Những thay đổi ở lần khám thai tuần 30

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Ở thời điểm khám thai tuần 30, mẹ bầu sẽ cảm nhận được rất nhiều sự thay đổi của cơ thể mình và thai nhi trong bụng. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý các chỉ số được thể hiện trong lần siêu âm, khám thai này cùng một số thay đổi khác thường để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé. Bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về vấn đề này, đồng thời sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp mẹ dễ dàng hơn trong giai đoạn cuối thai kỳ này.

1. Có những thay đổi gì khi thai nhi ở tuần 30?

Ở giai đoạn tuần 30 của thai kỳ, sẽ có nhiều sự thay đổi ở cả mẹ bầu và thai nhi. Những thay đổi này mẹ bầu có thể quan sát được hàng ngày nhưng có một số chỉ số cần có sự can thiệp của bác sĩ trong lúc khám thai mới xác định được.

1.1. Thai nhi ở lần khám thai tuần 30

Vào tuần thai thứ 30, thai nhi phát triển bình thường sẽ có các chỉ số siêu âm như sau:

– Chiều dài tính từ đầu đến mông: khoảng 40.

– Đường kính của lưỡng đỉnh: khoảng 76mm.

– Chiều dài của xương đùi thai nhi: khoảng 56mm.

Kết quả này sẽ được bác sĩ thông báo tới mẹ qua lần khám thai định kỳ. Từ kết quả khám thai và siêu âm, bác sĩ đối chiếu với chỉ số phát triển bình thường nhằm đánh giá sự phát triển của thai nhi. Xảy ra sai lệch về chỉ số là điều bình thường, nguyên nhân có thể là do di truyền hoặc do chế độ dinh dưỡng của mẹ không đảm bảo hay cấu trúc cơ thể thai nhi,…

khám thai tuần 30

Vào tuần thai thứ 30, thai nhi sẽ có một số thay đổi thể hiện rõ qua các chỉ số siêu âm

Ở giai đoạn này bé phát triển khá nhanh, hoạt động thường xuyên và chiếm đầy diện tích tử cung của mẹ bầu. Em bé giai đoạn này như một vận động viên liên tục cử động tay chân ở trong bụng mẹ. Điều này khiến mẹ rất hay bị khó ngủ vì bé thường đạp, nhào lộn trong bụng mẹ,…

Mẹ bầu cũng không nên lo lắng bởi đây là dấu hiệu đáng mừng, bé yêu hoàn toàn khỏe mạnh và phát triển bình thường. Bên cạnh đó, dù hoạt động nhiều trong thời gian này nhưng bé vẫn có thời gian nghỉ ngơi điều độ. Điều này mẹ có lẽ là người nắm rõ nhất.

1.2. Cơ thể mẹ bầu ở lần khám thai tuần 30

Bắt đầu sang tuần thai thứ 30, cơ thể mẹ bầu thay đổi và lớn hơn rất nhiều, có thể gây khó thích ứng.

– Trong một số trường hợp, mẹ còn bị lồi rốn, ngực dần to và nặng, khá gần với phần đầu bụng. Dù không thoải mái nhưng mẹ cũng nên sử dụng áo ngực để ngăn chặn tình trạng chảy xệ ngực sau sinh.

– Dấu hiệu thân nhiệt thay đổi có thể làm cho cơ thể mẹ bầu xuất hiện các nốt mẩn đỏ. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn nếu mẹ không vệ sinh sạch sẽ khiến mồ hôi tích tụ. Mẹ bầu nên thường xuyên tắm mát hoặc sử dụng phấn rôm để khắc phục vấn đề này.

– Cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng dần theo sự phát triển của thai nhi, trung bình tăng 0,5kg/ tuần. Tuy nhiên, nếu tăng cân đột ngột kèm với sốt, đau đầu thì mẹ bầu nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.

 khám thai tuần 30

Một số thay đổi của cơ thể mẹ bầu ở tuần thau 30 mẹ cần nắm

– Khi vận động lên xuống, mẹ bầu thường xì hơi để giảm trọng lượng đè lên chân. Mẹ nên hạn chế đến những nơi đông người và di chuyển nhẹ nhàng.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần theo dõi và đề phòng tình trạng co bóp cổ tử cung trong giai đoạn này. Phần lớn mẹ bầu bị co bóp tử cung khoảng tầm 30 giây nhưng không làm đau đớn. Trường hợp cơn đau kéo dài kèm với một số dấu hiệu như tiết nhiều dịch âm đạo, đau bụng, ra máu,… thì rất có khả năng cao mẹ sẽ bị sinh non.

– Tuần thứ 30 là giai đoạn mẹ đã sẵn sàng sinh bé, một số mẹ bầu có sữa non rỉ ra ngoài. Mẹ cần chú ý đệm thêm lớp mút, thay áo ngực và vệ sinh sạch sẽ.

– Một vấn đề không thể bỏ qua là cảm xúc của mẹ bầu thời gian này sẽ rất nặng nề, mệt mỏi. tâm trạng thất thường. Mẹ nên chia sẻ, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân và thai nhi.

2. Mẹ bầu cần lưu ý gì khi khám thai ở tuần 30?

Tuần thứ 30 là giai đoạn gần cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần hết sức cẩn thận và nên thực hiện các lưu ý sau:

– Không nên có các hành động đột ngột, điều này sẽ dẫn đến đau lưng do trọng lượng cơ thể mẹ khá lớn, cử động khó khăn.

– Không nên đứng dậy ngay sau khi ngủ dậy, mẹ hãy nằm nghiêng sang một bên, từ từ dùng tay chống cơ thể lên và ngồi dậy sao cho thoải mái nhất.

– Mẹ nên sử dụng loại quần lót co giãn tốt, phù hợp với kích thước bụng hiện tại nhằm thoải mái khi vận động.

– Không nên ăn quá nhiều, chỉ ăn vừa đủ để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết bằng các bữa nhỏ, ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa và nhớ uống nhiều nước mỗi ngày.

– Việc tập luyện co giãn cơ tầng sinh môn thời gian này sẽ rất tốt cho mẹ, nếu sinh thường thì mẹ sẽ không cần phải rạch âm đạo.

– Mặc dù thường gặp vấn đề về giấc ngủ trong thời gian này nhưng mẹ không nên dùng thuốc ngủ, việc này phải được sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn.

khám thai tuần 30

Mẹ bầu cần thực hiện một số lưu ý để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp cho các mẹ bầu giải đáp những thắc mắc ở lần khám thai tuần 30, từ đó hiểu hơn về những thay đổi của mẹ và bé trong thời gian này.

Giờ đây mẹ đã trải qua gần hết chặng đường mang thai, chỉ còn một thời gian ngắn nữa là mẹ bầu sẽ bước tới hành trình vượt cạn, chào đón con yêu chào đời. Thu Cúc TCI tin rằng hành trình này tuy vất vả nhưng cũng mang lại cho bạn nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc vì sắp được làm mẹ.

Hãy để Thu Cúc TCI được đồng hành cùng mẹ bầu chào đón bé ra đời với các dịch vụ chu đáo, trang thiết bị khám và xét nghiệm hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Sản chuyên môn cao,… luôn làm hài lòng các mẹ.

Liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được tư vấn dịch vụ cụ thể!

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital