Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách chữa

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Đỗ Thị Hương 

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý tiêu hóa thường gặp và đang có xu hướng ngày càng phổ biến. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất đa dạng, có thể do các bất thường tại thực quản, dạ dày hoặc thói quen ăn uống,… Theo dõi bài viết sau để tìm hiểu nguyên nhân trào ngược dạ dày và cách chữa trị hiệu quả.

1. Trào ngược dạ dày do những nguyên nhân nào?

Trào trào ngược dạ dày là tình trạng acid dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản, gây nhiều triệu chứng khó chịu. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn ói, khó nuốt, ăn không ngon, đau tức ngực, ho, viêm họng,… Bệnh lý này kéo dài có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng ở thực quản, dẫn đến ung thư thực quản, suy giảm chức năng hô hấp, suy dinh dưỡng (ở trẻ em),…

Nguyên nhân trực tiếp gây trào ngược dạ dày xuất phát từ vấn đề bất thường từ thực quản và vấn đề về dạ dày. Ngoài ra, một số nguyên nhân gián tiếp từ lối sống cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

3.1. Bất thường tại thực quản gây trào ngược dạ dày

Các bất thường ở cơ thắt dưới thực quản có thể dẫn đến trào ngược dạ dày. Ở người khỏe mạnh, các cơ thắt dưới thực quản sẽ mở ra khi nuốt thức ăn, sau đó đóng lại ngăn các loại dịch ở dạ dày trào ngược lên.

Tuy nhiên chức năng của các cơ này có thể suy yếu do một số vấn đề như giảm lực trương của cơ. Hệ quả là cơ dưới thực quản không hoạt động theo trình tự thông thường, khiến acid trào ngược lên thực quản.

Bên cạnh đó, bất thường ở cơ hoành cũng là lý do gây trào ngược dạ dày. Đây là hệ thống cơ ngăn cách phần ổ bụng và phần ngực, được ví như “cánh cổng thành” vùng bụng. “Cánh cổng” này khi khép lại sẽ tạo động lực cho cơ thắt dưới thực quản.

Nếu cơ hoành bị thoát vị, không ở cùng một vị trí với cơ thắt dưới thực quản sẽ dẫn đến sự không thống nhất trong hoạt động. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho acid dạ dày trào ngược lên.

Bệnh trào ngược dạ dày và cách chữa

Trào ngược dạ dày có thể bắt nguồn từ những bất thường ở cơ thắt dưới thực quản và cơ hoành

3.2. Bất thường tại dạ dày dẫn đến trào ngược acid

Trong nhóm nguyên nhân này, có thể chia thành 2 nguyên nhân nhỏ làm xảy ra tình trạng trào ngược, bao gồm:

– Tình trạng thức ăn tồn đọng trong dạ dày không được tiêu hóa gây trào ngược. Căn nguyên của tình trạng này có thể bắt nguồn từ các bệnh lý dạ dày như: viêm loét, hẹp môn vị, ung thư dạ dày,…

– Do lực lớn tác động đến ổ bụng: Acid dịch vị trào ngược do các tình huống gây áp lực lên cho ổ bụng như: ho lâu ngày, hắt hơi, gập bụng,…

3.3. Các lý do khác gây trào ngược dạ dày

Ngoài 2 nguyên nhân chính kể trên, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày có thể kể đến như:

– Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày cao hơn người có cân nặng bình thường. Tình trạng thừa cân gây áp lực lớn lên vùng bụng, cơ thắt thực quản, dẫn đến trào ngược acid.

– Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh như: thói quen ăn quá no; sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ; ăn các thực phẩm chua cay, nhiều acid (nhất là khi đói),…

– Lối sống thiếu khoa học như: thức khuya, thường xuyên căng thẳng, lo âu, stress,…

Trào ngược dạ dày và cách chữa trị

Thói quen ăn uống – sinh hoạt không lành mạnh làm tăng nguy cơ trào ngược acid dạ dày

2. Trào ngược dạ dày và cách chữa trị phổ biến hiện nay

Người bệnh trào ngược dạ dày cần được thăm khám và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các biện pháp điều trị bệnh được ứng dụng phổ biến, mời bạn đọc cùng tham khảo.

2.1. Trào ngược dạ dày và cách chữa bằng y học hiện đại

Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc theo toa hoặc không theo toa. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc, tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc thay đổi liều lượng.

Điều trị bằng thuốc trào ngược dạ dày không kê theo toa

– Thuốc kháng acid dạ dày giúp trung hòa acid dịch vị như: Nhôm hydroxid, Tums, Mylanta, Rolaids,… Acid dạ dày được trung hòa giúp hạn chế tình trạng trào ngược, ngăn ngừa hình thành các vết loét tại dạ dày – thực quản.

– Thuốc giảm sản sinh acid dịch vị giúp giảm lượng acid trong dạ dày: Tagamet HB (cimetidine), Zantac (ranitidine), Axid AR (nizatidine), Pepcid AC (famotidine),…

– Thuốc ức chế bơm proton (omeprazole, lansoprazole) có tác dụng ức chế sản sinh acid dịch vị và chữa lành các vết loét thực quản.

Điều trị bằng thuốc trào ngược dạ dày kê toa

– Thuốc chẹn thụ thể H2: Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng trong thời gian dài vì loại thuốc này thường có khả năng dung nạp tốt, có thể gây thiếu hụt vitamin B12, gãy xương.

– Thuốc ức chế bơm proton theo toa gồm gồm esomeprazole (Nexium), pantoprazole (Protonix), omeprazole (Prilosec, Zegerid), lansoprazole (Prevacid), dexlansoprazole (Dexilant), omeprazole (Aciphex). Thuốc có thể gây tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, loãng xương.

– Thuốc kích thích tăng cường cơ vòng thực quản dưới (như Baclofen): Có tác dụng làm giảm tần suất thư giãn cơ vòng thực quản dưới và đóng cơ thắt thực quản dưới, từ đó giảm thiểu tình trạng trào ngược.

Trào ngược dạ dày và cách chữa hiệu quả

Việc dùng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đảm bảo hiệu quả điều trị chứng trào ngược

2.2. Chữa trị theo Đông y và bài thuốc dân gian

Ngoài các loại thuốc Tây y, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc Đông y hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày. Một số loại thuốc có thể giúp phục hồi chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng ứ trệ trong dạ dày, cải thiện các triệu chứng trào ngược. Tuy nhiên người bệnh cần thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng theo các nguồn thông tin không chính thống.

Bên cạnh đó, một số bài thuốc từ dân gian cũng có thể được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày, bao gồm:

– Hạt thì là: Chứa hoạt chất anethole giúp giảm tiết acid dạ dày và làm dịu cơn đau do co thắt dạ dày.

– Nghệ vàng.

– Trà hoa cúc.

– Đu đủ: Chứa kali giúp trung hòa acid dạ dày,  enzyme papain hỗ trợ quá trình tiêu hóa, cải thiện triệu chứng trào ngược.

– Gừng tươi: Có khả năng giảm tiết acid dịch vị và cải thiện co bóp dạ dày.

4.3. Trào ngược dạ dày và cách chữa bằng chế độ ăn uống – sinh hoạt

Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh cần lưu ý:

– Bổ sung các thực phẩm có tác dụng trung hòa acid như: bột ngũ cốc, yến mạch, các loại bánh mì,…

– Tăng cường các chất đạm dễ tiêu: thịt lợn nạc, các loại thịt gia cầm,…

– Bổ sung chất xơ từ các loại rau củ quả, ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa.

– Duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm cân bằng các biện pháp an toàn như: hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo và đường, tăng cường tập thể dục – thể thao,…

– Loại bỏ các thói quen xấu như: ăn quá no, thức khuya, nằm ngay sau khi ăn, sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, tiêu thụ thức ăn nhanh, đồ chiên xào,…

– Hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa hàm lượng acid cao như: các loại quả chua (chanh, quất, dứa…), đồ ăn cay nóng, nước ngọt có ga,…

Trên đây là các nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách chữa trị. Người bệnh cần thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa, tuân thủ phác đồ điều trị để cải thiện tình trạng bệnh, bảo vệ sức khỏe tiêu hóa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital