Cách điều trị bệnh lý thoái hoá đốt sống cổ C5 C6

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Đốt sống cổ C5 C6 là vị vị trí dễ gặp tình trạng thoái hóa do tham gia trực tiếp vào các chuyển động của cổ, vai, gáy. Theo thời gian, vị trí này sẽ bị bào mòn dần, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

1. Đốt sống cổ C5 C6 là gì?

Đốt sống cổ gồm có tổng cộng 7 đốt sống cổ xếp chồng lên nhau và đánh số theo thứ tự C1, C2… C 7. Các đốt sống ở cổ gồm có 2 phần là trụ cố định (đốt sống C1 và C2) và phần vận động (đốt sống C4, C5, C6, C7).
Thoái hoá đốt sống cổ C5 C6 và thoái hoá đốt sống cổ C4 C5 C6 là tình trạng phổ biến nhất, do đây là phần đốt sống tham gia trực tiếp vào chuyển động của cổ, vai và gáy nên khả năng bị thoái hóa theo thời gian cao hơn vị trí C1, C2 cố định.

Vị trí đốt sống cổ C5 C6.

Đốt sống cổ gồm có tổng cộng 7 đốt sống cổ xếp chồng lên nhau và đánh số theo thứ tự C1, C2… C7.

2. Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hoá đốt sống cổ hay thoái hoá cột sống cổ (tên tiếng Anh – Cervical Degenerative Disease) là tình trạng bệnh lý xuất phát từ sự thoái hoá của máu và xương tác động lên sụn khớp và dây chằng ở cột sống cổ.
Ngoài ra, bệnh có tên gọi khác là viêm xương khớp cổ hay viêm khớp cổ. Bệnh có khả năng tiến triển thành mạn tính gây nên tình trạng biến dạng khớp, làm hạn chế khả năng đi lại của bệnh nhân.
Một số người bị căn bệnh mãn tính không xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào. Ngược lại, một số khác sẽ bị đau mãn tính nặng và có dấu hiệu cứng khớp. Bên cạnh đó khá nhiều người dù có bệnh, nhưng vẫn tham gia các hoạt động hàng ngày một cách bình thường.

3. Nguyên nhân dẫn đến thoái hoá cột sống cổ vị trí C5, C6

Các đốt sống cổ C5 C6 có thể bị thoái hoá bởi nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là:

3.1 Sự phát triển quá mức của xương (gai xương)

Khi hệ xương khớp bị suy yếu, cơ thể cố gắng phát triển thêm một phần xương nhằm hỗ trợ cột sống chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, nếu phần xương này phát triển quá mức có thể đè lên tủy sống và dây thần kinh, dẫn đến tình trạng đau nhức vùng cổ.

3.2 Thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 do đĩa đệm mất nước

Nằm giữa các đốt sống là dây chằng, có tác dụng tương tự như một lớp đệm mềm giúp nâng đỡ, giảm sốc khi cơ thể làm các động tác như nhấc vật nặng, xoay mình… Lớp nhân đĩa đệm có dạng gel và có thể mất nước theo tuổi tác. Điều này làm cho các đốt xương trên cột sống dễ dàng cọ xát với đĩa đệm hơn gây nên hiện tượng đau nhức khi xương khớp bị lão hoá. Quá trình này thường bắt đầu ở độ tuổi 30 trở lên.
Ngoài ra, các đĩa đệm cũng có thể bị vỡ, nứt vì nhiều nguyên nhân, làm cho chất nhầy bên trong bị rò rỉ. Khi lớp nhân nhầy rò rỉ ra ngoài có thể đè lên tủy sống và dây thần kinh, gây cho người bệnh triệu chứng đau mỏi, tê bì cổ hoặc lan xuống cánh tay…

3.3 Chấn thương gây thoái hóa đốt sống cổ c5 c6

Các chấn thương vùng thắt lưng khi té ngã như tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay té ngã trong gia đình đều có thể đẩy nhanh quá trình lão hoá, gây ra chấn thương cột sống và tình trạng thoái hoá.

3.4 Dây chằng giãn

Vai trò của dây chằng là liên kết các xương đốt sống lại với nhau, nhờ vậy, cơ thể có khả năng di chuyển và thực hiện linh hoạt trong các hoạt động hàng ngày. Khi dây chằng lão hóa theo thời gian, chúng sẽ không mềm dẻo như ban đầu và ảnh hưởng đến sự linh hoạt của các đốt sống cổ, trong đó gồm đốt sống cổ C5 C6.

3.5 Đặc thù nghề nghiệp

Một số người có nghề nghiệp hoặc sở thích phải thực hiện các động tác lặp đi lặp lại hoặc mang vác nặng, chẳng hạn như nhân viên ngân hàng, công nhân cơ khí, người tập gym, nhân viên văn phòng… Điều này có thể gây thêm áp lực lên cột sống, dẫn đến tình trạng hao mòn sớm và quá trình lão hoá của cột sống cổ.

Làm việc trên máy tính có thể gây áp lực lên cột sống, dẫn đến tình trạng hao mòn sớm và quá trình lão hoá của cột sống cổ.

Làm việc trên máy tính có thể gây áp lực lên cột sống, dẫn đến tình trạng hao mòn xương khớp sớm.

Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất của vấn đề này phải kể đến tốc độ lão hoá. Bên cạnh tuổi tác, các yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ thoái hoá cột sống cổ như:
– Tiền sử bệnh lý gia đình (di truyền)
– Tiếp xúc với khói thuốc lá hay thường xuyên hút thuốc lá
– Thừa cân béo phì
– Thiếu vận động

4. Chẩn đoán tình trạng thoái hóa

4.1. Kiểm tra lâm sàng

Chẩn đoán thoái hoá cột sống cổ liên quan đến việc chẩn đoán các bệnh lý tiềm ẩn khác chẳng hạn như đau cơ xơ hoá. Bên cạnh đó, việc chẩn đoán có thể được tiến hành bởi bác sĩ cơ xương khớp nếu có sự kết hợp với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh.
Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc hỏi bạn một vài câu hỏi liên quan đến các triệu chứng hiện có và làm một vài bài test đơn giản sau: kiểm tra cảm giác, kiểm tra mức độ yếu cơ bắp và/hoặc giữ thăng bằng, kiểm tra khả năng vận động của cổ…
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể quan sát cách bạn thở để xem liệu dây thần kinh và tủy sống có đang chịu đựng quá nhiều áp lực hay không.

4.2. Chẩn đoán hình ảnh

Nếu có nghi ngờ mắc bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng thêm các biện pháp chẩn đoán hình ảnh sau:
– Chụp X-quang sử dụng để kiểm tra gai xương và các bất thường khác.

Chụp X-quang phát hiện các bất thường.

Chụp X-quang phát hiện các bất thường xương khớp vùng cổ.

– Chụp cắt lớp vi tính (CT) cung cấp hình ảnh rõ ràng hơn về cấu trúc đốt sống cổ.
– Chụp cộng hưởng từ (MRI) những hình ảnh được tạo ra tự động bởi sóng radio và từ trường cho phép bạn biết vị trí của dây thần kinh bị chèn ép.
– Điện cơ (EMG) được dùng để xác định liệu các dây thần kinh có hoạt động bình thường hay không khi truyền tín hiệu đến các cơ bắp của bạn.

5. Cách điều trị bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ C5 C6

5.1. Điều trị bằng thuốc

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị không xâm lấn bằng việc sử dụng một vài loại thuốc nhất định để làm giảm những triệu chứng khó chịu của bạn bao gồm: thuốc giãn cơ, thuốc giảm phù nề; tiêm steroid, thuốc chống viêm không steroid (NSAID)… và yêu cầu bạn nghỉ ngơi hay tập luyện theo bài tập được chỉ định sẵn trong một khoảng thời gian nhất định.

5.2. Phẫu thuật

Nếu tình trạng vẫn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc vận động cánh tay, không đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn… bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật. Cách điều trị này giúp loại bỏ các gai xương, đĩa đệm chèn ép để giải tỏa áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh.

5.3. Vật lý trị liệu

Những năm gần đây, phương pháp vật lý trị liệu đã chứng minh được khả năng hỗ trợ các bệnh nhân có vấn đề về cơ, xương, gân, dây chằng… trong việc giảm đau nhức mà không phải sử dụng thuốc, tăng cường khả năng vận động toàn thân, ngăn ngừa nguy cơ tàn phế, duy trì sự thăng bằng và hạn chế té ngã…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital