Nguyên nhân gây bệnh ung thư buồng trứng được cho là do đột biến gen, sử dụng liệu pháp thay thế hormone trong thời gian dài, không sinh con, bị lạc nội mạc tử cung, vv…
Ung thư bắt đầu với sự thay đổi (đột biến) trong cấu trúc của DNA của tế bào, làm cho các tế bào tăng trưởng và sinh sản mất kiểm soát, tạo ra một khối u. Trong ung thư buồng trứng, các tế bào trong buồng trứng bắt đầu thay đổi và phát triển bất thường. Nếu ung thư không được phát hiện ở giai đoạn đầu, nó có thể lây lan tới vùng bụng và xương chậu, bao gồm các bộ phận khác của hệ thống sinh sản nữ.
Nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng:
Người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của ung thư buồng trứng nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh, bao gồm:
Tuổi tác
Nguy cơ ung thư buồng trứng tăng theo độ tuổi, với hầu hết các trường hợp xảy ra sau thời kỳ mãn kinh. Hơn 80% trường hợp ung thư buồng trứng xảy ra ở phụ nữ trên 50 tuổi.
Lịch sử gia đình
Nếu bạn có hai hay nhiều người thân gần gũi (mẹ, chị em gái hay con gái) đã mắc bệnh ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú, nguy cơ đối với các bệnh này của bạn cũng gia tăng.
Nếu người thân của bạn mắc bệnh ung thư trước tuổi 50, nhiều khả năng đó là kết quả của một gen bị lỗi di truyền. BRCA1 và BRCA2 là gen đột biến có liên quan đến bệnh ung thư buồng trứng và ung thư vú. Tuy nhiên, có người thân bị ung thư buồng trứng không thể khẳng định chắc chắn rằng bạn có gen đột biến di truyền. Chỉ 10% trường hợp ung thư buồng trứng gây ra bởi gen đột biến.
Bạn có một nguy cơ cao có đột biến gen nếu:
- Một người thân mắc bệnh ung thư buồng trứng ở độ tuổi bất kỳ và có ít nhất hai người thân bị ung thư vú ở độ tuổi trung bình dưới 60; tất cả những người thân này đều thuộc 1 bên gia đình (nội hoặc ngoại).
- Một người thân mắc bệnh ung thư buồng trứng ở độ tuổi bất kỳ và ít nhất một người thân mắc bệnh ung thư vú ở độ tuổi dưới 50; cả hai người thân đều thuộc 1 bên gia đình.
- Hai người thân ở 1 bên gia đình mắc bệnh ung thư buồng trứng ở độ tuổi bất kỳ.
- Nếu bạn có nguy cơ cao bị đột biến gen, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn xét nghiệm gen BRCA1 và BRCA2.
Sự rụng trứng và khả năng sinh sản
Khi trứng được phát hành vào hệ thống sinh sản, bề mặt của trứng phải phá vỡ để trứng thoát ra ngoài. Quá trình rụng trứng nhiều lần khiến cho bề mặt của buồng trứng có nguy cơ bị hư hỏng và cần sửa chữa. Quá trình sữa chữa này có thể dẫn tới sự sai sót, làm cho các tế bào tăng trưởng bất thường.
Đây là lý do tại sao dùng thuốc tránh thai hàng ngày, hoặc sinh con nhiều lần, cho con bú có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, bởi nó giúp hạn chế số lần trứng rụng. Tương tự, không sinh con có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
Liệu pháp thay thế hormone (HRT)
Phụ nữ dùng liệu pháp thay thế hormone (HRT) đã được chứng minh là gia tăng nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, nếu ngừng sử dụng HRT, sau năm nă, rủi ro sẽ giảm về mốc ban đầu.
Lạc nội mạc tử cung
Những người bị lạc nội mạc tử cung cũng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng bởi khi bị lạc nội mạc tử cung, các tế bào thường lót tử cung phát triển ở nơi khác trong cơ thể. Những tế bào này có thể gây chảy máu tại các khu vực khác trong suốt chu kỳ, nhưng không thể thoát được ra ngoài cơ thể, dẫn tới sưng, đau và chảy máu tại khu vực đó.