Những điều cần lưu ý trước – sau tiêm vacxin

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Tiêm vắc xin giúp chúng ta chủ động bảo vệ sức khỏe khỏi nguy cơ lây nhiễm bệnh tật. Trước – sau tiêm vắc xin đều có những lưu ý mà bạn cần ghi nhớ để đảm bảo dược lực của thuốc được phát huy tối đa. Vậy tiêm vacxin có được uống rượu không? Nếu bạn đang có băn khoăn này, đừng bỏ qua bài viết của Thu Cúc TCI.

1. Giải đáp: Tiêm vacxin có được uống rượu không? 

Tiêm vacxin có được uống rượu không là thắc mắc của nhiều người, nhất là vào thời điểm lễ, Tết nhiều tiệc tùng nhưng trùng với thời gian bạn đi tiêm vắc xin theo lịch hẹn. Nhưng câu trả lời ở đây dành cho bạn là “Không”. Kể cả trước và sau khi tiêm vắc xin bạn không nên uống rượu hoặc sử dụng các chất kích thích.

tiêm vacxin có được uống rượu không

Trước và sau khi tiêm vắc xin bạn không nên uống rượu hoặc dùng chất kích thích

Nguyên do lý giải cho điều trên có thể xét thấy rượu bia, chất kích thích sẽ làm cơ thể bạn bị mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn. Mà những phản ứng này có thể gây nhầm lẫn với tác dụng phụ của vắc xin và làm tăng phản ứng phụ sau tiêm chủng.

Bia và rượu cũng làm chính bản thân người tiêm và bác sĩ gặp khó khăn cho việc phân biệt giữa tác dụng phụ của vắc xin và tác dụng phụ của chất kích thích. Sau khi uống rượu bia, cơ thể và hệ miễn dịch của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng, suy yếu đi phần nào. Vì vậy, để hỗ trợ sức khỏe tổng thể và hệ thống miễn dịch sau khi tiêm vắc xin, bạn cần tránh xa rượu bia.

2. Những lưu ý trước tiêm vắc xin bạn cần biết

2.1. Đối với trẻ nhỏ 

Bên trên, bài viết đã đưa ra câu trả lời cho thắc mắc “tiêm vacxin có được uống rượu không?”. Sau khi đã biết được việc cần phải kiêng rượu bia trước – sau khi tiêm vắc xin, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI sẽ gửi tới các bậc phụ huynh những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tổn thương, vì thế bố mẹ cần hết sức lưu ý về thông tin sức khỏe của con em trước khi đi tiêm chủng:

– Thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của con, bao gồm cân nặng, thói quen ăn uống, có sốt hoặc mắc bệnh gì hiện tại, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng cấp tính.

Trẻ nhỏ trước tiêm chủng cần được khám sàng lọc sức khỏe

Trẻ nhỏ trước tiêm chủng cần được khám sàng lọc sức khỏe

– Mang theo sổ khám bệnh, đơn thuốc, vỏ thuốc mà con đã dùng thuốc trong thời gian gần đây hoặc chia sẻ với bác sĩ bất kỳ tiền sử dị ứng nào, cùng với các phản ứng trước đó sau khi tiêm chủng.

– Đưa con đi khám sàng lọc trước tiêm để bác sĩ kiểm tra sức khỏe tổng quát, đo thân nhiệt và khám phổi và tim.

– Đảm bảo mang đầy đủ sổ tiêm chủng và thông tin sức khỏe của con để bác sĩ kiểm tra và lưu ý về lịch tiêm chủng tiếp theo cho con.

– Nếu con chưa đủ điều kiện để tiêm chủng, bác sĩ sẽ thông báo cho gia đình. Gia đình không nên nôn nóng để con tiêm luôn mà hãy đợi thời điểm sức khỏe của con phù hợp để đảm bảo vắc xin phát huy tốt hiệu quả.

– Khi đưa con đi tiêm chủng, bác sĩ sẽ tư vấn lịch tiêm cho con đầy đủ. Tuy nhiên bố mẹ cần chủ động tìm hiểu về lịch tiêm theo khuyến cáo của Bộ Y tế và ghi nhớ lịch để con được tiêm chủng đầy đủ.

2.2. Đối với người lớn 

Với người lớn, bạn cũng cần lưu ý 1 số vấn đề trước tiêm chủng như sau:

– Việc khám sàng lọc trước tiêm chủng rất quan trọng để phát hiện bất thường và quyết định liệu bạn có đủ điều kiện sức khỏe để tiêm chủng hay không.
– Tương tự như trẻ nhỏ, bạn cần thông báo cho bác sĩ về lịch sử tiêm chủng, phản ứng, dị ứng thuốc tiêm trước đây (nếu có) để bác sĩ cân  nhắc, có nên cho bạn thực hiện tiêm chủng loại vắc xin đó hay không.

Với người bị suy yếu hệ thống miễn dịch:

– Người bị suy yếu hệ thống miễn dịch là những người nhiễm HIV, bệnh nhân ung thư hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.
– Việc tiêm vắc xin cho người lớn bị suy yếu hệ thống miễn dịch có thể phức tạp và cần được đánh giá sức khỏe kỹ lưỡng, cân nhắc giữa lợi ích và tác hại của vắc xin đối với sức khỏe tương lai. Vì thế, nhóm đối tượng này cần được bác sĩ chuyên môn kết hợp cùng đánh giá về khả năng tiêm chủng.

3. Sau tiêm vắc xin cần kiêng khem gì? 

3.1. Kiêng làm việc nặng, quá sức 

1 điều hiển nhiên là tác dụng phụ và ảnh hưởng của vắc xin có thể làm bạn bị mệt mỏi, suy giảm sức khỏe ngắn ngày sau tiêm. Vì vậy, sau khi tiêm vacxin, hãy nghỉ ngơi và tránh làm việc quá sức trong khoảng 2 – 3 ngày đầu tiên.

Tiêm vacxin xong có thể làm cho cánh tay của bạn bị nhức mỏi, làm việc nặng trong thời gian này không hợp lý.

3.2. Không thức đêm, căng thẳng quá mức 

Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể cần thời gian để hồi phục và tạo ra kháng thể. Việc thức đêm có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và làm giảm hiệu quả của vắc xin.

Bạn không nên thức khuya, làm việc căng thẳng sau tiêm

Bạn nên tránh thức khuya, làm việc căng thẳng sau tiêm

Ngoài ra, căng thẳng quá mức có thể khiến cơ thể sản sinh ra 1 loại hoocmon gây ảnh hưởng không tốt đến hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Điều này cũng dẫn đến sự giảm dược lực của thuốc sau tiêm chủng.

Vì thế bạn hãy cố gắng giữ tinh thần thoải mái và tránh căng thẳng sau khi tiêm vacxin

4. Nên làm gì sau khi tiêm chủng? 

4.1. Lưu lại phòng tiêm ít nhất 30 phút sau tiêm 

Sau khi tiêm chủng, hãy ở lại phòng tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe. Điều này giúp phát hiện và xử lý kịp thời các phản ứng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra. Khi bạn tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, bạn sẽ được hướng dẫn ở lại địa điểm tiêm. Sau khi nhân viên y tế xác nhận bạn đủ diều kiện sức khỏe mới có thể ra về.

Khách hàng sau khi tiêm chủng sẽ ở lại phòng tiêm Thu Cúc TCI để kiểm tra phản ứng sau tiêm

Khách hàng sau khi tiêm chủng sẽ ở lại phòng tiêm Thu Cúc TCI để kiểm tra phản ứng sau tiêm

Với quy trình tiêm chủng khép kín tại Thu Cúc TCI sẽ giúp khách hàng an tâm hơn khi sử dụng dịch vụ y tế.

4.2. Theo dõi sức khỏe tích cực tại nhà

Sau khi rời khỏi phòng tiêm, bạn nên tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà. Lưu ý, sau tiêm vacxin thường có các dấu hiệu phản ứng phụ như: đau nhức cơ, sốt nhẹ, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa. Chúng sẽ tự hết sau 1 – 2 ngày, gần như không quá ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Tuy nhiên, nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào hoặc phản ứng phụ nặng, không thuyên giảm sau vài ngày tiêm chủng, bạn cần đến ngay phòng tiêm hoặc bệnh viện để được khám, hỗ trợ y tế kịp thời.

4.3. Ăn uống đủ chất

Để hỗ trợ quá trình hồi phục sau tiêm chủng, hãy duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ chất. Xây dựng 1 chế độ ăn lành mạnh bao gồm ăn đủ rau quả, thực phẩm giàu protein và các nguồn dinh dưỡng khác để cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể

4.4. Uống đủ nước 

Việc uống đủ nước sau tiêm chủng rất quan trọng. Nước giúp cân bằng nước trong cơ thể và hỗ trợ quá trình thanh lọc cơ thể. Bạn hãy đảm bảo uống đủ nước hàng ngày để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.

Tiêm vacxin có được uống rượu không đã được bài viết giải đáp chi tiết trên đây. Ngoài ra, bài viết còn cung cấp những thông tin hữu ích về những việc nên, không nên làm trước – sau khi tiêm chủng để bạn đọc tham khảo. Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc hoặc cần tư vân dịch vụ tiêm chủng, hãy liên hệ để được Thu Cúc TCI hỗ trợ trực tiếp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

Tin tức mới
Connect Zalo TCI Hospital