Biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Đốt sống cổ là phần trung gian dẫn truyền các thông điệp từ não bộ giúp kiểm soát các hoạt động của phần dưới cơ thể. Vì vậy, khi mắc các bệnh liên quan tới đốt sống cổ ngoài biểu hiện đau nhức còn khiến người bệnh bị giảm khả năng vận động ở phần: cổ, vai, gáy. Để có thể nhận biết và phát hiện sớm hơn, bài viết này sẽ giúp bạn đi tìm hiểu về: biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ và và cách điều trị.

1. Biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ

Thường ở giai đoạn đầu các biểu hiện và triệu chứng của bệnh chưa được rõ ràng và khiến người bệnh khó phát hiện. Dần dần theo thời gian, khi bệnh ngày càng nặng, có các triệu chứng rõ sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống và khó điều trị. Các biểu hiện:

1.1. Biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ ở ngay vùng đầu

Thoái hóa đốt sống cổ khiến chèn ép dây thần kinh và gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu lên não. Vì vậy người bệnh sẽ thường gặp các cơn đau đầu từ phía sau gáy và lan dần lên đến đỉnh đầu, vùng thái dương. Ngoài ra bệnh còn kéo theo các cơn đau và khó chịu ở phía sau mắt. Đặc biệt khi đổi mùa hay thay đổi khí hậu có thể gây đau liên tục thành từng cơn. Tình trạng này thường làm người bệnh nhầm tưởng là bệnh đau đầu hoặc do căng thẳng gây ra.

1.2. Vùng cổ

– Đau nhức vùng cổ: Người bệnh thường sẽ xuất hiện những biểu hiện đau nhức ở vùng cổ và vùng quanh 2 bên bả vai. Ban đầu các cơn đau không quá rõ, chỉ nhức mỏi đơn thuần. Sau đó khi tiến triển nặng sẽ dần chèn ép lên dây thần kinh ở vùng cổ khiến đau nhức dữ dội và lâu dứt. Đặc biệt khi có sự thay đổi thời tiết cơn đau càng khó chịu hơn.

Biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ rõ nhất là đau vùng cổ

Đau nhức vùng cổ các hoạt động xoay, cử động đều khó khăn

– Cứng và khó cử động vùng cổ: Khi hệ thống dây chằng bị chèn ép từ đó gây đau cứng cổ và khó trong việc cử động. Điều này khiến người bệnh khó xoay hay cử động qua lại ở vùng cổ. Nhiều khi mất từ 5-10 phút mới thay đổi được tư thế cổ. Trong một số trường hợp người bệnh sẽ cảm thấy đau và căng cứng vùng cổ khi mới ngủ dậy.

– Chèn ép đến tủy cổ: Đây là giai đoạn khi bệnh chuyển biến nặng. Khi này người bệnh dễ sẽ mắc phải tình trạng rối loạn khả năng hoạt động hay rối loạn cả khả năng bài tiết (tiểu tiện liên tục, táo bón…)

1.3. Biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ vùng vai gáy

Thoái hóa ở đốt sống cổ tác động trực tiếp lên các đốt sống và gây ảnh hưởng trực tiếp sang hai bên bả vai. Ngoài ra còn gây đau xuống hai cánh tay. Khi đốt sống cổ bị chèn ép sẽ gây ra cơ cứng 2 bên bả vai, khiến bả vai căng và mất đi sự linh hoạt khó vận động xoay hay quay nửa người về sau. Người bệnh sẽ thường cảm thấy tê bì hay khó vận động hai cánh tay sau khi thức dậy. Nếu tình trạng kéo dài có thể dẫn tới cánh tay đau nhức và khó khăn cho những hoạt động hàng ngày như: cầm, xoay cổ tay, nắm…

Biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ có thể xuất hiện cơn đau ở vai gáy

Vùng vai gáy cũng sẽ chịu các cơn đau trực tiếp do thoái hóa đốt sống cổ gây ra

1.4. Rối loạn cảm giác và hội chứng Lhermitte

– Rối loạn cảm giác: Khi hệ thống dây thần kinh ở vùng cổ bị chèn ép lâu ngày sẽ dẫn tới rối loạn cảm giác ở: cổ, hai bên bả vai, cánh tay. Nếu nặng có thể người bệnh sẽ mất các cảm giác thông thường như: nóng, lạnh hay khi đụng chạm vào các vật xung quanh.

– Hội chứng Lhermitte: Khi mắc người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau đột ngột từ vùng cổ lan xuống hai cánh tay. Đặc biệt hội chứng này gây ra các cơn đau rất đột ngột và có thể chấm dứt nhanh chóng. Hội chứng này tùy vào mức độ bệnh của bệnh nhân. Thường khi xuất hiện hội chứng này bệnh đã khá nặng và rơi vào trạng thái khó điều trị.

1.5. Một vài biểu hiện khác của thoái hóa đốt sống cổ

Ngoài những biểu hiện được nêu trên. Người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng thông qua việc chụp chiếu, thăm khám cụ thể như:

– Mức độ phản xạ và độ nhạy bén của hai cánh tay bị giảm đi rõ rệt.

– Khi thực hiện biện pháp chụp X-Quang có thể thấy một số bất thường như: xuất hiện gai, bị xẹp đốt sống, hoặc cầu xương…

– Hay việc chụp CT cắt lớp thì bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương đang có ở cột sống và đĩa đệm.

2. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Ban đầu của bệnh thường chỉ xuất hiện một vài cơn đau. Cơn đau này thường không ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động hàng ngày. Chính vì lý do này mà người bệnh thường chủ quan và không chú ý điều trị dứt điểm khiến bệnh chuyển biến nặng. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh, người bệnh cần chú ý và điều trị sớm để phòng trường hợp bệnh trở nặng. Về cách điều trị, hiện nay cũng có khá nhiều phương pháp được áp dụng như:

2.1. Điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu

Sử dụng thuốc và vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị phổ biến được người bệnh lựa chọn khi gặp tình trạng thoái hóa đốt sống cổ:

– Vật lý trị liệu: là phương pháp kết hợp giữa dùng thuốc và luyện tập linh hoạt để cải thiện vùng đốt sống bị tổn thương. Quá trình luyện tập sẽ giúp người bệnh được cải thiện đau nhức và giúp giải phóng các dây thần kinh đang bị chèn ép.

– Sử dụng thuốc: Trong một số trường hợp bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc như: kháng viêm giảm đau (không có steroid); thuốc có chứa corticbenzaprine; thuốc giãn cơ… .Các loại thuốc thường có tác dụng giúp giảm đau cấp.

– Phẫu thuật: Một số trường hợp nặng bệnh nhân khi sử dụng hầu hết các phương pháp điều trị xong vẫn không khả quan thì có thể được chỉ định phẫu thuật. Đây là phương pháp tiềm ẩn khá nhiều rủi ro và đòi hỏi độ chính xác rất cao.

2.2. Điều trị bằng Yoga

Yoga được coi như một bài thuốc hữu hiệu dành cho bệnh thoái hóa. Có thể điều trị qua các bài, động tác yoga như:

– Động tác quay nửa người về sau, tập luyện khoảng 10 phút cho động tác

– Động tác xoay trái, phải và gập cổ. Người bệnh có thể thực hiện ngay trong giờ giải lao trong quá trình đang làm việc.

– Tham gia thể dục thể thao các môn như: bóng chuyền hơi, cầu lông….

– Giảm tỷ lệ sử dụng các đồ ăn nhanh, dầu mỡ. Tăng cường tiêu thụ các đồ ăn từ rau xanh và hoa quả

– Chú trọng bổ sung canxi trong chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng.

Yoga được coi như bài thuốc hữu hiệu với thoái hóa

Yoga được coi là một trong những bài thuốc hiệu quả nhất với bệnh thoái hóa

2.3. Một vài phương pháp dân gian

Ngoài các bài tập và động tác Yoga. Người bệnh có thể điều trị bằng các phương pháp dân gian:

– Lá lốt: Dùng khoảng 200g lá lốt sau đó rửa sạch và thái nhỏ. Sao vàng lên cùng 1-2 thìa muối tinh. Sau đó cho hỗn hợp vào một tấm vải mỏng, sử dụng chườm lên vùng đốt sống cổ hay vùng bị đau.

– Ngải cứu: Kết hợp ngải cứu cùng với lá lốt và cỏ xước cho vào nồi đun sôi. Sử dụng 2 lần/ngày. Hỗn hợp này giúp giảm đau nhức và viêm nhiễm rất hiệu quả.

Trong quá trình điều trị người bệnh có thể kết hợp các phương pháp như: sử dụng thuốc và tập thể dục thể thao đều đặn,… sao cho phù hợp với tình trạng bệnh để đạt hiệu quả tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital