Chậm kinh nguyệt là vấn đề khá phổ biến ở nữ giới. Tùy vào nguyên nhân chậm kinh: do mang thai, do bệnh phụ khoa, rối loạn tuyến giáp,.. mà có các cách khắc phục. Hãy tham khảo thông tin từ chuyên gia sản phụ khoa để chăm sóc cơ thể nếu gặp tình trạng chậm kinh.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân chậm kinh
Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới thường kéo dài từ 23-35 ngày. Nếu quá thời gian đó mà chưa có hành kinh, bạn đang chậm kinh nguyệt. Một số nguyên nhân chậm kinh phổ biến có thể kể đến.
1.1 Chậm kinh nguyệt do thụ thai
Nếu bạn đã quan hệ tình dục và chậm kinh nguyệt thì khả năng mang thai rất cao. Rất khó để xác định chậm kinh bao lâu thì có thai. Bạn nên mua que thử thai hoặc siêu âm để xác định chính xác.
Ngoài ra, nếu kinh nguyệt màu nhạt hoặc âm đạo ra máu có màu sắc bất thường (nâu sẫm có gợn như bã cà phê) kèm theo đau bụng kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Hãy thận trọng và kiểm tra tại bệnh viện.
- Nguyên nhân chậm kinh có thể là dấu hiệu của việc mang thai.
1.2 Thay đổi cân nặng quá nhanh chóng
Cân nặng bất thường tăng hoặc giảm có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Sự mất cân bằng giữa protein, carbohydrate, chất béo và vitamin khi bạn thay đổi cân đột ngột do ăn kiêng có thể làm thay đổi hormone, gây nên chậm kinh nguyệt.
1.3 Căng thẳng, áp lực tâm lý có thể dẫn đến chậm kinh
Stress kéo dài có thể ức chế quá trình sản xuất hormone nữ Progesterone dẫn đến chậm kinh.
1.4 Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Hội chứng này khiến nang noãn không phát triển hoàn chỉnh được, không có hiện tượng rụng trứng, chính là nguyên nhân chậm kinh, nghiêm trọng hơn là vô kinh hoặc vô sinh.
1.5 Các vấn đề phụ khoa
Viêm nhiễm phụ khoa, lạc mạc nội tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm vùng chậu, viêm âm đạo kéo dài.. lâu ngày không được phát hiện và điều trị cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
1.6 Rối loạn tuyến giáp
Hormone tuyến đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết các hoạt động nội tiết trong cơ thể. Tình trạng mất cân bằng hay rối loạn hormone tuyến giáp ở những người bị cường giáp, suy giáp có thể gây chậm kinh, rong kinh và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
1.7 Hẹp cổ tử cung do mô sẹo có thể gây nên chậm kinh nguyệt
Một số phụ nữ khi trải qua tiểu phẫu âm đạo có thể để lại sẹo, gây ra hội chứng Asherman và là nguyên nhân chậm kinh. Nếu tình trạng kéo dài, bạn cần có sự can thiệp từ bác sĩ.
1.8 Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
Việc sử dụng biện pháp tránh thai tức thời có thẻ kéo theo các tác dụng phụ ngoài ý muốn như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chậm kinh từ 3-7 ngày thậm chí kéo dài hàng tháng.
2. Phát hiện nguyên nhân chậm kinh, nên tránh làm gì?
Khi gặp tình trạng chậm kinh và xác định được nguyên nhân, chúng ta cũng tuyệt đối không làm những việc dưới đây.
2.1 Vận động mạnh
Khi xảy ra tình trang chậm kinh, cơ thể chúng ta đang có một sự mất cân bằng và cần thời gian nghỉ ngơi để lấy lại nhịp sinh học. Vì vậy, hãy hạn chế vận động mạnh, các hoạt động thể thao mạo hiểm, tốn sức nếu bạn có dấu hiệu chậm kinh.
- Phát hiện nguyên nhân chậm kinh, hạn chế vận động mạnh.
2.2 Lo lắng quá mức, làm việc quá sức
Đa phần chậm kinh, nếu không phải dấu hiệu mang thai thì sẽ không quá nguy hiểm. Hãy giữ cho tinh thần tốt, không cần quá lo lắng và tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.
2.3 Sử dụng rượu bia, chất kích thích
Nicotine trong thuốc lá và các chất kích thích có tác động xấu tới vùng xương chậu và âm đạo, có thể làm kéo dài tình trạng chậm kinh và rối loạn kinh nguyệt bạn đang gặp phải.
2.4 Tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có tham vấn từ bác sĩ
Việc tự ý sử dụng các loại thuốc được quảng cáo là điều trị rối loạn kinh nguyệt mà không có sự chỉ định của bác sĩ có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng hơn.
3. Hiểu rõ nguyên nhân chậm kinh, cách khắc phục là gì?
Nếu phát hiện sớm và được thăm khám đầy đủ cũng như cân bằng lại lối sống, hoạt động và chế độ ăn uống, tình trạng chậm kinh có thể chấm dứt sớm.
3.1 Đến ngay bệnh viện để kiểm tra chuyên khoa
Nếu tình trang chậm kinh kéo dài quá 10 ngày, bạn cần tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị dứt điểm.
- Khám phụ khoa đinh kỳ có thể hạn chế nguy cơ và phát hiện sớm nguyên nhân chậm kinh.
3.2 Giữ khói quen khám khụ khoa định kỳ
Dù chưa xuất hiện tình trang chậm kinh, nữ giới vẫn nên giữ thói quen thăm khám phụ khoa từ 1 đến 2 lần/ năm. Việc này giúp chúng ta có thể phát hiện sớm những vấn đề về vùng kín và có cách phòng ngừa cũng như điều trị tận gốc.
3.3 Vệ sinh vùng kín cẩn thận
Vùng kín không được giữ sạch và cân bằng độ PH có thể là nguyên nhân chậm kinh. Hãy luôn vệ sinh với dung dịch phụ nữ để vùng kín được bảo vệ tốt nhất.
3.4 Cân bằng dinh dưỡng với thực đơn khoa học
Hãy cân bằng giữa protein, carbohydrate, chất béo và vitamin trong mỗi bữa ăn với rau xanh, thịt sạch, tinh bột tốt và trái cây tươi. Một cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất giống như một cỗ máy trơn tru được nạp đủ nhiên liệu, khó xảy ra tình trạng rối loạn nội tiết hay rối loạn kinh nguyệt.
3.5 Cân bằng lối sống với chế độ làm việc – nghỉ ngơi
Luôn đảm bảo ngủ đủ giấc và giữ cho tinh thần lạc quan. Sự căng thẳng kéo dài không chỉ là nguyên nhân chậm kinh mà còn có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe.
3.6 Tăng cường thể lực với những bài tập khoa học
Chuyên gia khuyến khích mỗi ngày 1 bài tập thể dục ngắn 20 phút tại nhà có thể giúp bạn cân bằng nội tiết và giảm thiểu tối đa các vấn đề về sức khỏe sinh sản ở nữ giới.
3.7 Bổ sung các loại vitamin
Vitamin B6, Vitamin E, Vitamin C, Omega 3 là những loại khoáng chất có tác dụng tốt với nữ giới trong việc giảm rối loạn kinh nguyệt.
Sức khỏe phụ nữ dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy, hãy trang bị cho mình những kiến thức và giải pháp hữu ích từ chuyên gia để có một thể chất cũng như tinh thần tốt nhất.