Vắc xin phòng bệnh cúm, những điều cần biết khi tiêm vắc xin cúm mùa

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Vắc xin cúm mùa là lớp phòng vệ hoàn hảo và vô cùng cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh do virus cúm gây ra.Virus cúm là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm phổi. Mức độ của bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong nếu không chữa trị kịp thời. Việc tiêm vắc xin cúm mùa đầy đủ rất quan trọng, giảm thiểu khả năng mắc bệnh cho người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa cũng có rất nhiều điều cần lưu ý. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số kiến thức cần thiết cho mọi người xoay quanh việc tiêm cúm mùa, giúp mọi người hiểu đúng và thực hiện đầy đủ mũi tiêm này.

1. Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm là gì?

Vắc xin cúm mùa là một loại chế phẩm từ kháng nguyên của virus cúm mùa. Sau khi được tiêm vào cơ thể, các kháng nguyên này sẽ tương tác với hệ miễn dịch để kích thích các tế bào trong máu sản sinh ra kháng thể, giúp cơ thể nhận diện được virus lạ mặt này. Trong trường hợp virus cúm thông qua đường hô hấp xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ huy động các tế bào trong máu tấn công virus cúm, giảm thiểu tác động có hại của virus cúm đến sức khỏe của người nhiễm, tiêu diệt những mầm mống gây bệnh cho cơ thể.

Vắc xin cúm là phương pháp phòng tránh hiệu quả nhất để phòng bệnh cúm mùa

Vắc xin cúm là phương pháp phòng tránh hiệu quả nhất để phòng bệnh cúm mùa

Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm sẽ giúp hình thành một hàng rào che chắn cho cơ thể khỏi virus cúm. Vì vắc xin cúm mùa không phải là kháng nguyên trực tiếp của virus cúm, chúng chỉ là dạng bào chế, nên rất an toàn cho cơ thể người tiêm. Trong khoảng 2-3 tuần đầu sau khi tiêm, kháng thể sẽ được tạo ra trong hệ miễn dịch và có hiệu lực rất cao lên đến 90%. Tuy nhiên, khoảng 6-12 tháng tiếp theo, hiệu lực kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian. Nguyên nhân xuất phát từ việc virus cúm luôn biến đổi cấu trúc kháng nguyên và sinh ra nhiều chủng mới. Do đó, các công thức vắc xin luôn phải thay đổi theo từng năm để phù hợp với từng chủng virus.

2. Tại sao nên tiêm cúm mùa ? Tiêm vắc xin cúm đầy đủ mang đến lợi ích gì?

2.1. Tại sao nên thực hiện tiêm vắc xin cúm mùa?

– Bệnh cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan với tốc độ nhanh chóng.

– Virus cúm dễ lây lan và sinh ra chủng mới, khả năng kháng lại thuốc kháng sinh và kháng thể trong hệ miễn dịch của con người tương đối cao.

Do đó việc tiêm vắc xin cúm là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi sự xâm nhập của virus cúm. Đồng thời chúng ta cũng cần tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa lặp lại từng năm để duy trì sự bảo vệ của kháng thể trong hệ miễn dịch được ở mức cao nhất.

2.2. Tiêm vắc xin cúm mùa đem lại lợi ích gì?

Việc tiêm vắc xin phòng bệnh cúm đầy đủ sẽ mang lại những lợi ích cụ thể như:

– Bảo vệ sức khỏe của cơ thể khỏi độc lực của virus cúm khi bị lây nhiễm, đồng thời hạn chế những tổn thương nghiêm trọng do virus cúm gây ra cho cơ thể như: Viêm não, viêm tim, suy đa cơ quan (suy thận, suy hô hấp),..

– Đối với những đối tượng mắc bệnh mãn tính, thì tiêm vắc xin cúm sẽ giúp hạn chế biến chứng của virus cúm khi mắc phải, giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh.

– Đối với mẹ bầu đang mang thai, sẽ có loại vắc xin liều đơn dành cho đối tượng này. Vắc xin cho mẹ bầu được bào chế từ virus bất hoạt. Do đó, nó rất an toàn và giúp bảo vệ được mẹ bầu và cả thai nhi khỏi sự tấn công của virus.

– Tiêm vắc xin cúm đầy đủ chẳng những là biện pháp chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân mà còn là cho cả cộng đồng, hạn chế khả năng lây lan của virus cúm, làm giảm bớt gánh nặng và chi phí cho ngành Y.

3. Nên tiêm vắc xin phòng bệnh cúm vào thời điểm nào trong năm?

Virus cúm có thể tồn tại ở nhiều điều kiện môi trường, chúng có thể tồn tại nhiều giờ ở ngoại cảnh nơi có không khí lạnh và độ ẩm thấp. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, virus cúm vẫn xuất hiện quanh năm. Dựa trên nghiên cứu của các nhà dịch tễ học, mùa virus cúm đạt đỉnh vào tháng 3-4 và tháng 9-10 hàng năm, thường gia tăng vào các mùa Đông – Xuân. Vì vậy, trước khi vào thời điểm mùa cúm khoảng 2 tuần tới 1 tháng, mọi người nên đi tiêm phòng vì vắc xin cúm mùa cần khoảng 2-3 tuần để hoạt động, tạo kháng thể chống lại virus.

4. Tiêm vắc xin cúm mùa dành cho những đối tượng nào? Chống chỉ định với những ai?

Diễn biến của virus cúm ở đa số các trường hợp đều không nặng nề, thường hết trong khoảng 7-14 ngày, kèm theo các triệu chứng như ho và mệt mỏi kéo dài. Nhưng những biến chứng mà chúng để lại có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như: Viêm phổi, viêm não, viêm phế quản, suy thận, suy hô hấp, thậm chí nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong. Do đó, bất kỳ đối tượng nào, ở độ tuổi bao nhiêu cũng nên tiêm vắc xin cúm mùa để phòng bệnh càng sớm càng tốt.

Tiêm vắc xin cúm mùa là mũi tiêm được khuyến cáo dành cho mọi đối tượng, độ tuổi

Tiêm vắc xin cúm mùa là mũi tiêm được khuyến cáo dành cho mọi đối tượng, độ tuổi

Những nhóm đối tượng được khuyến khích nên tiêm nhất là:

– Trẻ em dưới 5 tuổi.

– Người lớn trên 65 tuổi.

– Phụ nữ đang mang thai.

– Người đang mắc bệnh lý mãn tính như: Tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch,…

Các trường hợp chống chỉ định với việc tiêm phòng vắc xin cúm mùa gồm có:

– Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

– Người có phản ứng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần của vắc xin, nên tìm đến các bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ.

– Người có cơ địa dị ứng với trứng, bị nhiễm trùng cấp, mắc phải hội chứng Guillain-Barré thì nên thận trọng và cần lời tư vấn của bác sĩ trước khi tiêm vắc xin phòng bệnh cúm.

5. Những lưu ý khi tiêm vắc xin cúm

– Đối với việc lựa chọn địa điểm tiêm vắc xin cúm mùa, chúng ta có thể tiêm ở bất kỳ trạm y tế hoặc trung tâm tiêm chủng nào đó ở địa phương. Nên ưu tiên lựa chọn những nơi tiêm phòng uy tín, sử dụng vắc xin có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và còn hạn sử dụng. Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm giúp tư vấn trước, sau quá trình tiêm phòng, đảm bảo xử lý được những tình huống sốc phản vệ sau khi tiêm.

– Sau khi tiêm, cơ thể sẽ phản ứng với kháng nguyên để kích thích tế bào trong máu nhận diện và tạo ra kháng thể. Quá trình có thể sẽ khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, do đó hãy nghỉ ngơi đầy đủ và uống đủ nước, hạn chế uống rượu bia để tránh làm giảm tác dụng của kháng thể trong hệ miễn dịch…

Sau khi tiêm chủng, cần thực hiện theo dõi, đề phòng các phản ứng có thể xảy ra, đồng thời nhận sự chăm sóc, một số lưu ý từ các bác sĩ chuyên khoa

Sau khi tiêm chủng, cần thực hiện theo dõi, đề phòng các phản ứng có thể xảy ra, đồng thời nhận sự chăm sóc, một số lưu ý từ các bác sĩ chuyên khoa

Hy vọng bạn đọc đã có đủ thông tin cần biết về việc tiêm vắc xin cúm mùa. Việc tiêm phòng đầy đủ và nhắc lại định kỳ vắc xin là một việc làm cần thiết, giúp hình thành lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi virus cúm và hạn chế bùng phát dịch. Vậy nên, bạn có thể nhanh chóng tham khảo một số đơn vị tiêm chủng uy tín để thực hiện tiêm phòng cúm trong thời gian sớm nhất.

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong số những đơn vị tiêm chủng nhận được sự quan tâm, ủng hộ của cộng đồng. Không chỉ được đầu tư về không gian, Phòng tiêm chủng TCI còn được đầu tư kỹ lưỡng về hệ thống thiết bị, nguồn vắc xin. Vắc xin được nhập khẩu chính ngạch, có nguồn gốc rõ ràng, thông tin về hạn sử dụng được ghi rõ trên bao bì. Bên cạnh đó, quy trình tiêm cụ thể, nhanh gọn cũng giúp khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi tiêm phòng tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI.

Thông tin về mũi tiêm sẽ được lưu trữ toàn bộ trên Hệ thống tiêm chủng quốc gia. Bởi vậy, bạn cũng có thể dễ dàng tra cứu, theo dõi lịch sử tiêm, được nhắc ngày tiêm và nắm rõ mọi thông tin cần biết về mũi tiêm mà mình sẽ thực hiện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital