Tiêu chảy cấp ở trẻ là bệnh lý thường gặp vào mùa hè đặc biệt là trẻ em. Nếu không được kiểm soát tốt bệnh tiêu chảy cấp có thể tiến triển thành dịch gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ bạn đọc nên tham khảo để có thông tin cụ thể.
Menu xem nhanh:
Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ là gì?
Bệnh tiêu chảy cấp là hiện tượng tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần/ngày (hoặc đi ngoài nhiều lần hơn bình thường). Một đợt tiêu chảy cấp thường kéo dài khoảng 5-7 ngày và không quá 14 ngày.
Tiêu chảy thường là dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột, do nhiễm:
-Vi khuẩn gây bệnh tả, thương hàn, kiết lỵ
-Virus đường ruột: Rotavirus.
-Ký sinh trùng đường ruột.
-Ngoài ra, có thể do nhiễm độc hóa chất, dị ứng thức ăn.
Con đường lây nhiễm bệnh tiêu chảy cấp là gì?
Bệnh tiêu chảy cấp thường lây nhanh, dễ gây thành dịch lớn và có thể gây tử vong cao. Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh nhưng một số đối tượng dễ mắc là trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, trẻ suy dinh dưỡng, người bị suy giảm miễn dịch.
Bệnh lây từ người sang người qua đường tiêu hóa, chủ yếu là đường phân – miệng qua thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn:
-Do thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh.
-Do không rửa tay, vệ sinh dụng cụ chế biến thức ăn.
-Do không bảo quản thức ăn đúng cách (ruồi nhặng bâu đậu, thức ăn để lâu, để ở nhiệt độ không đúng quy định).
Biểu hiện bệnh tiêu chảy cấp
– Tiêu chảy liên tục, ngay từ lần đầu tiên đi ngoài đã là dạng “tháo cống”, toàn nước trắng đục.
– Ít khi đau bụng
– Thường không sốt, thậm chí tay chân và người có thể lạnh.
– Hầu hết các ca bệnh đều kèm nôn mửa.
Tiêu chảy cấp làm sao để chữa trị hiệu quả?
Trong tình hình bệnh tiêu chảy cấp có thể lan rộng thành dịch và bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai. Vì vậy khi phát hiện có những biểu hiện đi tiêu phân lỏng và nôn nhiều lần trong ngày phải đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị. Do bệnh tiêu chảy cấp rất nguy hiểm vì tình trạng mất nước có thể dẫn đến tử vong, do đó việc bù nước là cực kỳ quan trọng.
Bù nước bằng cách cho uống dung dịch ORS (nước biển khô), người bệnh nên tuân thủ pha chế và sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Có thể bù nước bằng cách khác như: cho uống nước cháo muối.
Trong trường hợp không có gói ORS hoặc không chuẩn bị kịp nước cháo muối thì có thể cho người bệnh uống nước muối đường: lấy 1 muỗng cà phê muối, 8 muỗng cà phê đường pha trong 1 lít nước chín. Ngoài ra có thể cho người bệnh uống các loại nước trái cây như: nước dừa, nước cam, nước chanh, …
Bên cạnh việc bù nước, người bệnh cần ăn thêm những thức ăn loãng dễ tiêu như cháo thịt, cá, súp, … để giúp có sức khỏe. Đối với trẻ em nếu bị tiêu chảy thì vẫn cho trẻ bú, ăn bình thường. Có thể chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần. Tuyệt đối không được bắt trẻ ăn. Nếu trẻ bị ói, đi tiêu nhiều lần cần cho trẻ uống nhiều nước để bù vào lượng nước đã mất.
Ngoài ra, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị hiệu quả.