Những điều bạn cần phải biết về mất ngủ

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Mất ngủ gồm hai loại là cấp tính và mạn tính. Nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị hiệu quả, mất ngủ có thể kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về bệnh mất ngủ, nguyên nhân, tác hại, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng mất ngủ này. 

1. Mất ngủ là gì?

Mất ngủ là một dạng của rối loạn giấc ngủ. Ở đó, người bị mất ngủ gặp phải các vấn đề như: trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, ngủ không đủ giờ, khó duy trì giấc ngủ trong thời gian dài, dễ bị giật mình tỉnh giấc và khó ngủ tiếp.

Một giấc ngủ được coi là có chất lượng khi ngủ đủ giờ, đủ sâu, thức dậy cảm thấy khỏe khoắn. Người bình thường sẽ ngủ khoảng 7-8 tiếng mỗi ngày, trẻ em sẽ ngủ nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày, người cao tuổi thường ngủ ít hơn khoảng 6-7 tiếng.

Nếu bạn thấy mình đang ngủ ít hơn thời gian trên và gặp phải một số vấn đề làm suy giảm chất lượng giấc ngủ kể trên, thì coi chừng bạn đang bị mất ngủ.

Mất ngủ gồm có hai dạng là: mất ngủ cấp tính (mất ngủ ngắn hạn) và mất ngủ mạn tính (mất ngủ dài hạn).

– Mất ngủ cấp tính: được hiểu là tình trạng mất ngủ diễn ra dưới 1 tháng và chưa gây ảnh hưởng đáng kể gì đến sức khỏe.

– Mất ngủ mạn tính: được hiểu là tình trạng mất ngủ diễn ra từ 1 tháng trở lên và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi giới tính, mọi độ tuổi nhưng theo thống kê tỷ lệ nữ giới bị mất ngủ thường nhiều hơn nam giới.

Ngày nay, với lối sống hiện đại nhiều người bị cuốn trong vòng xoáy công việc, stress vì những bộn bề lo toan cho cuộc sống. Hay sự ra đời của các thiết bị điện tử thông minh cũng khiến ngày càng nhiều người giới trẻ bị mất ngủ. Việc làm dụng các chất kích thích và những thói quen xấu, góp phần cho sự gia tăng tình trạng mất ngủ hiện nay.

Bên cạnh đó, mất ngủ có thể là hậu quả của nhiều bệnh lý khác trong cơ thể gây ra như: bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh lý hệ thần kinh, bệnh thận – tiết niệu,…

Mất ngủ kéo dài

Nếu bạn thấy mình đang ngủ ít hơn thời gian trên và gặp phải một số vấn đề làm suy giảm chất lượng giấc ngủ kể trên, thì coi chừng bạn đang bị mất ngủ.

2. Nguyên nhân gây mất ngủ

2.1 Mất ngủ cấp tính

Mất ngủ cấp tính thường xảy ra do một số nguyên nhân như sau: thay đổi môi trường sống (thay đổi vị trí nơi ở, chênh lệch múi giờ,..); do bệnh lý cấp tính như viêm amidan cấp, viêm họng cấp, sốt, cúm,… gây ra; sử dụng chất kích thích như cafe, rượu, bia, trà sữa,…; môi trường sống ồn ào, ánh sáng không phù hợp; lo lắng căng thẳng về một chuyện gì đó diễn ra trong thời gian ngắn như thi cử, mất việc; tác dụng phụ khi đang sử dụng một loại thuốc nào đó;… Tất cả những lý do trên có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ cấp tính.

Nếu không được phát hiện kịp thời và có biện pháp xử trí hiệu quả, mất ngủ cấp tính lâu dần sẽ chuyển sang mất ngủ kéo dài.

2.2 Mất ngủ kéo dài

Các nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài khá phức tạp, việc tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài là điều vô cùng quan trọng để đưa ra phương pháp điều trị giúp cải thiện tình trạng mất ngủ mạn tính này.

Một số nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài có thể kể đến như:

Bệnh lý 

Nhiều bệnh lý mạn tính với các triệu chứng kéo dài dai dẳng, đặc biệt là vào ban đêm dễ khiến người bệnh khó chịu và gây tình trạng mất ngủ. Một số bệnh có thể kể đến như: ung thư, trào ngược dạ dày thực quản, đái tháo đường, suy thận mãn, phì đại tuyến tiền liệt,…

Thuốc

Các loại thuốc điều trị ung thư, điều trị tăng huyết áp, corticoid, thuốc chống trầm cảm,… có thể dẫn tới triệu chứng mất ngủ kéo dài.

Lạm dụng bia, rượu, chất kích thích 

Việc sử dụng bia, rượu, chất kích thích trong thời gian dài rất dễ dẫn đến lạm dụng các chất này. Điều này sẽ khiến hệ thần kinh hưng phấn kéo dài, dẫn tới mất khả năng tự chủ và dẫn tới hậu quả là rối loạn giấc ngủ, điển hình là mất ngủ.

Lo lắng, căng thẳng kéo dài

Tình trạng lo lắng, căng thẳng diễn ra trong một thời gian dài dễ khiến người bệnh rơi vào trạng thái lo âu và mất ngủ. Không những thế, hệ thần kinh cũng dễ bị suy nhược nếu như bạn thường xuyên lo lắng, căng thẳng về vấn đề gì đó trong thời gian dài.

Môi trường sống và thói quen sinh hoạt

Nhiều người than phiền rằng họ bị mất ngủ vì môi trường sống quá ồn ào (cạnh quán karaoke, quán bán hàng đêm, nhà gần bãi xe cộ, cạnh các công trình đang xây sửa,…). Điều này chứng tỏ môi trường sống có ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ của chúng ta.

Bạn cần một môi trường yên tĩnh, một môi trường trong lành và sạch sẽ để dễ đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ tốt hơn. Môi trường quá nóng hoặc quá lạnh hay quá sáng cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ.

Stress kéo dài gây mất ngủ

Ngày nay, với lối sống hiện đại nhiều người bị cuốn trong vòng xoáy công việc, stress vì những bộn bề lo toan cho cuộc sống dễ dẫn đến mất ngủ.

3. Tác hại của mất ngủ

Mất ngủ thường đi kèm với nhiều biểu hiện như đau đầu, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, khó tập trung vào công việc và học tập, dễ cáu gắt, nhạy cảm,… Không chỉ có thế, mất ngủ kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: đột quỵ (tai biến mạch máu não), trầm cảm, rối loạn tâm thần,…

Mất ngủ biến chứng nhiều bệnh

Mất ngủ có thể gây đột quỵ (tai biến mạch máu não), trầm cảm, rối loạn tâm thần,…

4. Điều trị mất ngủ kéo dài bằng cách nào?

Điều trị mất ngủ kéo dài không đơn giản, người thầy thuốc có kinh nghiệm cần phải tìm hiểu đúng nguyên nhân, từ đó xây dựng phác đồ điều trị mới có thể trị dứt điểm. Bên cạnh đó, người bệnh cần có ý thức phòng ngừa, thay đổi hoặc tránh xa những nguyên nhân gây mất ngủ.

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ sử dụng thuốc cho người bệnh (một số thuốc được dùng trong điều trị mất ngủ kéo dài). Song song với việc sử dụng thuốc, là kết hợp các biện pháp như:

– Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)

– Thay đổi chế độ ăn uống

– Vận động thể dục thể thao

– Các liệu pháp khác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital