Viêm bao quy đầu ở trẻ em là bệnh lý cần được cha mẹ lưu tâm hàng đầu để tránh để lâu gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ về sau.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân viêm bao quy đầu ở trẻ em
Bệnh viêm xảy ra do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, cha mẹ có thể lưu tâm hai căn nguyên phổ biến nhất hiện nay là:
Trẻ bị bất thường ở bao quy đầu: Những bệnh lý về bao quy đầu này là căn nguyên điển hình nhất bởi chúng là nơi các cặn bã nước tiểu, chất bẩn tích tụ lại, làm vi khuẩn phát triển sinh sôi, từ đó gây viêm bao quy đầu.
Vệ sinh không đảm bảo: Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày là điều rất quan trọng. Việc giữ gìn vệ sinh kém, không rửa ráy thường xuyên hoặc vệ sinh không đúng cách sẽ khiến trẻ mắc bệnh. Hoặc là do trẻ thường xuyên chơi đùa, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như ao hồ, sông suối, nước bẩn cũng sẽ khiến bị viêm nhiễm bao quy đầu.
2. Triệu chứng viêm bao quy đầu ở trẻ em
Trẻ bị viêm bao quy đầu thường có những triệu chứng như sau:
– Vùng bao quy đầu có tình trạng bị sưng tấy đỏ, kích ứng, thậm chí có mủ trắng và gây đau buốt khi trẻ đi tiểu tiện.
– Những bé còn nhỏ, chưa biết nói thì khi bị đau thường quấy nhiễu, khóc nhiều khi đi tiểu, hay sờ vào bao quy đầu và gãi vì viêm nhiễm có thể bị ngứa…
Ở trẻ em, bệnh viêm bao quy đầu sẽ khiến bé bị đau, cảm thấy sợ hãi khi đi vệ sinh, nhịn tiểu, từ đó mà làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển cả về mặt thể chất, sinh lý lẫn tinh thần của trẻ. Nếu cha mẹ không phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ em có thể khiến cơ quan sinh sản của trẻ gặp nhiều bệnh lý khi trẻ lớn lên, thậm chí trường hợp nặng còn gây hoại tử dương vật hay ung thư dương vật.
Trên đây là những nguyên nhân, triệu chứng phổ biến khi trẻ bị viêm bao quy đầu. Từ đó, cha mẹ cần hết sức lưu ý, phải theo dõi con thường xuyên và đưa con đi khám kịp thời.
3. Viêm bao quy đầu ở trẻ em cần làm gì?
Khi trẻ bị viêm bao quy đầu, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời hiệu quả. Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau:
– Khi tắm cho bé, bạn nên rửa và lộn bao quy đầu cho con. Cần vệ sinh sạch sẽ các chất cặn thừa trong nước tiểu, dịch nhầy của đường tiết niệu còn đọng ở nếp da quy đầu.
– Nếu bao quy đầu của bé bị dính lại, ngứa ở đầu dương vật, đi tiểu tiện đau buốt và bị sưng đỏ thì bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị.
– Nếu trẻ có hiện tượng hẹp hoặc dài bao quy đầu thì điều trị càng sớm càng tốt (sau 5 tuổi và muộn nhất là trước tuổi dậy thì) để tránh những biến chứng về sau của bệnh.