Phương pháp chửa ngoài tử cung điều trị nội khoa là gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Phương pháp chửa ngoài tử cung điều trị nội khoa hiện nay là một trong những phương pháp được nhiều chị em tin tưởng và lựa chọn. Bởi phương pháp này đem lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe sinh sản cho phụ nữ. Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này thông qua bài viết dưới đây bạn nhé.

1. Khái niệm bệnh lý chửa ngoài tử cung ở phụ nữ là gì?

Bệnh lý thai ngoài tử cung là tình trạng trứng và tinh trùng sau khi thụ tinh lại làm tổ và phát triển ở khu vực bên ngoài buồng tử cung. Đa số các trường hợp chửa ngoài tử cung thường xảy ra ở khu vực ống dẫn trứng nhiêu hơn so với ở các khu vực khác. Tuy nhiên, phôi thai có thể phát triển và làm tổ ở một số vị trí khá nguy hiểm như: ổ bụng, buồng trứng, vết sẹo mổ lấy thai cũ,..Bệnh lý thai ngoài tử cung ở phụ nữ được đánh giá là một trong những loại bệnh thai kỳ nguy hiểm nhất bởi chúng có khả năng đe dọa tới tính mạng của chị em nếu trong trường hợp khối thai ngoài bị vỡ ra. Do đó, nếu khi phát hiện ra mình bị thai ngoài tử cung thì cần xin ý kiến tư vấn của bác sĩ để có phương pháp điều trị, xử lý khối thai ngoài càng sớm càng tốt.

chửa ngoài tử cung điều trị nội khoa là gì

Sử dụng thuốc nội khoa là phương pháp được nhiều phụ nữ lựa chọn hơn cả

2. Biện pháp điều trị thai ngoài tử cung ở phụ nữ

Theo đó, hiện nay có 3 phương pháp điều trị bệnh lý thai ngoài tử cung phổ biến đó là: sử dụng thuốc điều trị nội khoa, sử dụng phương pháp phẫu thuật mổ nội soi hoặc mổ mở để loại bỏ khối chửa ngoài. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, tuy nhiên biện pháp sử dụng thuốc nội khoa là phương pháp được nhiều phụ nữ lựa chọn hơn cả.

2.1. Chửa ngoài tử cung điều trị nội khoa được sử dụng trong trường hợp nào?

Phương pháp điều trị sử dụng thuốc nội soi hiện nay là một phương pháp điều trị chửa ngoài tử cung được sử dụng nhiều và phổ biến. Loại thuốc nội khoa được sử dụng nhiều nhất đó là thuốc Methotrexate. Loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào. Tế bào lúc này sẽ không tổng hợp được DNA cũng như không nhân lên được. Thai kỳ sẽ chấm dứt và bảo tồn được vòi trứng phụ nữ.

Theo đó, phương pháp điều trị nội khoa được sử dụng cho một số đối tượng như sau:

– Những bệnh nhân có sự ổn định sức khỏe: tỉnh táo, tim mạch, huyết áp ở trạng thái ổn định, cũng không có dấu hiệu thiếu máu, chảy máu, xuất huyết ở màng bụng,…

– Kích thước của khối chửa ngoài tử cung không lớn hơn 3,5cm.

– Khối chửa chưa hình thành tim thai, khối chửa chưa có dấu hiệu bị vỡ.

– Kết quả nồng độ beta HCG trong máu cao không quá 5000 – 1000 mIU/ml.

– Bệnh nhân chưa thấy xuất hiện các hiện tượng: đau bụng dữ dội, mệt mỏi, mất máu nhiều,…

2.2. Chửa ngoài tử cung điều trị nội khoa không được sử dụng đối với trường hợp nào?

Mặc dù là phương pháp phổ biến hay được sử dụng, tuy nhiên, việc điều trị chửa ngoài tử cung bằng thuốc nội khoa vẫn cần lưu ý không sử dụng cho những trường hợp sau:

– Khối thai ngoài tử cung đã có dấu hiệu vỡ, huyết tụ thành nang.

– Sức khỏe không ổn định: mạch đập nhanh, huyết áp tụt nhanh, mệt mỏi, xanh xao, buồn nôn, vã mồ hôi liên tục,…

– Bắt đầu xuất hiện dấu hiệu vỡ khối chửa: đau bụng dưới nhiều.

Siêu âm thai phát hiện có khối dịch nhiều hơn 300ml.

– Kết quả xét nghiệm máu có bất thường: giảm bạch cầu, tiểu cầu,…

– Không sử dụng được thuốc điều trị nội khoa, bị dị ứng với thuốc.

– Những trường hợp phụ nữ đang trong thời gian cho con bú.

– Phụ nữ mắc các bệnh lý: gan, thận, thiếu máu, rối loạn chức năng của gan, thận, rối loạn chức năng đông máu,…

– Một số đối tượng khác như: nghiện rượu, suy giảm miễn dịch, hoặc nhu cầu của bệnh nhân mong muốn phẫu thuật.

chửa ngoài tử cung điều trị nội khoa trong bao lâu

Phương pháp điều trị sử dụng thuốc nội soi hiện nay là một phương pháp điều trị chửa ngoài tử cung được sử dụng nhiều và phổ biến

3. Nhưng ưu điểm và nhược điểm của phương pháp sử dụng thuốc điều trị thai ngoài tử cung

3.1. Một số ưu điểm của việc sử dụng thuốc nội khoa

Có thể nói, việc sử dụng thuốc điều trị nội khoa cho trường hợp chửa ngoài tử cung đem lại rất nhiều lợi ích cho chị em phụ nữ, đó là:

– Không cần can thiệp phẫu thuật, dao kéo, mổ xẻ, có thể tránh được các tác dụng phụ, biến chứng khi sử dụng thuốc gây mê.

– Không làm ảnh hưởng đến vòi trứng của phụ nữ, hạn chế nhất khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.

– Có thể điều trị ngoại trú, nghỉ ngơi tại nhà, không cần thiết phải lưu viện.

3.2. Một số nhược điểm của việc sử dụng thuốc nội khoa là gì?

Mặc dù đem lại nhiều ưu điểm cho phụ nữ cũng như bảo toàn được cơ quan sinh sản. Tuy nhiên, phương pháp sử dụng thuốc nội khoa này vẫn tồn tại một số nhược điểm như sau:

– Thời gian theo dõi sau khi sử dụng thuốc sẽ kéo dài hơn so với phương pháp phẫu thuật. Thông thường, sau khi sử dụng thuốc, chị em sẽ cần phải theo dõi sát sao cũng như kiểm tra định kỳ trong khoảng từ 2 đến 6 tuần.

– Sử dụng thuốc sẽ có thể gây ra một số tác dụng phụ, triệu chứng như: đau bụng (đau phần vị trí khối chửa), mệt mỏi, rụng tóc, tiêu chảy, tê bì chân tay,…Tình trạng này có thể kéo dài từ 1 ngày cho tới vài ngày tùy vào cơ địa từng người.

– Cần phải định kỳ theo dõi nồng độ beta HCG trong máu cho tới khi về mức an toàn.

– Ở lần mang thai sau, vẫn có khả năng bị tái lại bệnh lý chửa ngoài tử cung.

4. Phương pháp điều trị chửa ngoài tử cung bằng thuốc nội khoa sẽ được thực hiện như thế nào?

chửa ngoài tử cung điều trị nội khoa cần làm gì

Trước khi tiến hành sử dụng thuốc, bệnh nhân cần trải qua quá trình kiểm tra sức khỏe cũng như kiểm tra xét nghiệm máu tổng quát

Trước khi tiến hành sử dụng thuốc, bệnh nhân cần trải qua quá trình kiểm tra sức khỏe cũng như kiểm tra xét nghiệm máu tổng quát. Các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân kiểm tra chức năng của gan, thận, tủy xương. Sau đó, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm nồng độ beta HCG trong máu. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ tư vấn và đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân về ưu điểm và nhược điểm của phương pháp, từ đó hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc sức khỏe.

Sau khi đã kiểm tra và xác nhận bệnh nhân đủ điều kiện điều trị nội khoa, thì các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm cho bệnh nhân một ống thuốc Methotrexate (tương ứng với 1 liều). Từ ngày tiêm đó cho tới 4 ngày và 7 ngày sau, bác sĩ sẽ định kỳ cho bệnh nhân xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ beta HCG. Nếu nồng độ beta của ngày thứ 7 (tính từ ngày bắt đầu tiêm thuốc) có dấu hiệu giảm xuống ít nhất là 15% so với ngày tiêm thứ 4 thì sẽ được coi là đã thành công với việc điều trị nội khoa.

Trong trường hợp nồng độ beta vẫn chưa giảm, giảm ít hoặc thậm chí có dấu hiệu tăng lên, bác sĩ sẽ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng tiêm thêm một liều thuốc nữa. Và cũng tiếp tục quá trình theo dõi nồng độ beta HCG trong máu thường xuyên. Sau khi trải qua 2 lần tiêm thuốc, nếu nồng độ beta vẫn chưa giảm đi ít nhất 15% hoặc có dấu hiệu tăng lên, thì lúc này bệnh nhân sẽ cần phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Trong quá trình điều trị bằng thuốc, trong khoảng từ 1 đến 3 ngày, bạn sẽ có thể có cảm giác: đau bụng, mệt mỏi, tê chân, nhức chân,…do lúc này khối thai ngoài đang dần dần tách ra khỏi vị trí bám. Bạn sẽ thấy đi kèm đó là dấu hiệu ra máu, xuất huyết âm đạo.

Nếu trong quá trình điều trị mà bạn thấy mình xuất hiện một số triệu chứng sau thì cần lập tức đi thăm khám bác sĩ:

– Đau bụng quá dữ dội tới mức không thể chịu nổi.

– Máu từ vùng âm đạo chảy ra quá nhiều.

– Có dấu hiệu khó thở, tim đập nhanh, ngất xỉu,…

Trên đây là những thông tin quan trọng về phương pháp sử dụng thuốc điều trị chửa ngoài tử cung. Nếu bạn cần biết thêm thông tin khác hoặc đặt lịch thăm khám với bác sĩ sản khoa, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital