Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá là gì? Cách chữa trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI 

Hà Quang Luật

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá là bệnh dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Biểu hiện chính là tiêu chảy cấp tính từng cơn liên tục trong một vài ngày. Cần chữa trị bệnh để tránh suy giảm sức khỏe và ảnh hưởng đến cuộc sống.

1. Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá là gì?

Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá hay nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy nhiễm trùng là bệnh do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra. Biểu hiện điển hình là đau quặn bụng, tiêu chảy ra nước nhiều lần và nôn mửa. Người bệnh đi đại tiện phân lỏng, thậm chí đôi khi có nhầy máu kèm theo sốt cao. Bệnh chủ yếu lây qua đường ăn uống sau khi tiếp xúc với nguồn nước hoặc thực phẩm có tác nhân gây bệnh.

Tại Việt Nam, phần lớn nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột là do thói quen ăn rau sống, tiết canh và một số thực phẩm sống khác. Vi khuẩn E.Coli có thể có trong các loại rau sống và không thể quan sát bằng mắt thường. Việc không rửa rau kỹ trước khi ăn rất dễ dẫn tới nguy cơ mắc phải các vấn đề đường tiêu hóa.

Người không có thói quen rửa tay trước khi ăn, uống nước chưa đun sôi có nguy cơ cao nhiễm khuẩn đường ruột và nhiều vấn đề khác về tiêu hóa. Đặc biệt là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột có thể lây từ người bệnh qua người khỏe mạnh khi ăn uống hoặc dùng chung nhà vệ sinh. Bởi vậy nên việc vệ sinh sạch sẽ là điều vô cùng quan trọng.

nhiễm khuẩn đường tiêu hoá

Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá hay còn gọi là nhiễm trùng đường ruột

2. Các dấu hiệu nhận diện nhiễm khuẩn đường tiêu hoá

Người bệnh nhiễm trùng đường ruột thường gặp một số dấu hiệu cụ thể như sau:

2.1 Tiêu chảy khi bị nhiễm khuẩn đường tiêu hoá

Mầm bệnh như vi khuẩn, virus khi tiến sâu vào đường tiêu hóa sẽ gây ra tiêu chảy. Người bệnh có thể bị tiêu chảy khi mất nước. Đặc điểm khác với bệnh khác là đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, mùi khó chịu và nát. Tiêu chảy cấp dẫn đến mất nước, thân nhiệt hạ, người mệt mỏi, hốc hác.

2.2 Đau bụng, buồn nôn

Người bệnh nhiễm khuẩn đường ruột thường bị đau bụng, buồn nôn với cơn đau kéo dài khoảng 3-4 phút/lần. Có thể tăng với mức độ nghiêm trọng hơn kèm chướng bụng. Đau bụng gây hiện tượng ăn không ngon miệng nên dễ buồn nôn và dễ ôn.

2.3 Hội chứng ruột kích thích

Thường gặp ở người trẻ khi bị căng thẳng, làm việc quá độ hoặc người cao tuổi với các biểu hiện như đại tiện phân không đều, bụng đau âm ỉ, thi thoảng có cơn đau quặn.

2.4 Gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần

Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nhiễm trùng nấm men đường ruột gây nguy cơ trầm cảm rất cao. Lúc này người bệnh cảm thấy cơ thể vô cùng mệt mỏi và không muốn hoạt động. Người bệnh có thể gặp một số vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần do bệnh gây ra như luôn cảm thấy chán nản, lười vận động…

2.5 Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá dẫn tới rối loạn giấc ngủ

Nhiễm khuẩn ruột gây nhiều triệu chứng khó chịu có thể dẫn tới ngủ không ngon giấc với biểu hiện mất ngủ, khó vào giấc… Hiện tượng này cũng phản ánh gan đang làm việc quá sức để bài trừ các tác nhân gây ra nhiễm trùng.

nhiễm khuẩn đường tiêu hoá tác hại

Nhiễm khuẩn ruột gây nhiều triệu chứng khó chịu có thể dẫn tới ngủ không ngon giấc

3. Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng ruột là bệnh có khả năng tự khỏi và không gây ra nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh kéo dài nhiều ngày, không có biện pháp nào can thiệp hiệu quả thì người bệnh dễ đối mặt với các biến chứng:

– Xuất huyết đường ruột khiến cho mức độ nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

– Hội chứng ruột kích thích

Viêm loét đại trực tràng

– Có thể phải cắt ruột một phần

– Mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy, nặng hơn là có thể tử vong.

4. Biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường tiêu hoá

Nhiễm khuẩn đường ruột có thể xảy ra với bất kì ai ở mọi độ tuổi. Điều kiện thuận lợi để hình thành bệnh là việc tiếp xúc với nguồn nước và thực phẩm bẩn, tạo điều kiện cho ký sinh trùng, nấm men, vi khuẩn dễ xâm nhập vào đường ruột.

Bởi vậy nên việc thiết lập thói quen vệ sinh sạch sẽ, chế độ ăn uống đảm bảo vệ sinh là rất quan trọng để phòng ngừa bệnh lý này:

– Ăn chín, uống sôi, không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng, chọn nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh.

– Nếu tiếp xúc với gia súc, gia cầm nhiễm bệnh thì cần dụng cụ bảo hộ. Tuyệt đối không gần gũi, ôm ấp vật nuôi trong nhà đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

– Xử lý chất thải gia súc, gia cầm xa khỏi nơi sinh sống để tránh tác nhân gây bệnh có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

– Chú ý vệ sinh tay sạch sẽ

– Người bị nhiễm khuẩn đường ruột cần thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa.

– Tránh dùng chung vật dụng sinh hoạt, ăn uống chung với người khác để tránh nguy cơ lây bệnh.

Cần lưu ý trong giai đoạn hồi phục bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá cần uống nhiều nước để phòng ngừa mất nước. Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị cần nghe theo chỉ định của bác sĩ.

phòng ngừa nhiễm khuẩn đường tiêu hoá

Vệ sinh sạch sẽ tay chân là một trong những cách tránh nhiễm khuẩn đường ruột

5. Điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Khi có các biểu hiện bệnh nhiễm khuẩn đường ruột thì đầu tiên bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và có phương pháp chữa trị hiệu quả. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh là loại vi khuẩn nào mà người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc tương ứng. Hiện nay có các loại thuốc chống ký sinh trùng tùy theo từng tình trạng bệnh.

Các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nôn mửa và sốt có thể khiến cơ thể mất rất nhiều nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Người bệnh nên ăn các loại thức ăn dạng lỏng giàu dinh dưỡng như súp hoặc cháo, uống nước hoa quả không đường để bù cho lượng chất lỏng và điện giải đã mất trong quá trình tiêu chảy. Đối với những người có hệ miễn dịch kém, bác sĩ thường sẽ kê thuốc kháng sinh để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm.

6. Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Nhiễm khuẩn tiêu hóa rất dễ lây từ người này sang người khác qua các con đường như nguồn nước, thực phẩm bẩn, người nhiễm bệnh nấu ăn cho người khác, qua đường phân, chơi với thú cưng… Bởi vậy nên chủ động phòng tránh bệnh là cách hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe đường ruột.

Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp ích cho bạn nhận diện được bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá để xử lý kịp thời, ngăn bệnh tiến triển nặng gây biến chứng không đáng có.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital