Mất ngủ kinh niên hay mất ngủ mạn tính xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh lý nền của người bệnh, tác dụng phụ của thuốc, môi trường, chế độ sinh hoạt… Tình trạng mất ngủ kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và lâu dài sẽ gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ kinh niên
1.1. Mất ngủ mạn tính là gì?
Mất ngủ kinh niên hay mạn tính là tình trạng người bệnh có những bất thường về giấc ngủ như khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ không ngon trong thời gian tối thiểu 1 tháng trở lên. Mất ngủ ít hơn 1 tháng được gọi là mất ngủ ngắn hạn hoặc mất ngủ cấp tính.
1.2. Các nguyên nhân gây bệnh mất ngủ mạn tính
Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ mạn tính:
– Chất lượng cuộc sống suy giảm: làm việc liên tục mà không nghỉ ngơi, làm việc nhiều trước máy tính, điện thoại khiến đầu óc căng thẳng.
– Do mắc các bệnh về xương khớp: các cơn đau về đêm cản trở người bệnh có giấc ngủ ngon.
– Do mắc các bệnh về tim mạch: điển hình như cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, suy tim. Những căn bệnh này gây đau tức ở ngực, khó thở khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm.
– Do mắc các bệnh hô hấp: tình trạng này gây ho nhiều, khó thở vào ban đêm.
– Do mắc các bệnh về tiêu hóa: các vấn đề đau dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, gây ợ hơi, trào ngược dạ dày cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.
– Do các bệnh tiết niệu: bệnh này khiến người bệnh đi tiểu nhiều vào ban đêm, cản trở giấc ngủ.
– Do các bệnh tâm thần: người mắc bệnh tâm thần thường hay bị mất ngủ mạn tính.
– Do môi trường xung quanh: không gian ngủ chật hẹp, nhiều tiếng ồn, nhiều ánh sáng cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.
– Do chế độ ăn uống: ăn quá no, uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ hay uống các chất gây kích thích cũng gây khó ngủ.
– Do rối loạn sinh lý: cơ thể bị căng thẳng trong thời gian gây ức chế dây thần kinh khiến khó vào giấc ngủ.
– Nguyên nhân do thay đổi hormone: sự tăng, giảm hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc giai đoạn tiền mãn kinh cũng là một trong các nguyên nhân gây mất ngủ mạn tính.
2. Triệu chứng và cách điều trị mất ngủ mạn tính
2.1. Triệu chứng của mất ngủ kinh niên như thế nào?
Người bị bệnh mất ngủ lâu năm thường có những triệu chứng sau:
– Khó vào giấc ngủ: trằn trọc rất lâu mà không có cảm giác buồn ngủ, khó đi vào giấc ngủ.
– Ngủ không sâu giấc: hay bị giật mình tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại được. Thường xuyên bị mộng mị, mê man khi ngủ và khi thức dậy không sảng khoái.
– Thức dậy sớm và cơ thể mệt mỏi: người bị mất ngủ kéo dài thường xuyên dậy sớm và cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi thức dậy.
– Uể oải vào ban ngày: do ban đêm ngủ không được đủ giấc nên ban ngày người bệnh thường cảm thấy buồn ngủ và uể oải. Người mất ngủ kéo dài không thể tập trung và ghi nhớ vào ban ngày.
– Rối loạn lo âu: Mất ngủ trong một thời gian dài không được điều trị là yếu tố gây ra rối loạn lo âu, trầm cảm và các bệnh thần kinh khác.
– Tâm trạng căng thẳng, dễ cáu giận: mất ngủ thường xuyên gây ra tình trạng đau nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, làm nảy sinh tâm lý dễ nổi giận.
– Triệu chứng của mất ngủ kéo dài còn tùy vào nguyên nhân, mức độ và tình trạng của bệnh.
2.2. Các phương pháp điều trị mất ngủ kinh niên phổ biến hiện nay
– Thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc và cải thiện chế độ ăn uống
Dưới đây là một số lời khuyên để phòng ngừa bệnh mất ngủ mạn tính, tất cả đều phải thực hiện nghiêm túc và kiên trì mới giúp bệnh cải thiện.
+ Không nên lao lực quá nhiều trước khi đi ngủ bởi hoạt động nhiều khiến cơ thể tiết nhiều lượng cholesterol, gây khó đi vào giấc ngủ.
+ Tránh để những áp lực, lo lắng ảnh hưởng tới giấc ngủ. Trước khi ngủ nên đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng để đầu óc được thư giãn.
+ Tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia làm ảnh hưởng giấc ngủ.
+ Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời phân chia thời gian làm việc, nghỉ ngơi khoa học.
– Cải thiện tình trạng mất ngủ bằng phương pháp y học cổ truyền
Các phương pháp y học cổ truyền như: châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, ngâm chân thuốc bắc… có công dụng hỗ trợ làm thuyên giảm tình trạng mất ngủ. Lưu ý người bệnh nên thực hiện tại các cơ sở y tế và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài và không thuyên giảm thì người bệnh cũng không được tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào. Bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, xác định đúng mức độ bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Tất cả loại thuốc điều trị mất ngủ đều phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thần kinh.
3. Những hệ lụy nghiêm trọng do mất ngủ mạn tính gây ra
Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng với con người. Giấc ngủ phải đáp ứng đủ cả chất lượng lẫn thời gian mới tạo đủ năng lượng để học tập, làm việc. Tình trạng mất ngủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần, cụ thể:
– Tác nhân gây ra các bệnh lý huyết áp và là nguyên nhân gây đột quỵ.
– Có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì vì thói quen ăn đêm, ăn nhiều.
– Gây rối loạn tâm lý, làm suy giảm trí nhớ, tâm trạng lo âu, trầm cảm.
– Khó thụ thai vì suy giảm nồng độ hormone sinh sản.
– Hệ thống miễn dịch dễ bị phá hủy do không đủ sức đề kháng.
– Gặp nguy hiểm do dễ mất thăng bằng, dễ té ngã …
– Ảnh hưởng tiêu cực tới tức khỏe vì mất ngủ kéo dài gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nguy cơ nhồi máu cơ tim, …
– Ảnh hưởng xấu đến làn da, thức khuya làm da nhanh lão hóa và tóc rụng nhiều.
Điều trị mất ngủ kinh niên cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh. Do đó khi bản thân có biểu hiện bị mất ngủ kéo dài, hãy đến thăm khám sớm để có kết quả điều trị khả quan. Liên hệ với khoa Nội thần kinh – Thu Cúc TCI nếu cần được tư vấn và đặt lịch khám.