Dấu hiệu cảnh báo bé bị nhiễm trùng đường ruột và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Nhiễm trùng đường ruột là tình trạng đường ruột bị tấn công bởi virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng, dẫn đến sự phát tán các chất độc hại trong hệ tiêu hóa. Do sức đề kháng còn yếu, trẻ rất dễ nhiễm trùng đường ruột. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ dấu hiệu cảnh báo bé bị nhiễm trùng đường ruột và cách điều trị tình trạng này, đừng bỏ lỡ bố mẹ nhé!

1. Nguyên nhân khiến trẻ nhiễm trùng đường ruột

Trẻ có thể bị nhiễm trùng đường ruột do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nhiễm trùng đường ruột:

– Vi khuẩn: Nhiều vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ, như Salmonella, E. coli, Shigella, Campylobacter…. Trẻ có thể nhiễm chúng qua thức ăn, nước uống hoặc tiếp xúc với người bệnh.

Nhiều vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ, như Salmonella, E. coli, Shigella, Campylobacter....

Trẻ có thể nhiễm chúng qua thức ăn, nước uống hoặc tiếp xúc với người bệnh.

– Virus: Rotavirus, Norovirus và Adenovirus là những virus gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ phổ biến nhất. Virus này thường phát tán qua dịch cơ thể nhiễm virus.

– Nấm: Nấm cũng có thể gây nhiễm trùng đường ruột, đặc biệt là ở những trẻ suy giảm miễn dịch.

– Ký sinh trùng: Giardia lamblia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica là những ký sinh trùng có thể gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ. Chúng thường tồn tại trong nước uống hoặc thức ăn.

2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng đường ruột ở trẻ có thể khác nhau tùy thuộc nguyên nhân cụ thể của nhiễm trùng và sức khỏe tổng thể của trẻ. Tuy nhiên, dù là phát sinh do nguyên nhân nào, nhiễm trùng đường ruột ở trẻ cũng thường có một số dấu hiệu nhận biết như sau:

– Tiêu chảy: Tiêu chảy là một trong những triệu chứng chính của nhiễm trùng đường ruột, được định nghĩa bằng tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày hơn so với bình thường. Bình thường, tần suất đi ngoài của trẻ có thể biến động tùy thuộc độ tuổi. Trẻ dưới 4 tháng tuổi có thể đi ngoài mỗi ngày tới 4 lần. Từ 4 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi mỗi ngày trẻ có thể đi ngoài 1 – 2 lần. Trên 12 tháng tuổi, số lần đi ngoài mỗi ngày của trẻ thường là 1 lần. Trên 6 tuổi, thậm chí trẻ còn có thể đi ngoài 1 lần mỗi 2 ngày. Phân của trẻ nhiễm trùng đường ruột ngoài lỏng thì còn một số đặc điểm khác như có bọt, màu và mùi bất thường và đôi khi là có máu (màu đỏ hoặc màu đen, tùy thuộc vị trí vết thương trong đường ruột).

– Buồn nôn và nôn: Trẻ có thể buồn nôn và nôn, đặc biệt sau khi ăn hoặc uống.

Đau bụng: Trẻ cũng có thể đau khu vực bụng dưới.

Bé bị nhiễm trùng đường ruột có thể đau khu vực bụng dưới.

Đau bụng là một trong những triệu chứng chính của nhiễm trùng đường ruột.

– Sốt: Trẻ nhiễm trùng đường ruột có thể sốt, đặc biệt là nếu nhiễm trùng phát sinh do vi khuẩn.

– Mệt mỏi: Do mất nước, mất chất điện giải, trẻ nhiễm trùng đường ruột có thể mệt mỏi, uể oải, kém linh hoạt.

– Mất nước: Dấu hiệu của sự mất nước có thể bao gồm miệng khô, ít tiểu tiện…

– Biếng ăn: Trẻ từ chối ăn hoặc có sự thay đổi đột ngột trong thói quen ăn uống.

3. Biến chứng của tình trạng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ

Nhiễm trùng đường ruột có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau và mức độ nguy hiểm của những vấn đề đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng gây nhiễm trùng, tình trạng sức khỏe tổng thể của trẻ và mức độ kịp thời trong điều trị nhiễm trùng. Dưới đây là một số vấn đề nguy hiểm mà nhiễm trùng đường ruột có thể gây ra cho trẻ:

– Mất nước, mất chất điện giải: Tiêu chảy và nôn có thể dẫn đến mất nước và mất các chất điện giải quan trọng. Mất nước, mất các chất điện giải nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, suy thận… Đây đều là những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng trẻ.

– Chảy máu đường ruột: Nhiễm trùng đường ruột nặng có thể dẫn đến chảy máu đường ruột, gây ra các vấn đề nghiêm trọng như thiếu máu.

– Suy dinh dưỡng: Nhiễm trùng đường ruột kéo dài có thể làm suy giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

– Vấn đề hô hấp: Một số virus và vi khuẩn, ngoài gây nhiễm trùng đường ruột, còn có thể gây ra các vấn đề hô hấp.

4. Điều trị tình trạng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ

Điều trị nhiễm trùng đường ruột phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân cụ thể và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Nếu trẻ có triệu chứng nhiễm trùng đường ruột, bố mẹ nhất định phải tìm kiếm sự hỗ trợ y tế. Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị nhiễm trùng đường ruột phù hợp cho trẻ.

4.1. Thuốc điều trị cho bé bị nhiễm trùng đường ruột

Dưới đây là một số thuốc thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường ruột:

– Thuốc kháng sinh: Nếu nhiễm trùng đường ruột phát sinh do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh. Một số loại kháng sinh thường được chỉ định để điều trị nhiễm trùng đường ruột là ciprofloxacin, levofloxacin, azithromycin, ceftriaxone và metronidazole.

Nhiều vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ, như Salmonella, E. coli, Shigella, Campylobacter....

Nếu nhiễm trùng đường ruột phát sinh do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh.

– Thuốc chống ký sinh trùng: Nếu nhiễm trùng đường ruột phát sinh do ký sinh trùng, bác sĩ có thể kê thuốc chống ký sinh trùng như metronidazole, tinidazole, albendazole hoặc mebendazole.

– Loperamide (Imodium): Là thuốc chống tiêu chảy, có thể được sử dụng để giảm tình trạng đi ngoài phân lỏng cũng như giảm các triệu chứng liên quan.

– Bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol): Có thể giúp giảm tình trạng đi ngoài phân lỏng và các triệu chứng khác của nhiễm trùng đường ruột.

– Probiotics: Sử dụng probiotics – các lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ quá trình hồi phục sau điều trị.

– Dung dịch Oresol: Trong trường hợp trẻ đi ngoài phân lỏng và nôn, bổ sung nước và các chất điện giải là ưu tiên hàng đầu. Bố mẹ có thể sử dụng dung dịch Oresol để bù nước và các chất điện giải trẻ nhiễm trùng đường ruột đã mất. Nếu không thể uống, trẻ cần phải được bổ sung nước và các chất điện giải thông qua tiêm, truyền.

4.2. Một số lưu ý chăm sóc bé bị nhiễm trùng đường ruột khác

Ngoài thuốc, bố mẹ cũng cần lưu ý những vấn đề sau để trẻ nhiễm trùng đường ruột nhanh chóng hồi phục:

– Nghỉ ngơi: Ngơi đầy đủ giúp cơ thể trẻ tập trung năng lượng để chiến đấu hiệu quả với tình trạng nhiễm trùng.

– Tiêu thụ thực phẩm dễ tiêu hóa: Bố mẹ cần cung cấp thức ăn dễ tiêu hóa cho trẻ như cháo, súp… để giảm áp lực lên đường ruột.

– Theo dõi triệu chứng: Trẻ cần được tái khám càng sớm càng tốt nếu các triệu chứng nhiễm trùng đường ruột không thuyên giảm hoặc trở nên trầm trọng hơn.

Phía trên là dấu hiệu cảnh báo bé bị nhiễm trùng đường ruột và cách điều trị cơ bản tình trạng này. Hy vọng rằng với chúng, trẻ sẽ được bảo vệ an toàn trước nhiễm trùng đường ruột.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital