Nguyên nhân thoái hóa sống cổ và những điều bạn cần biết

Hiện nay thoái hóa sống cổ không còn là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do những thói quen sinh hoạt và làm việc không khoa học của giới trẻ. Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin bạn cần biết về bệnh lý này như: nguyên nhân, triệu chứng và những phương pháp điều trị.

1. Thoái hóa sống cổ là bệnh gì?

Thoái hóa sống cổ hay còn được gọi là viêm xương khớp cổ, đây được xem là một bệnh lý mãn tính về xương khớp do tình trạng suy yếu cột sống ở cổ gây nên. Bệnh bắt nguồn từ sự lắng đọng của canxi ở dây chằng cột sống, từ đó dẫn tới sưng viêm. Hậu quả khiến cho lưu thông của dây thần kinh và mạch máu bị ảnh hưởng dần dẫn tới thoái hóa.

Thoái hóa sống cổ là bệnh lý mãn tính về xương khớp

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý có thể xuất hiện ở cả người lớn tuổi và người trẻ

Theo số liệu thống kê cho thấy khả năng mắc bệnh lý này giữa nam và nữ là ngang nhau, đối với người có độ tuổi từ 40 – 50 thì có nguy cơ cao hơn. Bên cạnh đó, hiện nay, đối tượng mắc cũng đang có xu hướng trẻ hóa (trong độ tuổi 25 – 30), chủ yếu do thói quen sinh hoạt và làm việc không khoa học. Dưới đây là một số yếu tố và thói quen dẫn tới nguy cơ mắc bệnh:

– Hạn chế vận động và tập luyện thể thao.

– Nằm ngủ hay ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài.

– Ăn uống thiếu khoa học và không bổ sung đầy đủ magie, canxi, vitaminD và rau xanh.

– Đã từng bị chấn thương và chưa trị dứt điểm.

– Người mắc bệnh béo phì.

– Thường xuyên sử dụng thuốc lá và chất kích thích.

2. Nguyên nhân hình thành thoái hóa đốt sống cổ

Bên cạnh những yếu tố dẫn tới nguy cơ mắc bệnh kể trên, thì sau đây là những nguyên nhân chính hình thành thoái hóa đốt sống cổ mà chúng ta cần biết. Khi nắm rõ các nguyên nhân sẽ khiến quá trình điều trị được hiệu quả hơn.

2.1. Do mất nước đĩa đệm

Phần đĩa đệm là miếng lót nằm giữa của các đốt sống, nó đóng vai trò duy trì sự đàn hồi và giảm xóc giữa các đốt sống. Đĩa đệm góp phần bảo vệ các dây thần kinh và giảm ma sát cột sống giúp cơ thể được vận động linh hoạt. Ở đĩa đệm có khoảng 85% nước, tuy nhiên khi càn lớn tuổi cơ thể càng lão hóa, gây ra mất nước, khô nước. Đó là nguyên nhân dẫn tới các cơn đau ở vùng cổ.

2.2. Thoái hóa sống cổ do gai xương

Khi các khớp gặp phải chấn thương, các gai sẽ dần hình thành nhằm sửa chữa vùng khớp bị tổn thương đó. Đa phần thì các gai không gây ảnh hưởng cho cơ thể. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, khi các gai xương này va chạm và đè lên các xương hay dây thần kinh, hoặc chèn vào mô, cơ, tủy làm cho người bệnh luôn cảm thấy đau nhức và khó chịu.

2.3. Do xơ hóa dây chằng và di truyền

Dây chằng là phần dây nối giữa xương với xương, dây chằng cột sống có thể bị xơ hóa theo tuổi tác làm cho các hoạt động cổ kém linh động.

Khá ít người biết rằng, thoái hóa đốt sống cổ và một số bệnh lý về xương khớp khác có thể do di truyền. Cụ thể, trong gia đình bạn nếu có người bị mắc bệnh về xương khớp hay cột sống thì các thành viên còn lại sẽ có nguy cơ cao hơn so với người thường.

Từ những nguyên nhân trên làm cho cột sống cổ dần bị tổn thương, suy yếu và hình thành thoái hóa. Vì vậy, người bệnh cần chú ý để phòng ngừa cho bản thân sớm.

3. Triệu chứng thoái hóa đốt sống

Thoái hóa sống cổ phát triển tương đối chậm, đa phần thời gian đầu bệnh chưa có quá nhiều biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, khi tiến triển nặng các triệu chứng dần xuất hiện với tần suất cao và người bệnh có thể cảm nhận rõ ràng.

– Đau nhức cổ: Cơn đau sẽ lan từ gáy sang cổ, vai đôi khi lên cả đầu và xuống cánh tay. Điều này làm người bệnh cảm thấy khó chịu và đau ê ẩm. Ngoài ra còn gây khó khăn khi vận động cổ dù đã có nghỉ ngơi.

– Phát ra tiếng kêu từ cổ khi thực hiện các động tác xoay, cúi và ngửa cổ.

– Tê cứng cổ, ê ẩm vùng vai gáy khi thức dậy vào buổi sáng hay khi nằm sai tư thế.

– Dấu hiệu Lhermitte làm người bệnh đột ngột khó chịu, tạo cảm giác như có luồng điện qua cổ tay đi xuống xương sống, tay và chân.

Biểu hiện chủ yếu của thoái hóa sống cổ là các cơn đau vùng cổ, vai gáy

Người bệnh thường xuyên gặp các cơn đau và khó khăn trong việc cử động vùng cổ

4. Các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý có nhiều cấp độ bệnh, tùy theo từng cấp độ sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp. Dưới là một số phương pháp điều trị phổ biến:

4.1. Điều trị thoái hóa sống cổ không dùng thuốc

Đối với các trường hợp mới mắc và ở thể nhẹ có thể tham khảo và áp dụng lâu dài các phương pháp dưới đây để cải thiện tình trạng của đốt sống cổ.

– Vật lý trị liệu: đây là phương pháp điều trị không dùng thuốc khá phổ biến hiện nay. Phương pháp này nhằm giảm thiểu tình trạng co cứng ở khớp cổ, tăng lưu thông máu. Từ đó, giúp cho các cử động ở vùng cổ vai gáy dễ dàng và ít đau nhức hơn.

Vật lý trị liệu - phương pháp phổ biến trong điều trị thoái hóa sống cổ

Phương pháp vật lý trị liệu trong điều trị thoái hóa sống cổ

– Các bài tập riêng cho cổ, vai, gáy. Người bệnh có thể thực hiện một số bài tập đơn giản như: gập cổ, xoay cổ, xoay nửa người,… (giữ các tư thế từ 1-2 phút và lặp lại 10-15 lần/động tác).

– Các bài thuốc dân gian. Ngoài các bài tập, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc từ: lá lốt, ngải cứu, xương rồng,… giúp giảm cảm cơn đau nhức khó chịu.

– Chườm nóng, chườm lạnh, phương pháp này sẽ giúp lưu thông máu. Lưu ý nên chườm nóng trước, sau đó chườm lạnh và cần bọc đá bằng một lớp vải mỏng để tránh bị bỏng lạnh.

4.2. Phương pháp dùng thuốc

Trong một số trường hợp các cơn đau diễn ra dồn dập và làm người bệnh cực kì khó chịu, có thể được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc giảm đau và bôi xịt ngoài da như:

– Thuốc giúp chống viêm và giảm đau không Steroid (NSAID).

– Thuốc tiêm Corticosteroid.

Thuốc giãn cơ chứa Cyclobenzaprine và một số loại thuốc khác.

Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này chủ yếu giúp bệnh nhân giảm bớt các cơn đau mang tính tạm thời, không có hiệu quả quá lớn trong việc chữa trị tận gốc bệnh. Đặc biệt, trong sử dụng thuốc bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua hay dùng tự phát.

4.3. Phương pháp phẫu thuật

Khi bệnh tiến triển tới mức độ nặng thì áp dụng các phương pháp trên sẽ không đem lại quá nhiều hiệu quả. Vì vậy, phẫu thuật là phương án cần thiết trong việc điều trị. Phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ một phần đĩa đệm hay đốt sống, xương đã bị thoái hóa.

Trên đây là khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cả các phương pháp hiệu quả để có thể điều trị thoái hóa sống cổ. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất người bệnh cần đến các cơ sở y tế tin cậy kiểm tra và nhận tư vấn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital