ sung hằng ngày cần rơi vào từ 2 – 3 lít. Có thể uống thêm nước ép từ hoa quả tươi như cam canh cũng rất tốt. Đồng thời, bệnh nhân không được nhịn tiểu để tránh sự ứ đọng của các tinh thể trong nước tiểu, dẫn đến hình thành sỏi.
– Một số thực phẩm cần hạn chế như thức ăn chứa nhiều oxalat, purin, đạm… Nên ăn nhiều rau xanh kết hợp vận động nhẹ nhàng, sinh hoạt điều độ.
Sỏi bàng quang có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào giai đoạn điều trị. Bệnh nhân mắc sỏi nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị ngay, tránh để sỏi gây biến chứng. Sỏi bàng quang nếu điều trị sớm thì sẽ nhẹ nhàng, nhanh chóng, ít ảnh hưởng đến sức khỏe.