Điểm danh các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Trước 6 tháng tuổi, sức đề kháng của trẻ sơ sinh phụ thuộc phần lớn kháng thể mà người mẹ truyền qua lúc mang thai và nguồn sữa mẹ. Sau 6 tháng tuổi, lượng kháng thể này sẽ giảm dần, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non nớt, sức đề kháng yếu nên sẽ dễ mắc bệnh. Sau đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết để chăm sóc bé tốt hơn.

Bệnh về đường hô hấp

bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Bệnh hô hấp là loại bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh hiện nay. (ảnh minh họa)

Cảm lạnh

Triệu chứng: Khi quan sát mẹ thấy bé thở khó, khò khè, thường xuyên có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi

Nguyên nhân: do virus gây bệnh cảm lạnh hoặc do thời tiết thay đổi

Điều trị: Vệ sinh sạch sẽ cho con, mặc quần áo ấm đặc biệt là các vùng cổ, lưng, ngực, tay, chân. Nếu thấy có chảy dịch mũi, cần vệ sinh sạch sẽ bằng khăn mềm sạch, giấy mềm lau sạch. Sau đó dùng nước muối sinh lý loại nhỏ mắt, mũi nhỏ 2-3 giọt vào mũi bé. Tăng cường cho trẻ bú mẹ nhiều hơn.

Nấc cụt

Triệu chứng: Bé nấc liên tục với tần suất khoảng 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 3 phút

Nguyên nhân: Cơ thắt thực quản dưới ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là cơ tâm vị chưa thực sự hoàn thiện|: không tự chủ và ngắt quãng khiến khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng lại đây là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản sinh lý thường sẽ tự hết khi trẻ lớn.

Cách xử lý: Không cho trẻ bú quá no. Sau khi ăn, nên bế trẻ cao đầu để dễ tiêu hóa. Nếu biểu hiện này kéo dài, kèm theo các triệu chứng như bú kém, nôn (trớ) nhiều, chậm tăng cân, khò khè,… nên cho trẻ đi thăm khám.

Viêm đường hô hấp trên

Triệu chứng: Sốt, ho (ho khan hoặc ho có đờm), sổ mũi, nghẹt mũi, khò khè… Nếu nặng có thể thở nhanh, sốt cao, co giật, tím tái

Nguyên nhân: Do virus (chiếm hơn 70%) ngoài ra có thể vi khuẩn gây ra các bệnh như viêm mũi-hong, viêm VA, viêm Amidan, viêm tai giữa.

Điều trị: Nên cho bé đi khám với bác sĩ chuyên khoa nhi. Không tự ý sử dụng kháng sinh.

Viêm phổi

Đây là bệnh thuộc nhóm viêm đường hô hấp dưới rất nguy hiểm. Viêm phổi diễn biến nhanh, dễ gây biến chứng, có thể tử vong nếu trẻ sơ sinh không được xử trí kịp thời.

Biểu hiện: Ban đầu bé chỉ hơi ho, có thể sốt nhẹ hoặc không. Về sau trẻ bú kém hoặc bỏ bú, sốt hoặc hạ thân nhiệt dù đã ủ ấm, trẻ li bì, thở nhanh (>60 lần/phút) hoặc khó thở, tiếng thở rít.

Điều trị: Cho bé đến ngay cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Nhi để con được xử trí kịp thời.

Đây là loại bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ sơ sinh, là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi, ba mẹ tuyệt đối không được chủ quan.

Các bệnh ngoài da

những bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

Làn da của trẻ sơ sinh còn rất mỏng manh, nên phụ huynh cần lưu ý các bệnh về da của bé. (ảnh minh họa)

Vàng da sinh lý

Biểu hiện: Vàng da ở mặt, ngực, tay và chân 2 – 3 ngày sau sinh, trẻ vẫn bú và ngủ tốt.

Điều trị: Vàng da sinh lý thường là do tích tụ quá nhiều bilirubin hơn mức cơ thể đào thải, lớn lên bé tự hết.

Vàng da bệnh lý

Biểu hiện: Nhiều vùng da bị vàng. Bé đi phân bạc màu, có thể kèm lách to khi thăm khám. Vàng da kéo dài không tự hết.

Điều trị: Vàng da bệnh lý có thể do: tán huyết, bệnh gan, tắc nhiễm trùng. Nên cho trẻ đi thăm khám với bác sĩ nhi để được điều trị tốt nhất.

Mụn sữa

Biểu hiện: Thường xuất hiện vài tuần sau khi bé chào đời. Mụn nhỏ mọc nhiều ở má, trán, cằm và lưng, vùng da xung quanh tấy đỏ. Mụn nhiều hơn khi cơ thể bé bị nóng hoặc tiếp xúc với nước dãi, hóa chất,…

Điều trị: Vệ sinh da sạch sẽ cho bé bằng khăn mềm. Dùng khăn xô mềm lau khô người sau khi tắm. Tránh ủ ấm bé quá mức.  Nếu mụn sữa không chấm dứt sau 3 tháng thì cần cho con đến bác sĩ nhi để kiểm tra.

Viêm da tiết bã

Đây là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, dân gian hay gọi là “cứt trâu”

Biểu hiện: Những vảy nhờn dính, tập trung nhiều trên đỉnh đầu hoặc mông, xuất hiện ở trẻ 2 tuần tuổi trở đi

Điều trị: Vệ sinh da đầu sạch sẽ cho con bằng nước ấm, có thể cắt thêm một vài lát chanh thả vào nước xoa nhẹ để làm sạch da đầu. Sử dụng loại dầu gội phù hợp cho bé nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh. Tránh ủ ấm bé quá mức vì đổ mồ hôi đầu sẽ khiến bệnh nặng hơn. Tuyệt đội không tự ý cậy khi “cứt trâu” vẫn còn cứng thành mảng.

Nếu lớn hơn mà bé vẫn không hết thì nên cho con đi kiểm tra với bác sĩ.

Chàm Eczema

Biểu hiện: Khô da, đỏ từng mảng, có ngứa, mụn nước, kích ứng khi tiếp xúc với nước bọt hoặc các chất tẩy rửa. Chàm xuất hiện nhiều ở mặt, đầu, tay và chân, sau đó lan khắp cơ thể;

Điều trị: Phần lớn là do di truyền, tăng tiết bã nhờn, hoặc môi trường tiếp xúc nhiều với bụi bẩn, lông chó mèo, hóa chất… Vì vậy cần vệ sinh da cho bé sạch sẽ, phải tắm để tránh vi khuẩn lâu ngày tích tụ trên da. Có thể bôi thêm dưỡng ẩm để tránh da khô rát, ngứa ngáy.

Nếu da bị trầy xước hoặc có mủ thì phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi ngay.

Mề đay

Biểu hiện: Ngứa, nổi ban trên cơ thể (thường ở các vùng mặt, cổ, lưng, bụng)

Điều trị: Mề đay là một loại dị ứng cơ địa. Do đó cần xác định được dị ứng nguyên (yếu tố gây dị ứng). Nên cho trẻ đi thăm khám với bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân.

Hăm tã

Sự tiện lợi của tã bỉm khiến mẹ cho bé mặc nhiều hơn. Nếu mặc quá nhiều bé sẽ dễ bị hăm.

Biểu hiện: Da ửng đỏ ở vùng đóng bỉm, có thể rộp nước khiến trẻ rất đau, rát. Nặng có thể trầy xước, loét da.

Điều trị: Hạn chế dùng tã bỉm khi không cần thiết. Giữ cho vùng mông và bẹn của bé khô thoáng. Có thể sử dụng một số thuốc bôi chống hăm da nhưng cần phù hợp với da của trẻ. Nếu có biểu hiện nhiễm trùng da, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi để được xử trí hiệu quả.

Bệnh đường tiêu hóa

Bệnh tiêu hóa là loại bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Các bệnh về đường tiêu hóa là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. (ảnh minh họa)

Tiêu chảy

Biểu hiện: Phân lỏng, loãng hoặc toàn nước; màu sắc phân có sự thay đổi; mùi tanh và có thể lẫn chất nhầy.

Điều trị: Khi bị  tiêu chảy nên cho bé đi khám sớm để xử trí kịp thời, tránh mất nước. Tăng cường cho bé bú nhiều lần trong ngày.

Táo bón

Biểu hiện: Bé chán ăn (bỏ bú), trướng bụng, hay quấy khóc. Hơn 3 hay 4 ngày không đi đại tiện. Trẻ phải rặn rất khó khăn khi đi ngoài, phân dạng keo dính hoặc vón cục, đi “lắt nhắt”.

Điều trị: Khi bé bị táo bón mẹ nên thực hiện một số biện pháp như: cho bé tắm nước ấm, điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ, đổi loại sữa khác (nếu bé uống sữa công thức), massage bụng cho bé,… Nếu không đỡ nên cho con đi thăm khám với bác sĩ nhi để được điều trị tốt nhất.

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ nhi khoa giỏi, giàu kinh nghiệm từ các bệnh viện lớn như Viện E, Xanh-Pôn, Thanh Nhàn, Nhi Trung Ương,… trực tiếp thăm khám và điều trị hiệu quả cho con.

Nếu cần tư vấn hay muốn đặt lịch khám cho con tại Thu Cúc, phụ huynh chỉ cần liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 sẽ được đặt lịch khám sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital