Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh
Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là hệ tiêu hóa bị nhiễm vi khuẩn, viêm đường ruột. Đây là một bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do vi khuẩn có hại xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ. Từ đó, chúng gây nên các vấn đề như tiêu chảy nhiễm khuẩn, đau quặn bụng, …. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiêu hóa là vi khuẩn dạng Campylobacter và vi khuẩn Escherichia coli (E.Coli)
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tình trạng tiêu chảy là nguyên nhân xếp thứ 2 gây tử vong ở trẻ nhỏ. Trong đó, đối với trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch còn yếu nên nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột là rất cao.
2. Các yếu tố khiến vi khuẩn dễ xâm nhập
Sau đây là các yếu tố khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ quan tiêu hóa của trẻ như:
2.1 Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn ở đường ruột trong quá trình sinh
Trong quá trình sinh nở nếu việc đảm bảo vệ sinh, khử trùng không tốt. Do đó, mẹ bị nhiễm vi khuẩn dạng Campylobacter hoặc vi khuẩn Escherichia coli (E.Coli) có thể truyền cho bé thông qua các cơ quan hô hấp như mũi, miệng,… của trẻ.
2.2 Do môi trường sống không đảm bảo vệ sinh
Môi trường sống của trẻ không đảm bảo vệ sinh. Từ đó, vi khuẩn có thể lây nhiễm từ gối, chăn, màn, nguồn nước,… hay mẹ vệ sinh cá nhân không tốt trong quá trình chăm sóc và tiếp xúc với bé cũng có thể lây nhiễm vi khuẩn sang cho bé.
2.3 Do hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu
Khi mới sinh, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt. Điều này dễ dàng tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
2.4 Do trẻ không được đảm bảo dinh dưỡng
Nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng tưởng không liên quan nhưng lại có mối liên hệ mật thiết. Khi cơ thể trẻ không được đảm bảo dinh dưỡng sẽ dẫn tới giảm hình thành kháng thể. Khi đó, hệ thống miễn dịch yếu kém dễ bị tấn công, phá hủy bởi vi khuẩn.
2.5 Do nguồn thức ăn
Một số trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm khuẩn đường ruột trong quá trình ăn dặm. Thông thường khi trẻ được 6 tháng tuổi mẹ sẽ cho bé ăn dặm, vi khuẩn có thể tấn công từ các loại thực phẩm không an toàn này và gây rối loạn đường tiêu hóa cũng như có thể gây nhiễm trùng đường ruột cho trẻ.
3. Dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Các triệu chứng trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột mẹ cần chú ý là:
3.1 Đau bụng
Một trong những dấu hiệu điển hình của nhiễm khuẩn đường ruột là đau bụng. Khi đau quặn bụng, trẻ sẽ quấy khóc. Khi này cha mẹ cần lưu ý để phát hiện kịp thời. Kèm theo đó là một vài biểu hiện như sốt, đầy hơi và chướng bụng.
3.2 Tiêu chảy
Bên cạnh đau bụng, khi bị nhiễm khuẩn đường ruột trẻ cũng có biểu hiện tiêu chảy. Khi trẻ mắc viêm đường ruột sẽ có tình trạng đi ngoài nhiều lần. Ngoài ra, phân của bé thường lỏng lẫn chất nhầy. Thậm chí nghiêm trọng hơn, phân có thể lẫn máu. Tình trạng này nếu để lâu ngày không được điều trị sẽ khiến cơ thể thiếu nước trầm trọng.
3.3 Chán ăn, bú kém
Không chỉ khi bị nhiễm khuẩn mà các bệnh đường ruột nói chung đều khiến hệ tiêu hóa gặp bất thường. Từ đó, trẻ sẽ cảm thấy chán ăn và bắt đầu bỏ bú. Nếu kéo dài, điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển thể chất của trẻ.
3.4 Sổ mũi, ho
Khi đường ruột bị nhiễm trùng, hệ hô hấp của trẻ ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ sẽ xuất hiện những dấu hiệu như ho, sổ mũi. Cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, hốc hác và thiếu sức sống.
3.5 Buồn nôn
Buồn nôn cũng là một triệu chứng cha mẹ không thể lơ là. Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột gây ảnh hưởng lớn tới hệ tiêu hóa. Trẻ sẽ xuất hiện những cơn buồn nôn, trớ thường xuyên.
Khi phát hiện những biểu hiện này, cha mẹ đừng chần chừ mà hãy lập lức đưa con tới bệnh viện kiểm tra. Nếu để lâu, bệnh sẽ ngày càng nguy hiểm và thậm chí có thể gây tổn hại tới tính mạng.
4. Điều trị nhiễm khuẩn đường ruột như thế nào?
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột cha mẹ cần quan sát con. Trong trường hợp bé sốt nhẹ và có xuất hiện những triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột nêu trên cha mẹ không nên quá lo lắng. Hãy bình tĩnh, chăm sóc bé cẩn thận, cho con bú đầy đủ và cho bé đi thăm khám sớm với bác sĩ.
Trong trường hợp trẻ sốt cao, nôn nhiều, đi phân lỏng có chất nhầy, .. cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để điều trị kịp thời. Tuyệt đối ba mẹ không nên cho trẻ uống thuốc đau bụng hay thuốc kháng sinh vì điều này có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
5. Các biện pháp phòng tránh viêm đường ruột ở trẻ sơ sinh
Một số biện pháp giúp phòng tránh đường ruột trẻ sơ sinh bị viêm nhiễm gồm:
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống cho trẻ sạch sẽ.
– Người chăm sóc trẻ phải vệ sinh sạch sẽ khi tiếp xúc với trẻ.
– Nếu bé ăn dặm thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
– Cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nên kéo dài đến khi bé được 2 tuổi.
– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người đang gặp các vấn đề về đường hô hấp, bệnh tiêu hóa.
– Cần trang bị cẩn thận khi cho bé ra ngoài. Đồng thời cha mẹ hãy vệ sinh sạch sẽ sau khi con đi chơi về.