Ghép xương trong cấy ghép implant và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Ghép xương trong cấy ghép Implant thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp có mật độ xương hàm không đạt tiêu chuẩn để đặt trụ Implant. Hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.

1. Tổng quan kỹ thuật ghép xương trong cấy ghép Implant

1.1. Ghép xương khi trồng răng implant là gì?

Kỹ thuật ghép xương trong quá trình trồng răng implant được xem là một phương pháp tiến bộ vượt bậc trong việc điều trị nha khoa. Cụ thể là hỗ trợ phục hình răng đã mất. Kỹ thuật này giúp hỗ trợ xương hàm giữ vững trụ Implant. Đồng thời, kỹ thuật này còn thúc đẩy xương hàm tái tạo xương mới khi xương hàm cũ bị mỏng hoặc bị tiêu.

Để thực hiện ghép xương, các bác sĩ sẽ thêm vào vị trí xương bị khuyết một lượng xương phù hợp. Đó có thể là xương tự thân của chính người bệnh, cũng có thể là xương nhân tạo.

Kỹ thuật ghép xương trong quá trình trồng răng implant được xem là một phương pháp tiến bộ vượt bậc trong việc điều trị nha khoa.

Kỹ thuật ghép xương trong quá trình trồng răng implant được xem là một phương pháp tiến bộ vượt bậc trong việc điều trị nha khoa.

1.2. Các kỹ thuật ghép xương trong cấy ghép implant

Hiện nay, có 4 kỹ thuật ghép xương hàm phổ biến, bao gồm:

– Ghép xương tổng hợp

– Ghép xương dị chủng

– Ghép xương đồng chủng

– Ghép xương tự thân

2. Vai trò của ghép xương khi cấy ghép implant

2.1. Vì sao phải ghép xương trong cấy ghép implant?

Nhiều người khi mất răng thường không trồng răng hoặc khắc phục luôn mà hay để tình trạng đó kéo dài. Qua quá trình ăn, nhai, sinh hoạt… xương ổ răng phải chịu tác động nặng nề. Đây là nguyên nhân khiến xảy ra các trường hợp: các màng xương bị ảnh hưởng, xương hàm mỏng dần đi, các xương ổ răng tự tiêu hủy…

Ngoài ra, việc sử dụng hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu xương. Đặc biệt, một số bệnh lý về răng miệng như: bệnh nha chu, bệnh niêm mạc miệng, viêm lợi, sâu răng, viêm chân răng… cũng có thể gây ra nhiễm trùng tiêu xương.

Do đó, những người bệnh gặp tình trạng tiêu xương, muốn trồng răng implant thì cần phải cấy ghép xương để đảm bảo tiêu chuẩn.

Những người bệnh gặp tình trạng tiêu xương, muốn trồng răng implant thì cần phải cấy ghép xương để đảm bảo tiêu chuẩn.

Những người bệnh gặp tình trạng tiêu xương, muốn trồng răng implant thì cần phải cấy ghép xương để đảm bảo tiêu chuẩn.

2.2. Vai trò của ghép xương khi trồng implant

Việc cấy ghép xương cho những người bệnh thực hiện trồng implant có vai trò rất lớn:

– Gia tăng mật độ xương hàm.

– Thúc đẩy khả năng tích hợp giữa trụ implant và xương hàm.

– Kéo dài tuổi thọ cho trụ implant trong miệng.

– Giúp phẫu thuật thành công, đạt hiệu quả cao.

3. Những trường hợp nào nên thực hiện ghép xương

3.1. Đối tượng được chỉ định ghép xương

Những người được chỉ định ghép xương là những trường hợp:

– Mất răng trong thời gian dài, lâu năm, làm cho xương hàm bị tiêu hủy quá nhiều và không đủ điều kiện để tiến hành đặt trụ implant.

– Những người có xương hàm bị mỏng, yếu do bẩm sinh, hoặc bị tổn thương do va chạm mạnh.

3.2. Đối tượng chống chỉ định

Những người có một hoặc nhiều đặc điểm sau thì không nên thực hiện ghép xương:

– Người mất răng toàn hàm.

– Người có hệ miễn dịch suy giảm do các bệnh mãn tính như: tim mạch, tiểu đường, điều trị ung thư…

– Người đang mắc các bệnh lý răng miệng: bệnh nha chu, viêm nướu, áp xe răng…

– Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá… và không có khả năng bỏ được.

Người có hệ miễn dịch suy giảm do các bệnh mãn tính như tiểu đường thì không thể thực hiện ghép xương.

Người có hệ miễn dịch suy giảm do các bệnh mãn tính như tiểu đường thì không thể thực hiện ghép xương.

3.3. Điều kiện để ghép xương

Tuy nhiên, không phải ai muốn cấy ghép implant cũng cần ghép xương. Kỹ thuật ghép xương chỉ được bác sĩ chỉ định người bệnh đáp ứng những yêu cầu sau:

– Xương hàm của người bệnh có kích thước chuẩn, mật độ xương phải ổn định, xương không quá giòn cũng không quá xốp.

– Xương hàm cần phải có chiều rộng phù hợp với trụ implant để tăng khả năng tích hợp giữa mô xương và trụ implant. Từ đó, trụ implant mới có đủ khả năng chịu lực từ các hoạt động ăn nhai. Ngoài ra, xương hàm phù hợp sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của trụ implant, giúp trụ implant không bị đào thải.

Trường hợp những người có xương hàm không đủ chất lượng sẽ làm tăng tỷ lệ thất bại của phẫu thuật cấy ghép implant. Nếu cấy ghép thành công thì trụ implant sẽ bị đào thải khỏi môi trường miệng chỉ sau 1 hoặc 2 năm, thậm chí là vài tháng.

4. Quy trình thực hiện ghép xương

Để quá trình ghép xương diễn ra thuận lợi và thành công, các bác sĩ và các cơ sở nha khoa cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình 5 bước như sau:

– Bước 1: Thăm khám và tư vấn.

Trước mỗi ca phẫu thuật, các bác sĩ cần thăm khám để khai thác thông tin từ người bệnh, nhằm hiểu rõ tình trạng của người bệnh.  và đưa ra những tư vấn phù hợp.

– Bước 2: Thực hiện sát khuẩn và gây tê

Việc sát khuẩn và gây tê trong mỗi ca phẫu thuật là vô cùng cần thiết. Sát khuẩn để đảm bảo an toàn cho người bệnh, và gây tê để giúp loại bỏ mọi cảm giác đau đớn của người bệnh.

– Bước 3: Tiến hành ghép xương

Đầu tiên, bác sĩ sẽ làm lộ vùng xương cần ghép bằng cách tạo vạt niêm mạc. Tiếp theo, bác sĩ sẽ dùng mũi khoan chuyên dụng để khoan vào phần vỏ xương để tạo một hố nhỏ. Sau đó, sẽ đặt bột xương vào khung hàm. Cuối cùng, bác sĩ sẽ che bộ xương bằng màng xương và cố định chúng.

– Bước 4: Đóng vết mổ

Ở bước này, bác sĩ sẽ thực hiện khâu đóng vạt niêm mạc và kết thúc quá trình mổ.

– Bước 5: Theo dõi sức khỏe người bệnh, hẹn tái khám

Sau khi hoàn tất quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe người bệnh bằng cách kiểm tra thân nhiệt và khả năng cầm máu. Nếu sức khỏe người bệnh ổn định, bác sĩ sẽ cho người bệnh ra về. Trước đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc vết thương tại nhà, kê thuốc giảm đau và hẹn tái khám nếu cần.

Để quá trình ghép xương diễn ra thuận lợi và thành công, các bác sĩ và các cơ sở nha khoa cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình đạt chuẩn.

Để quá trình ghép xương diễn ra thuận lợi và thành công, các bác sĩ và các cơ sở nha khoa cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình đạt chuẩn.

5. Sau khi phẫu thuật ghép xương cần lưu ý những gì?

Một số lưu ý sau sẽ giúp người bệnh mau chóng phục hồi sau phẫu thuật:

– Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ trong khoảng 10 ngày để tránh nhiễm trùng.

– Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng bàn chải mềm, hạn chế tối đa tác động vào cùng xương vừa ghép.

– Kết hợp sử dụng dịch sát khuẩn phù hợp để ngăn ngừa viêm nhiễm ở khu vực vừa phẫu thuật.

– Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để mau chóng phục hồi sức khỏe. Lưu ý không sử dụng những thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc quá dai, gây ảnh hưởng đến vết mổ.

– Nếu vị trí phẫu thuật có những dấu hiệu như sưng tấy, đau nhức, chảy máu hoặc dịch mủ… người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và kịp thời xử lý.

Trên đây là những thông tin cơ bản và chi tiết về kỹ thuật ghép xương trong cấy ghép implant. Nếu bạn đang quan tâm tới kỹ thuật này, hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital