Quy trình ghép xương trong cấy ghép implant đúng chuẩn

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Cấy ghép implant là phương pháp thay thế răng giả cho răng đã mất. Để thực hiện được phương pháp này, một số bệnh nhân phải thực hiện ghép xương. Vậy ghép xương trong cấy ghép implant được chỉ định khi nào?

1. Tìm hiểu về cấy ghép implant

Cấy ghép implant là một phương pháp được ưa chuộng hơn cả trong các phương pháp trồng răng giả hiện nay. Phương pháp này được đánh giá cao vì có mão răng sứ có màu sắc tự nhiên như răng thật, lành tính với cơ thể và có thể sử dụng cả đời. Ngoài ra, implant còn không ảnh hưởng đến các răng lân cận, không gây khó chịu hay vướng víu cản trở quá trình ăn uống hay vệ sinh răng miệng. Với những ưu điểm kể trên, implant được coi là giải pháp cứu cánh cho những người gặp tình trạng mất 1 răng, mất nhiều răng hay thậm chí là mất răng toàn hàm.

Cấy ghép implant là phương pháp gì

Cấy ghép implant là giải pháp hoàn hảo giúp thay thế răng đã mất với nhiều ưu điểm vượt trội

2. Ghép xương trong cấy ghép implant là như thế nào?

Trong một số trường hợp, người bệnh bị mất răng nhưng trong thời gian dài không có phương pháp thay thế, xương hàm sẽ bị tiêu đi. Chính vì vậy, để bệnh nhân đủ điều kiện để tiến hành cấy ghép implant, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một thủ thuật bổ trợ để bổ sung, tái tạo phần xương, tăng thể thích xương hàm. Đó chính là ghép xương của kỹ thuật cấy ghép implant.

3. Đối tượng thực hiện ghép xương

3.1 Đối tượng được chỉ định

– Bệnh nhân có mật độ xương hàm mỏng và yếu từ khi sinh ra.

– Xương hàm bệnh nhân bị tiêu đi trong thời gian dài.

– Gặp phải những chấn thương mạnh hoặc có di chứng từ những phẫu thuật trước đây.

3.2 Đối tượng chống chỉ định

– Bệnh nhân bị mất răng cả hàm.

– Người mắc các bệnh lý toàn thân: Tiểu đường chưa được kiểm soát, rối loạn đông máu, bệnh tim mạch, suy giảm miễn dịch…

– Người bị nghiện những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

– Bệnh nhân đang mắc một số bệnh lý răng miệng, không phù hợp ghép xương.

Người nghiện rượu là đối tượng chống chỉ định thực hiện ghép xương implant

Người nghiện rượu là đối tượng chống chỉ định thực hiện ghép xương implant

4. Ưu & nhược điểm của ghép xương

4.1 Ưu điểm

– Ghép xương hỗ trợ trụ titanium bám chắc được vào xương hàm.

– Giúp tái tạo lại cấu trúc xương hàm, giúp bảo tồn răng thật cũng như xương hàm.

– Ngăn chặn được khả năng bị tiêu xương của hàm.

4.2 Nhược điểm

– Xương lâu cứng, rời rạc và cơ chế lành thương chậm.

– Phần nướu có màu đỏ hồng giống nướu thật, dễ chuyển sang màu thâm mất thẩm mỹ.

– Độ cứng thấp hơn xương thật.

5. Quy trình ghép xương của cấy ghép implant

5.1 Thăm khám tổng quát

Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng cho bệnh nhân và chụp X-quang để kiểm tra mức độ khuyết điểm và có phương án ghép xương cụ thể cho bệnh nhân.

ghép xương trong cấy ghép implant

Bác sĩ thăm khám răng miệng tổng quát cho bệnh nhân để có phương án điều trị ghép xương cụ thể

5.2 Gây tê hoặc gây mê

Trước khi tiến hành ghép xương, bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn, gây tê vùng và gây tê tại chỗ và gây mê nếu cần. Việc này giúp cho bệnh nhân không bị khó chịu hay có cảm giác đau, bác sĩ sẽ thuận lợi thực hiện ghép xương.

5.3 Sửa soạn xương hàm vùng nhận

Bác sĩ sẽ tiến hành tạo vạt niêm mạc với 3 đường rạch: Một đường rạch dọc phần niêm mạc sống hàm (vùng mất răng), 2 đường rạch đứng đi từ 2 đầu đường rạch trên về phía ngách tiền đình để phần vạt có đáy hình thang, đủ không gian để thực hiện thao tác. Lấy cây bóc tách thích hợp để bóc tách niêm mạc màng xương bộc lộ ra vùng phẫu thuật và rạch đường giảm căng. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng mũi khoan thích hợp để khoan thủng vỏ xương, tạo ra các điểm chảy máu.

5.4 Đặt bột xương nhân tạo và màng

Tiến hành trộn bột xương với máu bệnh nhân hoặc nước muối sinh lý, sau đó dùng bột xương đó đặt vào mặt xương hàm để sửa soạn với khối lượng phù hợp. Sau đó sẽ đặt màng để che phủ bột xương và thực hiện cố định màng.

5.5 Khâu đóng vạt niêm mạc

Cuối cùng bác sĩ sẽ thực hiện khâu đóng vạt niêm mạc cho bệnh nhân. Sau khi thực hiện ghép xương bệnh nhân có thể gặp một số biểu hiện như:

– Chảy máu sau phẫu thuật: Đây là hiện tượng bình thường và sẽ tự động ngừng sau 30 phút nên bệnh nhân không cần lo lắng.

– Sưng nề: Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn dùng túi đá chườm lên vùng má để giảm sưng.

– Thân nhiệt có thể tăng nhẹ, lên khoảng 38 độ và đây là một dấu hiệu bình thường sau khi cấy ghép.

Khi có biểu hiện sưng nề, bệnh nhân nên chườm đá lên mặt để giúp giảm sưng tấy

Khi có biểu hiện sưng nề, bệnh nhân nên chườm đá lên mặt để giúp giảm sưng tấy

Bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về việc ghép xương trong cấy ghép implant. Nhìn chung, đây là một kỹ thuật phức tạp nên hãy chọn những cơ sở y tế uy tín để thực hiện nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital